Bản tin thị trường cà phê ngày 22/7/2011

Phiên giao dịch ngày 21/7, giá cà phê robusta trên thị trường London lao dốc bởi hoạt động cắt lỗ của một số nhà đầu tư vào cuối phiên và đồng USD mạnh lên.

Sau 5 phiên giảm liên tiếp, giá tưởng chừng hồi phục trong phiên hôm qua sau khi mở cửa tăng 10 USD/tấn ở kỳ hạn tháng 9, rồi tăng 30 USD vào giữa phiên, nhưng áp lực kỹ thuật cùng việc thiếu các thông tin cung cầu đã không giữ nổi nhiệt cho thị trường.

Đóng cửa phiên, kỳ hạn tháng 9 mất 108 USD, tương đương 5,39%, còn 2.002 USD/tấn – thấp nhất trong năm nay.

Giá cà phê arabica trong khi đó vẫn được hỗ trợ mạnh cộng với tâm lý nhà đầu tư ổn định hơn khi nhiều người đã rời thị trường kim loại quý để tìm về các tài sản rủi ro hơn.

Đóng cửa phiên hôm qua, giá arabica giao tháng 9 để mất 0,89% xuống 241,15 cent/lb.

Ở thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô hôm nay giảm tiếp, về 44.500 đồng/kg – thấp nhất từ ngày 15/3. So với phiên hôm qua, giá giảm 1.500 đồng. Trong tuần này, giá giảm tổng cộng 3.600 đồng.

Nguyễn Hằng (giacaphe.com)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Phu Tai

    SUY NGHĨ ĐÔI ĐIỀU.
    Vào tháng 7-8/2010, giá các loại hàng hóa tăng nhanh, trong đó có cà phê. Do không đánh giá đúng sản lượng, tình hình cung cầu cà phê toàn cầu, lo ngại kinh tế thế giới phục hồi chậm. Hơn nữa do giá cà phê trong vài năm trước đó dai dẳng nằm ở mức thấp. Vì vậy khi giá từ 1.190usd/tấn tăng lên 1.700-1.800usd/tấn hầu hết các DN kinh doanh cà phê VN cùng với một số bà con nông dân tranh thủ bán hàng trước khi vào vụ thu hoạch (khoảng 300.000 tấn). Khi vào vụ thu hoạch các nhà đầu cơ nươc ngoài tương kế tựu kế đẩy giá cà phê lên trên 2.000usd và cao điểm là 2.670usd/tấn. Rốt cuộc các cty cà phê VN không thể phát giá cao (vì đã bán ở mức thấp), các cty nước ngoài hoàn toàn làm chủ về giá. Lúc đầu họ mua cách giá LD 100usd dần tăng lên cách giá LD 270usd. Và rồi họ thực hiện phương pháp mua bán ăn chênh lệch hết sức hiệu quả mà an toàn tuyệt đối.
    Vụ này thì sao? khi mà các cty VN không thể ký bán trước (vừa không còn uy tín vừa chưa đủ hàng để giao) Khi vào chính vụ lượng hàng sẽ phải bán ra rất nhiều (vì chưa bán trước được bao nhiêu), liệu các nhà đầu cơ nước ngoài có ép giá hay không?
    Câu hỏi nên đặt ra là: các nhà lãnh đạo ngành cà phê VN không nên chủ quan khi thấy giá cà phê đang ở mức cao mà chủ quan không chuẩn bị trước các phương án đề phòng. Nếu thấy tình hình giá bị ép thì cần nhanh chóng có biện pháp thu mua tạm trữ để người nông dân bán được mức giá hợp lý.

    1. quocoai

      Phải chi các nhà lãnh đạo ngành cafe VN có kiến thức và hiểu biết thì giúp cho người trồng cafe và giá cafe của VN nhiều lắm ! Tôi rất thích đọc những nhận xét của bạn Phu Tai về thị trường cafe , rất hoan hô bạn .

  2. nguyễn thị kêu ca

    Thực tế thì hàng thật trong nông dân đâu còn, nông dân mình đâu cần quan tâm tới giá lên hay xuống.
    Mọi người nên quan tâm đến mùa vụ sau. Mong rằng càng có nhiều người mua, cạnh tranh về giá thì bà con nông dân bán được giá tốt.

  3. Nông dân cà phê

    Như vậy chính sách thu mua tạm trữ là rất cần thiết ngay cả lúc giá cao. tôi rất đồng tình với chính sách này.

  4. dan càfê

    Để duy trì giá cả ổn định là một điều rất khó, tuy nhiên cần phải có phương án để bảo hộ giá, không để giá xuống dốc như vậy. Cứ đà này thì không biết đến mùa thu hoạch tới, giá cà phê còn bao nhiêu nữa.

  5. Tư Thái

    Tui không biết phải nên tin cái giá ở trên sàn nữa không.
    Bà con có thấy biểu đồ ở bên ngoài trang chính không, Sao mà nó thẳng băng như kẻ chỉ vậy?
    Buổi tối không thấy kỳ hạn tháng 7 hoạt động, sáng lại thấy mức này. Cả ngày đi làm mà cứ thắc mắc mãi, hỏi ai cũng không biết lý do!
    Cũng giống như hôm nay, từ chiều đến giờ kỳ hạn tháng 7 có nhúc nhích gì đâu. Các bác có thấy vậy không?

    1. Cafe Việt

      À nhỉ! hôm qua không để ý, còn từ chiều đến giờ (7giờ 8′) đúng là kỳ hạn tháng 7 không còn hoạt động nữa. Để cuối buổi bà con ta cùng xem sao.

  6. nghenhin

    Sàn giào dịch là nơi tập trung các tay môi giới cùng các nhà đầu cơ. Những nhà chế biến rang xay lâu nay chỉ biết tìm đến với các tay môi giới để thu mua. Nay họ đã biết đi tới các nước trực tiếp sản xuất cafe để thu gom rồi. Chỉ mong sao cafe hạ thì nhà nước kịp thời có điều chỉnh thu gom hàng trong niên vụ tới và có kế hoạch xuất khẩu giảm bớt lại không nên ào ạt để giữ giá cho người sản xuất.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

82