Phải có giải pháp đảm bảo quyền lợi hợp lý cho người trồng cà phê

Gần đây các đại lý cà phê ở Tây Nguyên vỡ nợ hàng loạt khiến không ít hộ nông dân trở nên trắng tay, gây bức xúc dư luận. Để giải quyết thực trạng bất cập này chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của một số nhà kinh doanh cà phê.

Theo ông Trần Quang Đính – Giám đốc Công ty Cà phê 331 (Gia Lai) cho rằng, ký gửi cà phê của người dân đối với các doanh nghiệp là việc bình thường lâu nay. Tuy nhiên, do nhiều doanh nghiệp tư nhân, đại lý cà phê không đảm bảo vốn và điều kiện thu nhận cà phê ký gửi nhưng vì họ đưa ra những điều kiện cạnh tranh thiếu lành mạnh như tính lãi suất cao để “ru ngủ” người dân lao vào.

Xem thêm: Sự hình thành các đại lý cà phê

Trước đây, tại một số doanh nghiệp Nhà nước được vay vốn hỗ trợ đã nhận ký gửi cà phê của người dân còn cho ứng tiền trước 70% (tính lãi theo ngân hàng) đến khi người dân có nhu cầu ưng thuận chốt giá sẽ được khấu trừ tại thời điểm giá cà phê thị trường. Điều này giúp người dân nắm chắc “gốc” và không sợ việc doanh nghiệp không vốn nhưng lại huy động ký gửi cà phê.

Theo ông Vũ Đức Tiến – Giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Tây Nguyên (Đắk Lắk) cho biết, hiện doanh nghiệp này đang thường xuyên nắm giữ khoảng 20% sản lượng cà phê Việt Nam trong việc thu mua, xuất khẩu nhưng rất khó khăn về vốn. Hiện công ty đang nhận ký gửi khoảng 85 ngàn tấn cà phê của nông dân và đã giải quyết cho ứng vốn trước từ 70 đến 80%, giúp người dân an tâm sản xuất.

Nếu có tiền tôi sẽ nhận ký gửi, hoặc mua hết cà phê của người dân ở Tây Nguyên, giúp người dân tránh sự lừa đảo của một số đại lý, doanh nghiệp tư nhân rởm. Nhưng nghiệt là ngân hàng không cho vay nhiều và Nhà nước thì không có sự ưu tiên nào với những doanh nghiệp lớn” – ông Tiến nói.

Chiều 14/4, ông Lê Đức Thống – Giám đốc Công TNHH một thành viên XNK 2-9 Đắk Lắk cho biết, chính công ty của ông cũng đang bị một số bạn hàng cấp dưới đã ứng tiền trước theo hợp đồng mua bán hàng, nhưng lại không thực hiện giao cà phê đầy đủ vì báo vỡ nợ dây chuyền. Theo ông Thống, hiện chưa xác định con số cụ thể chưa thu hồi được nhưng khá lớn, có những hợp đồng phía công ty đã cho khách hàng ứng tiền trước tới 70% giá trị hợp đồng.

Theo các chuyên gia kinh doanh cà phê, giải pháp để hỗ trợ phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam là cần kiểm soát ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá khi xuất khẩu gây thiệt hại cho người trồng cà phê, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho người trồng cà phê ký gửi khi có rủi ro về thị trường giá cả. Đây cũng là nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh Tây Nguyên, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam thực hiện. Các ngành chức năng phải xây dựng cơ chế, chính sách tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cà phê gắn với sản xuất, bảo đảm hài hòa lợi ích

>> Vì sao nông dân phải gửi cà phê cho đại lý?

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

81