Giá cà phê tăng cao – Nông dân chớ vội mừng

Đắk Lắk những ngày này, mặc dù đang trong mùa khô nhưng nước tưới cho cà phê không phải là vấn đề người ta quan tâm nhất. Tâm điểm thời sự là giá cà phê tăng vùn vụt từng ngày. Mặc dù giá cà phê cao ngất ngưởng nhưng với người trồng cà phê thì niềm vui không được trọn vẹn.

Lợi đơn, thiệt kép

Cuối tuần qua giá cà phê Xuất Khẩu đã tăng lên mức gần 2.813SD/tấn, giá xuất khẩu tăng cao khiến các DN trong nước thu mua cà phê cũng đội giá lên hơn 40.000 đồng/kg (đỉnh điểm là 40.600đ/kg tại Di Linh – Đà Lạt), là mức giá cao nhất trong vòng 15 năm qua cao hơn mức giá kỷ lục năm 1994 là 40.000 đồng/kg.

Dĩ nhiên đây không phải là mốc giá cuối cùng. Theo dõi sự biến động về giá trên các sàn giao dịch có thể khẳng định tới đây sẽ có một đợt sửa giá, giá cà phê đang “leo thang” từng ngày khiến bà con nông dân vô cùng phấn khởi, nhưng niềm vui này sẽ thực sự trọn vẹn nếu cà phê không mất mùa.

Nhiều nông dân ở Đắk Lắk “tiếc hùi hụi” vì được giá mà cà phê thì mất mùa. Hiện các tỉnh Tây Nguyên có khoảng 465.000ha trồng cà phê, và vụ mùa vừa qua tổng sản lượng chỉ đạt 850.000 tấn trong khi dự đoán đầu mùa là hơn 1 triệu tấn. Trong đó Daklak là tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất. Như vậy tính bình quân thì sản lượng niên vụ này giảm tới 1/3, nhiều nông dân không dấu được sự nối tiếc: “Thời cơ đến mà chúng tôi không túm được, hy vọng giá cà phê năm sau sẽ vẫn ở mức cao.” – một nông dân bày tỏ.

Nguyên nhân mất mùa chủ yếu ở Daklak là do khi cà phê đang ra hoa rộ lại gặp trời mưa kéo dài dẫn đến tỷ lệ đậu quả rất thấp (hiện tượng hoa chanh). Còn ở Lâm Đồng thì hầu hết các diện tích trồng cà phê đang ra hoa thì gặp sương muối do đó hoa tự nhiên khô sau đó rụng, nếu có đậu thì cũng chỉ vài tuần sau bị thối quả.

Một yếu tố khiến cho sự vui mừng vì được giá cà phê của người nông dân không được trọn vẹn là do giá vật tư tăng chóng mặt, từ thuốc trừ sâu, phân bón, nước tưới đến công thu hái …

Như thường lệ, chúng ta có thể nói như vậy khi giá cà phê tăng cao thì hầu hết nông dân đều chặt bỏ những thứ cây trồng khác để chạy theo trồng cà phê. Điều này gần như là một quy luật, nếu các bạn còn nhớ cách đây hơn chục năm, điển hình như năm 1994 và những năm sau đó có khi cà phê lên đến mức giá trên trời 40.000đ/kg thì không ít người chặt hết, quyết chặt hết những thứ khác để trồng cà phê. Và thế là người người trồng cà phê, nhà nhà trồng cà phê và vô tình một biểu đồ hình sin xuất hiện. Cái gì đến cao trào rồi cũng phải hạ nhiệt chỉ vài năm sau khi giá  cà phê tụt xuống chỉ còn vài ba ngàn thì người nông dân lại chặt bỏ, nhưng lần này thứ phải chặt là cà phê.

Năm nay cũng vậy người nông dân lại chặt tất cả để trồng cà phê, chỉ tính riêng tỉnh Daklak trong năm qua số diện tích cà phê được trồng mới lên tới con số chóng mặt 3.000ha, không thua kém người hàng xóm tỉnh Lâm Đồng trong năm qua cũng tăng được 4.000ha một con số đáng được tự hào.

Không vui mừng chút nào về sự phát triển diện tích cà phê của địa phương mình, một vài vị quan chức của ngành Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn của DakLak và Lâm Đồng còn tỏ ra lo ngại vì “phong trào tự phát này” theo họ thì những diện tích trồng mới cà phê tại Tây Nguyên đều nằm ở vùng đất xấu, tầng đất mỏng do vậy năng suất, chất lượng sẽ thấp. Đồng thời đây cũng là những vùng không có nước tưới vào mùa khô khiến áp lực về nước càng lớn.

Điều gì quyết định đến chất lượng của cà phê.? Tại sao chất lượng cà phê ở Tây Nguyên rất kém??

Theo nhiều nguồn tin, hiện giá cà phê cao nhưng các DN rất khó thu mua. Không phải lượng cà phê trong dân đã hết mà người dân vẫn tiếp tục nghe ngóng tình hình, đợi giá cà phê tăng cao nữa mới bán. Trong niên vụ vừa qua sản lượng cà phê của Daklak đạt 325.000 tấn nhưng lượng cà phê bán ra đến nay mới khoảng trên 60.000 tấn. Nguồn tin này cũng cảnh báo nếu người dân không bán cà phê trước tháng 5, khi các nước Nam Mỹ vào mùa thu hoạch rộ cà phê thì rất có thể giá sẽ hạ nhiệt.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

74