Sau khi đọc bài viết “Đắk Lắk: Từng bước hiện thực hóa thủ phủ cà phê toàn cầu” tác giả Lê@ có đôi dòng chia sẻ cùng bà con về việc người nông dân sẽ được gì khi Đắk Lắk trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu.
Những năm gần đây, chúng ta liên tục nhận được nhiều thông tin rằng Trung Nguyên sẽ xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành nào là Thiên đường cà phê, thủ phủ cà phê Việt… nhưng không thấy thực hiện, có lẽ họ chưa tìm được Giáo chủ nên chưa có người cai trị thiên đường?!
Nay chúng ta lại nhận được thông tin rằng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu? Nghe được thông tin này tôi tin Chính phủ Brazil buồn lắm.
Nhiều ông chủ kinh doanh cà phê giàu lên một phần nhờ vào cái thương hiệu có mang dòng chữ “Cà phê Buôn Ma Thuột”. Nhưng ai đó thử hỏi các ông chủ xem họ đã giúp được gì cho nông dân trồng cà phê và họ đã thể hiện được gì đối với xã hội? Họ sử dụng bao nhiêu lao động và trong số đó họ đã thực hiện các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật lao dộng là bao nhiêu? … và sẽ còn nhiều câu hỏi quan trọng tương tự nữa.
Cá nhà lãnh đạo cũng cần phải xem chừng, bởi không có nghề kinh doanh nào có lợi lớn và nhanh bằng con đường lập dự án nhận hàng trăm hecta đất đô thị để rồi… hạ hồi phân giải. Chúng ta hãy cùng xem lần này lời nói có đi đôi với việc làm !
Nói đến phát triển Đắk Lắk thành địa bàn trọng điểm của nền kinh tế xanh: Việc này, gần ba năm nay các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê chính thống đã cùng các tổ chức Quốc tế và người nông dân triển khai đến nhiều vùng, chăm sóc từng gốc cà phê theo đúng quy trình như chương trình tiêu chuẩn 4C, UTZ …nhưng thật sự là rất chua ăn, cộng với tình trạng an ninh khu vực khi đến mùa thu hái. Chúng ta đã đang nhìn thấy rất rõ là khi đến mùa thu hoạch thì cà phê đã xanh nhiều năm rồi, như xanh vườn, xanh sân nhà và người nông dân đã nhiều phen xanh mặt vì nạn trộm cướp cà phê.
Để xây dựng được một quy trình sản xuất cà phê bền vững, giúp người nông dân trồng cà phê thoát nghèo và tự vươn lên, thực hiện đúng nghĩa với chủ trương “nền kinh tế xanh” thì xin hãy khoan việc bàn luận về thủ phủ, toàn cầu, mà chỉ xin giành một ít thời gian để chú tâm đến họ; ở nơi đó mọi người luôn hướng đến các động thái của cấp vĩ mô vi mô gì gì đó đối với nghề trồng cà phê.
Xem thêm: Vicofa: người trồng cà phê phải có lãi 30%
Tác giả: Lê@ (Giacaphe.com)
Chào bà con năm mới 2011.
Ban biên tập xin chúc tất cả bà con, những người trồng cà phê và sống với cây cà phê, một năm mới an khang hạnh phúc. Mong cho các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa và có những chính sách hợp lý, đúng đắn về cuộc sống của bà con, nông dân cà phê.
Chúc cho giá cà phê gia tăng liên tục như những ngày cuối năm 2010.
BQT giacaphe.com
Chúc bà con năm mới thắng lợi mới, giá năm sau cao hơn năm trước, cao nữa cao mãi.
Chúc Y5cafe ngày càng phát triển, chúc chú Vịnh và anh chị em biên tập viên nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến.
Bác Cao Trần thích giá cà cao mãi.Nhưng cao mãi cũng phải đụng “trần”!Tôi e người ta không uống cái thứ này nữa đâu bác Trần ơi!
Tôi rất đồng ý với bài viết của tác giả Lê@.
Thực tế người nông dân chưa bao giờ nhận được giúp đỡ bởi một tổ chức hay cá nhân doanh nghiệp nào cả, dù họ giàu lên nhờ người nông dân cafe. Cho dù Buôn Ma Thuột có trở thành thủ phủ cafe toàn cầu thì người nông dân cũng chẳng được lợi gì, thật mỉa mai thay !
Mình nghĩ họ dùng từ thủ phủ cà phê là không sai. Có 1 dúm đất mà sản lượng cà phê thế giới phải nể mặt, nhưng đâu phải thủ phủ là đồng nghĩa với giàu có, phát triển, nhiều thủ phủ mà mới nghe nói là dựng tóc gáy đấy thôi!
Nông dân trồng cà phê trên toàn thế giới có giàu đâu, huống hồ nước nghèo bét thế giới!
Sao đã hai ngày rồi mà trên trang web nay cũng không có giá cà phê mới hả các bác? Không hiểu sao họ lại không cập nhật nhỉ. Bà con chúng ta rất cần theo giỏi giá mà. Mong addmin xem lại cái này nha. Chúc mọi người có một vụ mùa cà phê giá cao ha. Thân chào !!
Ông Vũ sẽ xây dựng BMT thành “thiên đường cà phê”.
Mà có “thiên đường” thì tất nhiên có “địa ngục”!
Địa ngục là mọi chi phí đều tăng quá cao, từ công cán, phân bón, dầu mỡ mà giá thì không tăng tương úng, hoặc có tăng thì dân mình đã bán sạch lúc rẻ bèo. Nói chung là chốn địa ngục tối tăm nên ta không nhìn thấy là làm cách nào để lời cho kha khá.
Chỉ còn một cách là chuyển đến BMT – chốn thiên đường, họa chăng có đỡ u mê mà làm cà phê cho lời nhiều, sống cho khỏe một tý!
Hay “thiên đường” này chỉ dành riêng ???
Tôi cũng đồng ý với mấy bác, làm gì đi nữa thì nông dân vẫn là người khổ thôi, và là người làm giàu cho người khác. Tôi thấy giá cà phê lên mà khi bán ra cũng bị ép này ép nọ mà mình cần thì phải bán. Biết vầy nên chúng ta cũng phải cố gắng lên các bác ơi…
Nông dân khổ, đúng đó là cái trước mắt. Thì mới nghĩ ra là cái gì? để bà con đở khổ các bác ạ! Cứ rên hoài và làm như những các tổ chức hiệp hội…. làm mấy chục năm rồi thì bà con mình lại khổ và khổ… và đương nhiên khổ mãi. Vậy cái mới để không khổ là cái gì? cùng nhau chia sẻ đóng góp, xây dựng. Thiên đường hay Thiên đàn gì thì bác Vũ cũng mong muốn là mơ và mà mơ là hướng vọng là đích cuối con người sống tốt hơn.
Cùng chia sẻ xây dựng!
Tôi mong muốn đặt một vài câu hỏi để bà con, để chúng ta cùng suy ngẫm:
1. Buôn Ma Thuột nếu trở thành Thủ phủ cà phê toàn cầu thì Nó có phải là một giấc mơ, một khát vọng, một lý tưởng đẹp, khả thi không?
Con người, tổ chức, một quốc gia cũng phải có tầm nhìn, có ước mơ, khát vọng và nếu làm, sống cho ước mơ, khát vọng ấy thì mới có cơ hội đạt được… Nếu mơ còn không dám thì…
2. Nếu có một Thủ phủ cà phê như vậy? Một mình ông Vũ làm nổi không? Nó có phải của ông Vũ, cho ông Vũ, của Trung Nguyên và cho Trung Nguyên không? Hay cho tất cả chúng ta, những người trồng cà phê, người kinh doanh, buôn bán …và người thưởng thức cà phê được tự hào?
Nếu nó là của mình, đúng cho mình, tốt cho mọi người thì góp công, góp sức cho nó toàn vẹn hơn đi?
3. Cà phê đâu phải chỉ là cà phê?
Một quốc gia đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê, một năm chỉ thu được khoảng 2 tỉ USD , bằng một phần mười doanh thu của một tập đoàn cà phê toàn cầu như Nestle, Starbucks…? Điều đó có thể khác cho chúng ta không, hay suốt ngày chỉ lo bán hạt cà phê xanh rồi gom về mấy đồng bạc lẻ?
Người nông dân nào muốn rằng hôm nay tôi trồng cà phê, mai tôi cũng trồng cà phê chỉ để thu được một đồng công, một đồng sức? Hay tôi trồng cà phê vừa bán được hạt cà phê với giá cao hơn , vừa thu được tiền từ du lịch,….
3. Nếu tác giả hoặc có vị nào trong số các anh/chị/ông/bà…đọc bài này và ngồi trong hội thảo mới tổ chức tại Dakruco về chủ đề của Hội thảo thì chắc sẽ hiểu Kinh tế xanh mà hội thảo nêu ra đâu chỉ là Cà phê bền vững, là UTZ, là Organic?
Mà đó còn là cách, là một mô hình tăng trưởng cho BMT, TN, VN…
Vài lời mạo muội,
Luong Binh Hai
Từ việc nói và làm hai điều đó nó xa nhau lắm bạn Bình Hai à. Đúng là có mơ ước, có khát vọng mới đat đươc mục đích. Nhưng con người ta cũng phải ăn để sống, không thể chỉ ngồi mơ ước mãi, chỉ nói suông trên giấy thì biết đến bao giờ…
Người nông dân đổ bao mồ hôi mới có hạt cafe, ai chẳng muốn hái chín để được thành đươc giá. Nhưng vì sao đành lòng phải hái xanh, vì trộm cắp cướp giựt. Có ai giúp cho nông dân chống đỡ không? Chưa bao giờ có. Nếu chẳng may vườn cafe bị trộm viếng thăm thì người nông dân cũng chí biết đau đớn xót xa một mình. Có cơ quan nào chia sẻ? Vậy mà lúc nào cũng hô hào khí thế lắm.
Ban Mê Thuột có trở thành thiên đường cafe có lợi cho ai thì chưa biết chắc, nhưng người nông dân thì chắc chắn sẽ đươc đứng ngoài cửa thiên đường mà ngắm.
Gửi Nắng Mai
Tôi xin chia sẻ một vài quan điểm như sau:
1. Sẽ chẳng ai giúp được bà con nông dân bằng nỗ lực tự thân của chính họ nhằm tìm ra con đường, tìm ra cái kế sinh nhai cho bản thân, gia đình trong ngắn hạn và dài hạn. Bằng mọi cách sau đó là mọi giá! Làm một mình, làm với mọi người..
2. Mỗi thành phần tham gia chuỗi giá trị ngành cà phê đều có vài trò của chính mình, sẽ có kẻ chuyên nói bởi đó là việc của họ, sẽ có kẻ chuyên làm và đó cũng là việc của chính họ…
3. Cho cái thất bại, cho cái thiên tai hay nhân tai đều có lý do từ to đến nhỏ. Nhưng sau đó thì sao? Hàng chục ngàn hộ trồng cà phê tại sao không có một mối liên kết để giải quyết vấn đề đó mà cứ để cái điệp khúc mùa nào cũng thế?
Anh/chị đòi hỏi một tổ chức, một cơ quan nào đứng ra giải quyết ư? Rất khó hoặc có thì còn lâu mới tới hồi đó. Thay vì vậy thì chúng ta tự liên kết lại giải quyết bài toán của chính mình trước khi cái nhân tai có thể biết trước ấy….
4. Buôn Ma Thuột có trở thành Thiên đường hay là địa ngục thì nó không được quyết định bởi mình ông Vũ hay bất cứ tổ chức nào? Mà nó phụ thuộc vào tất cả chúng ta muốn biết mảnh đất ấy thành Thiên đường hay địa ngục.
Chia sẻ cùng LBHai:
– theo bạn thì nông dân phải thành lập Quân đội? ( nông dân có đóng phí an ninh quốc phòng rồi)
– nông dân phải chịu các thiệt thòi mà lẽ ra đã được bảo vệ: như phân giả, phân kém chất lượng!
– nông dân đang chịu rất nhiều thiệt thòi mà không ai quan tâm: xăng dầu tưới, xay xát … phải đóng thuế giao thông trong đó ( cái này chỉ có ở nước mình.)
– giá thế giới mà ai cũng biết rồi so với tỉ gía ngoại tệ , khi nào nông dân cũng thiệt thòi đâu có ai quan tâm…
– nhiều lắm và nhiều lắm…
Bạn nói chỉ có 1 ý rất đúng: nông dân ơi ! mày tự lo mà sống , không có ai bên cạnh mày đâu !
Bạn nhé! Nước ta 80% là nông dân, cả chính phủ và cả Đảng cũng do dân nuôi đó.
Một ý riêng, tại sao bạn bắt chúng tôi gọi Ô Vũ là đồng chí ! ( không đồng chút nào cả)
Một đất nước có trang bị vũ khí súng đạn tối tân cũng chưa giữ được an ninh cho đất nước mình trước bao hiểm họa của kẻ thù, huống gì nông dân tay không một tấc sắt, trong khi kẻ xấu luôn ở trong bóng tối rình rập.
Tổ Quốc thiêng liêng, có các vị lãnh đạo ưu tú đứng đầu, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống kẻ thù ngoại bang cũng chưa làm được, huống gì những hộ nông dân nhỏ lẻ, nếu như bạn nói thì làm gì có trộm cắp chiến tranh khi ai cũng đồng lòng.
Trong ngành cafe có kẻ chuyên nói và có kẻ chuyên làm, ai nói cứ nói ai làm cứ làm. Kết cục người chuyên nói thì lúc nào cũng láng mướt đẹp đẽ, và người chuyên làm thì ốm o tăm tối vì đã đổ hết mồ hôi để làm ra hạt cafe cho người ta được đứng trên bục để nói.
Như bạn nói nông dân phải tự lực vấn đề an ninh, vậy hàng năm đóng thuế an ninh Quốc phòng để làm gì?
Chào bạn Hải và bà con cả nông dân lẫn giả nông dân.
Tôi thấy bạn nêu những vấn đề thì cũng đúng và có cả chưa. Tuy vậy chúng ta tới đây để cùng thảo luận về những vấn đề kèm với lời giải cho vấn đề đó nhằm chấm dứt những kịch bản được lặp đi lặp lại. Do đó, tôi mong bạn và bà con ++ đừng có xoáy vào những câu chữ, đừng đi vào một vài khía cạnh đơn lẻ mà hãy nhìn tổng thể vấn đề. Có vậy mới giải quyết được.
Tôi xin nêu lại vấn đề an ninh vườn cà phê và cách của bạn là sự liên kết để chống cà phê tặc. Trước hết, hãy hỏi hiện tượng này xảy ra do đâu? Trước đó khoảng 3- 5 năm thì có vậy không? Có nghiêm trọng hay là chỉ khi mấy cái báo lá cải hết tin viết cho đã? Cà phê tặc có phải chỉ là một số những kẻ không việc làm ở tứ xứ tới đất cà phê hay còn chình là những người trồng cà phê tham gia vào việc này vì chút ít lợi, lời mà phá xóm làng?….
Từ những điều đó chúng ta mổ, xẻ nó ra và đề nghị các cách giải quyết thì hay hơn là đổ cho công an, quân đội.
Cảm ơn.
Sir N Coffee.
Bạn nói sao? năm nào tỉnh huyện cũng ra chỉ thị công văn tăng cường, đài báo đều nói đến mà bạn cho là lá cải nói hả? Dù sao cũng cám ơn nhận thức của bạn.
Cái lý thuyết trên bàn hội nghị hội thảo na ná như cái này không biết bao nhiêu mà kể, tốn không biết bao nhiêu tiền của chi cho các cái này, nhưng tôi hỏi lại bạn: Bạn đưa ra một việc gì đó mà các hội nghị này đã giúp cho nông dân, hay 1 việc cụ thể mà các hội nghị này cho cà phê vn, hay chỉ cứ nói sau đuôi thiên hạ!!!! Giá thì bị ép chảy nước , trừ lùi vô tội vạ, nông dân hết thiên tai đến nhân tai đều trong cảnh sống chết mặc bay… Tất cả đều các chỉ thị trên giấy, hết hứa chuyện này đến chuyện nọ…
Anh Cuba và bà con quan tâm thực sự đến vấn đề này có lẽ sẽ muốn hỏi thẳng đồng chí Đặng Lê Nguyên Vũ? Vậy hãy cùng đặt câu hỏi với ông Vũ qua thảo luận trực tuyến tại:
http://vef.vn/2011-01-04-truc-tuyen-voi-ong-chu-ca-phe-trung-nguyen
Thủ phủ Cà phê thế giới, Thiên đường cà phê!
Nghe sao mà “kêu” quá!
Thủ phủ, thiên đường của “tín đồ” uống cà phê hay là thủ phủ thiên đường của “giáo chủ” làm ra hạt cà phê.
Có lẽ cả hai.
Nhưng vấn đề là:
– Khi mà các “giáo chủ” chưa có “quyền lực” với các “tín đồ” thì chưa thể hình thành thủ phủ.
– Khi mà các”Giáo chủ” chưa thực sự sung túc nhờ sản xuất cà phê mang lại thì chưa phải thiên đường.
Thì “giáo chủ” vẫn mãi mãi nghèo khổ và làm “nô lệ” cho các “tín đồ”.
Như vậy sẽ không là “Thiên đường cà phê” mà là “Địa ngục cà phê”
Bây giờ tôi mới biết tại sao người trồng cà phê vẫn còn ngoài : Thấy buồn cho Doanh Nhân VN( Những ông chủ lớn trong ngành cà phê ).
Một học giả nước ngoài nói với mình rằng : Hãy kể một câu chuyện về cà phê của xứ sở bạn , để người nông dân của nước bạn trở nên giàu có…như nông dân nước úc..MỸ vậy !
Chúc bà con năm mới.
Các bác nói chi phải. Nhưng theo tôi là giá cà phê sẽ còn tăng nữa trong thời gian tới. Bởi tình hình kinh tế thế giới chưa thể thoát khỏi khủng hoảng.. mặc dù nhưng thông tin báo cáo kinh tế có nhiều khả quan. Các bạn thấy đấy việc tình hình kinh tế khủng hoảng đã tác động vào nước ta. Việc đồng tiền mất giá thì giá cà phê tăng nhưng giá trị của nó không thay đổi nhiều. Việc cà phê tăng cũng là hệ quả của việc này. Tuy tăng nhưng bà con cũng nên tận dụng tốt thời điểm bán ra. Giá cà phê trong thời gian tới sẽ vượt 40.000đ/kg. Đôi khi còn là sự tác động của yếu tố thị trường, sự làm giá của các nhà đầu cơ, trong khi giá trị thực của nó không tới mức đó. Do vậy ở mức giá này bà con nên bán… Chúc bà con kiêm được nhiều lợi nhuận nhất.
Chủ trương lấy dân làm gốc, tất cả là do dân của dân và vì dân. Nghe thì rất hay nhưng mà….. Nông dân hả? Tự lo lấy đi….. Mà họ quên mất rằng chính công dân (trong đó phần lớn nông dân) đang nuôi họ (vì có trốn thuế được đâu). hehe.
Buồn… khi ai cũng muốn kiếm lợi riêng cho mình. Châu chấu đá xe….. châu chấu chết.