Tin buồn

Ngân hàng cà phê – Giấc mơ có thật

Một ngân hàng cà phê – nơi thuận tiện cho nông dân giao hàng ký gửi hay bán, nếu được hình thành sẽ hóa giải những khó khăn, thiệt thòi hiện nay của nông dân trồng cà phê.

Ngân hàng cà phê - Giấc mơ có thật
Ngân hàng cà phê – Giấc mơ có thật

Thực trạng những khó khăn của Nông dân khi đã có sản phẩm

Người nông dân, nói cách khác là 70% dân số Việt Nam, không chỉ phải chịu những nhọc nhằn trong quá trình trồng trọt mà còn phải đối mặt với nhiều rủi ro và biến động khi đã có sản phẩm trong tay. Chúng ta hãy duyệt qua một số khó khăn lớn mà nông dân trồng cà phê và cả những nhà buôn bán cà phê nhỏ là thành phần sát cánh với nông dân, đang gặp phải khi đã có sản phẩm.

Trước tiên, người trồng cà phê phải gửi sản phẩm chưa bán vào các công ty, đại lý vì: không có đủ chỗ để lưu trữ sản phẩm; gửi hàng như một dạng thế chấp để vay cho chi dùng hay kinh doanh khi chưa muốn bán. Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến một loạt các công ty, đại lý vỡ nợ và biến mất cùng với số lượng lớn tài sản của nông dân.

Ngoài kiểu mất trắng như trên, có một kiểu mất khác còn nguy hiểm và dai dẳng hơn. Đó là vấn đề chốt giá hàng gửi khi nông dân gửi hàng vào đại lý, đại lý gửi hàng vào các công ty.

Bên cạnh những nhà kinh doanh làm ăn có uy tín và nghiêm túc, đã có một số công ty nước ngoài lẫn trong nước cũng cho ký gửi hàng; song thay vì người gửi đáng phải được ưu tiên về giá cả hơn khi bán, vì đây là một dạng cho vay không lãi, nhưng thực tế không phải vậy.

Nông dân gửi cà phê khi thấy giá tăng muốn gọi chốt giá thì máy điện thoại của nhiều đại lý ngoài vùng phủ sóng, hoặc họ đưa ra giá mua hàng gửi thấp hơn giá mua trên thị trường cùng thời điểm.

Đây không chỉ là kiểu ăn chặn giá của nông dân mà là một biểu hiện gian lận thương mại. Điều nguy hiểm là vấn đề này đang có xu hướng trở thành phổ biến. Đã đến lúc chúng ta cần đặt câu hỏi, tại sao nông dân biết những điều đó mà vẫn phải gửi hàng? Tại sao điều này xảy ra năm này qua tháng khác mà chúng ta vẫn chưa thoát ra được?

Vẫn chưa hết, điểm qua mức giá mà các công ty hay đại lý đang mua trong ngày trên các trang web, rất dễ nhận thấy giá bán của nông dân cách biệt nhau khá xa giữa các vùng không cách xa nhau là mấy.

Thiết nghĩ, trước khi kỳ vọng thế giới phải tham chiếu đến giá của thị trường Việt Nam thì điều đầu tiên chúng ta cần làm là hình thành một chuẩn mực giá cả tại thị trường nội địa. Chưa bình ổn được nước trong ao nhà sao có thể làm dậy sóng ngoài đại dương!

Ngân hàng cà phê – giấc mơ có thực

Định hướng của Chính phủ khi cho ra đời Sàn Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột sẽ giải quyết được tất cả những vấn nạn vừa nêu ở trên, nếu có một số phương pháp kèm theo.

Thứ nhất, kêu gọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư hệ thống kho bãi để chứa hàng tới cấp huyện, ưu tiên cho nhà đầu tư được nhận số hàng trong chính kho hàng ở vùng họ đầu tư khi họ mua hàng từ sàn giao dịch. Kho hàng hoạt động như một ngân hàng cà phê theo quy chế của Chính phủ ban hành, để làm nơi thuận tiện cho nông dân giao hàng ký gửi hay bán và tất nhiên hàng hóa nằm dưới sự điều hành của sàn theo tình hình mua bán và hạn giao.

Thứ hai, xây dựng hệ thống thông tin điện tử để thông thương giữa chiếc máy điện thoại cầm tay của nông dân với sàn giao dịch, để họ có thể nhận giá hiện hành, ra lệnh bán hàng hay thậm chí ra lệnh mua hàng nếu hàng gửi của họ thỏa điều kiện ký quỹ của sàn.

Thứ ba, tất cả mọi thành phần doanh nghiệp, không phân biệt trong nước hay nước ngoài, theo điều khoản của sàn hiện nay đều có thể tham gia mua trực tiếp từ nông dân thông qua hệ thống đấu giá của sàn đã có. Đây cũng là mục tiêu chính của sàn nhằm đặt tầm sản phẩm đúng với giá trị thời điểm của nó theo cơ chế tự nhiên của thị trường.

Thứ tư, hệ thống chân rết kho hàng, khi đó do sàn quản lý, chính là người thực hiện giao hàng xô quy chuẩn của nông dân gửi hay bán đến với các nhà máy của người mua theo điều kiện địa lý thuận lợi nhất, không cứ là phải giao hàng cố định tại địa điểm chế biến như hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ sở để cho ngân hàng cà phê vay vốn bởi nguồn thế chấp của mình. Lúc này, ông chủ thực sự của ngân hàng cà phê chính là nông dân với đủ tư cách và vị thế pháp nhân của mình nhờ vào chính sách của Chính phủ và tài sản rõ ràng của họ.

Tương lai cuộc sống luôn hình thành và phát triển từ những ước mơ của quá khứ. Sao chúng ta lại không xem giấc mơ hiện tại chính là quá khứ của tương lai để mà ước mơ, nhất là điều mà chúng ta đang ngồi tưởng đến thì trên thế giới đã làm từ lâu?

Không phải là sao chép nhưng cần học thế giới những gì họ đi trước để làm cho tốt sàn thứ nhất rồi từ đó nhân rộng ra nhiều tỉnh trồng cà phê, lúa, điều, tiêu khác. Một chính sách đúng đắn nhằm hỗ trợ nông dân chính là giúp tăng lượng nông sản có giá trị xuất khẩu và quan trọng hơn cả là góp phần bình ổn tình hình kinh tế cho hơn 70% dân số.

Xem thêm: Cách để người nông dân bán cà phê với giá mong muốn?

Kinh Vu

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. LeTrang1006

    Bài viết của anh phân tích khá sâu sắc nhưng còn thiếu tính thuyết phục. Giấc mơ về một ngân hàng cà phê là nguyện vọng chính đáng của bà con, vì vậy anh viết làm sao để khi đọc xong là bà con nhảy lên sàn ngay mới giỏi.

  2. Black cafe

    Một ý kiến rất hay. Mô hình này cũng không khác gì một đại lý hiên nay cho Nông dân ký gửi cà phê(Nông dân đang tẩy chay).
    Bản chất Ngân hàng là kinh doanh ” tiền” trong này không thấy Kinh Vũ nói đến.
    Tôi thắc mắc nguồn tài chính duy trì hệ thống lấy ở đâu ra. Nên nhớ chi phí này không nhỏ ( gồm chi phí điện, chi phí diệt côn trùng đúng tiêu chuẩn không ảnh hưởng tới chất lượng hạt, chi phí bảo hiểm rủi ro). Và người dân khi gửi cà phê phải đóng phí hay được hưởng lãi suất ?
    Xây dựng hệ thống nhưng chỉ với mục đích dự trữ cà phê cho nông dân thì Nhà nước cũng khó mà đầu tư được hệ thống kho bãi quy mô như thế. Vì khi giá cao người dân vẫn không chịu bán cà phê thì sẽ thế nào ? Nếu thu phí thì sợ người dân không gửi. Mà trả lãi cho nông dân thì không có kinh phí duy trì.
    Còn nếu huy động nước ngoài thì chúng ta xem như là dạng đầu tư FDI. Hiệu quả sinh lợi trong dự án này cần phải cao thì mới thu hút được. Như thế thì hoặc một hoạt động khác diễn ra là cho nông dân “vay” cà non hi vọng mới có lãi . Và hệ lụy theo đó là thống kho bãi này là nơi dự trữ cà phê lý tưởng cho các nhà đầu cơ nước ngoài.
    Nếu Kinh Vũ đang tâm đắc dự án nên xem xét thêm các yếu tố trên. Chúc anh thành công.
    Brg.

    1. Minh Thái

      Một ước mơ rất lãng mạn, bay bỗng và dễ thương.
      Có ý tưởng, giúp cho các cháu SV giàu trưởng tượng tham khảo tốt.

  3. bò tót đực

    Một bài viết hay, chính xác tới mức không còn gì để bàn nếu thực hiện được. Câu hỏi là tại sao họ đã làm được còn ta lại không làm được? phải chăng năng lực nhân sự ta yếu (kiểm tra, bảo quản,… ), thủ tục “quy chuẩn” để đảm bảo tính thông suốt và minh bạch khó? hay bến bãi đắc không đủ để làm? hay khi ta có kho bãi thì vấn đề nảy sinh là gi? có phải khi mỗi huyện có một kho thì vấn đề chi trả cho người duy trì hoạt động là khó vì đồng tiền lúc này nằm trong tay nông dân? nan giải thật! cái căn bản vẫn là con người và nguồn tài chính, cháu nghĩ vậy.
    chú Kinh Vu ơi ý tưởng của chú thật sự rất hữu dụng cho vấn đề khúc mắc chủ chốt của nông sản Việt Nam, có điều này có thể làm chú Kinh Vu buồn: theo thống kê thì có tới 99% ý tưởng làm thay đổi một quá trình vận hành hay thậm chí là thay đổi cả một tiến trình lịch sử của nhân loại lại không được ai để ý hoặc là bị lãng quên, bị bỏ qua một cách vội vã không xem xét. Cháu mong ý tưởng của chú sẽ sớm thành hiện thực bởi cháu tin ý tưởng này sẽ là xu hướng tất yếu phải xẩy ra.
    Chú có nói việc chế tạo máy bay làm cháu nhớ đến hai người là ông Wilhelm Boeing và ông Chung Ju Jung. Ông Wilhelm Boeing từng nói trước khi chế tạo máy bay là việc làm ra cái máy bay hay làm ra chiếc thìa cũng chẳng có gì khác nhau, Ông Chung Ju Jung thì nói con thuyền cũng như cái thùng, có điều đó là cái thùng nổi được trên nước.
    Vài lời ngông cuồng, có gì không phải cháu rất mong chú Kinh Vu và bà con trên Y5 chi bảo.

    1. nguyenduyliem

      Mấy cái ông bạn nhắc tới trên thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Khi thành công rồi họ nói cái gì cũng là chân lý hết phải không bạn.

  4. chuotdong

    Đã là mơ làm gì có thật. Bài viết quá hay nhưng chỉ để dành an ủi. Đời là thế, “tránh vỏ dưa – gặp vỏ dừa”. Vụ trước chuot gủi cà kho Vi Na, Vi Na chơi xấu sụt 3 giá. Năm nay gửi kho Tây Nguyên chưa chốt hột nào ko biết giống Vi Na ko. Nếu giống, chuot đưa về kho nhà chứ chẳng tin ai nữa. Chuot nghĩ lúc nào dân ta may quần áo ko có túi nào may ra ước mơ của KINH VU mới trở thành hiện thực theo đúng nghĩa của nó.

    1. Cafe con

      Tây nguyên hay Vina cũng thế mà thôi, cùng một duộc cả thôi.
      Đến khi ngành nào cũng đòi lập ngân hàng thì sao ta?

  5. dâncaphê

    Bài viết của Kinh Vu rất hay, là một ý tưởng hết sức lãng mạn cách mạng rất khó thực hiện trong điều kiện nước ta hiện nay. Theo tôi nông dân chúng ta cần phải có một cách thức hợp tác với nhau theo mô hình hợp tác xã mới có thể không bị các doanh nghiệp trong và ngòai nước ép chúng ta được. Cứ nói đến HTX là không chỉ tôi mà ai trên đất nước VN này nghĩ tới là rùng mình. Nhưng chúng ta những người nông dân phải hợp tác lại trên tinh thần tự nguyện và cùng giúp nhau theo đúng thực chất của HTX chứ không phải như ngày xưa.
    Chúc Kinh Vu và các bạn cùng diễn đàn có nhiều ý tưởng hay, có ý tưởng mới đem lại cho cuộc sống những điều mới mẻ và thú vị.
    Các bạn nhớ ủng hộ diễn đàn thường xuyên nhé.

    1. hoàng bùi hải nam

      Các bác bàn luận rồi thì mơ ước cứ như đúng rồi ấy. Nhưng để thực hiện thì hãy vạch ra kế hoạch cụ thể đi. Nhân dân đồng bào ta cứ phải người thật việc thật chứ còn bình luận như các bác thì cuối cùng cũng chỉ có các bác đọc rồi bình với nhau mà thôi.

  6. meo mu

    Chua xót thật!
    Bác nào có ý kiến xin cứ nêu để mọi người cùng học hỏi. mình rất nghiêm túc vấn đề này.

  7. ILOVECOFFEE

    Đây đúng là một cuộc cách mạng, tuy khó nhưng không phải không làm được.
    Khi phần lớn cà phê được bán qua sàn thì buộc các nhà nhập khẩu cà phê phải vào đó để tìm mua, lúc đó người dân sẽ ở thế chủ động và có quyền ra giá. Vấn đề ở đây không chỉ là sự thay đổi hỗ trợ từ phía sàn giao dịch mà quan trọng ở sự hợp tác của người dân.
    Tin rằng tương lai không xa giấc mơ này sẽ trở thành hiện thực!

  8. quocoai

    Quỳ vị đừng có mong đợi gì sẽ thực hiện được ! khi mà trong một dàn nhạc mạnh ai nấy chơi không có nhạc trưởng mà nếu có thì củng chẳng ai thèm nghe theo ! mấy chục năm rồi mà không làm nổi công việc của mấy nhà buôn cafe nữa thì sao mà làm được chuyện ngân hàng cafe ! mà toàn là tiến sĩ, thạc sĩ không chứ có phải đồ dốt nát đâu !

  9. Phạm Văn Nam

    Bài viết của anh Kinh Vu diễn tả thực tế phũ phàng “tại sao nông dân biết mà vẫn phải kí gửi”. Theo tôi tại vì mất niềm tin : vợ chồng không tin nhau, bố mẹ không tin con cái, láng giềng không tin nhau, đành tin ông Hểnh mới ra sự thể.
    Chính vì mất niềm tin, ngoài xã hội trộm cắp như rươi gây thiệt hại cho nông dân, bao giờ dân trí Việt Nam mới được như người Nhật đây
    Chúc anh Kính Vu mạnh khỏe, bà con nông dân Y5Cafe được mùa trúng giá. Cả phê để ở kho nhà.

  10. nguyễn thị kêu ca

    13/04/2011
    Thân chào bà con!
    Theo tôi, ý kiến của anh Kinh Vu là thực tế, đâu có gì gọi là lãng mạn, chúng ta đã làm được ở mặt hàng gạo đấy thôi. Cà phê mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho đất nước, nuôi sống hàng triệu nông dân cũng như hàng ngàn lao động trong các ngành có liên quan, vì vậy thực hiện ý tưởng như anh Kinh Vu nêu, Tôi thấy là hoàn toàn thực tế và phù hợp với xu thế. Còn lộ trình thực hiện là thuộc về nhà nước.
    Một vài ý kiến và mong Y5Cafe sẽ có nhiều bài viết hay như trên.

  11. COLOUR SORTER MACHINE

    Một ý nghĩ quá viễn tưởng và quá xa rời thực tế, hình như tác giả chỉ viết để mà có bài để đăng cho có chứ không nghĩ tới vấn đề sâu xa của nó(Ngân hàng coffee), vậy nhà nước sinh ra cái Trung tâm giao dịch cà phê để làm gì rồi còn kèm theo nó là cái Techcombank bên cạnh nữa. Hãy nhìn nhận cái thực tế gần gũi để làm hiệu quả hơn đừng viển vông xa rời thục tế nữa.

    1. nguyenduyliem

      dạ thưa anh KINH VU ngồi uống cà phê một mình hơi buồn nên vẽ con rắn có thêm mây cái chân cho vui vậy mà ..

  12. chuotdong

    Đúng, cà phê nên để kho nhà khi mọi việc trên sàn giao dịch con người đang trực tiếp điều hành. Ước mơ trên có thể thực hiện khi mỗi điểm giao dịch cấp huyện đều được máy tính cài đặt sẵn chế độ phân loại cà phê công bằng và chính xác như cài đặt chế độ chấm điểm tự động của xe cảm ứng khi thi bằng lái xe. Thiết bị tự động k nể nang ai hết, dù anh là chủ tịch tỉnh đi nữa cũng ” Truột chạc” khi chạy xe trong hình số điểm phạm lỗi lớn hơn 20 là phải dừng thi bất kỳ ở bài thi nào. Công bằng thật.
    Nếu chính phủ cài đặt chế độ chấm giá cà phê theo phân loại tự động trên sàn như thế thì hay biết chừng nào bà con nhỉ.

  13. cà chua kiu

    Tương lai cuộc sống luôn hình thành và phát triển từ những ước mơ của quá khứ, thế thì sao chúng ta lại không xem giấc mơ hiện tại chính là quá khứ của tương lai để mà cứ ước mơ, nhất là điều mà chúng ta đang ngồi tưởng đến trên thế giới người ta đã làm từ lâu rồi

  14. Nông dân cà phê

    Đúng là ko thể có cái máy nào tự động phân loại cà phê được, chỉ có con người thôi, mà con người thì vấn đề tiêu cực chắc chắn xảy ra, khi đó ai sẽ gánh chịu hậu quả? rồi rất nhiều thứ chi phí nữa, thế thì lấy gì nuôi Sàn? chắc là lại phải ép giá thôi!!!

  15. ILOVECOFFEE

    Tại sao thế giới họ làm được mà mình làm không được, máy móc hay kiến thức mình vẫn có thể tiếp thu mà, hay tại họ có lịch sử giao dịch qua sàn từ rất lâu, cũng khó khăn nhiều bây giờ mới được như vậy?

  16. Pong Drang

    Thưa bà con ngân hàng cà phê -giấc mơ có thật có lẽ là tương lai xa còn tương lai rất gần cafe ngày mai ,ngày mốt sẽ có giá như nông dân ta đang ước, và chọn đúng thời điểm ta chốt giá. Chúc bà con may mắn.

  17. meo mu

    Làm cái nghề “vì người” rất lạ. Được thì người ta ca tụng là vĩ nhân, lãnh tụ, thiên tài,… Lúc làm bị họ mắng thậm tệ mắng là kẻ bán nước, kẻ phản tặc, kẻ tội đồ,… người ước mơ bị coi là “khùng”,… thế mới hay! Không có người tầm thường sao biết người phi thường, không có những người chỉ biết có mình sao biết những người sống vì mọi người, không có những người ước mơ sao biết được có những người sống mà như đã chết, những người này họ hay bảo rằng ” tôi bất tử”. Người thức thời chẳng nói chi chi, thế mới biết chẳng chi vẹn toàn được thế giới thật muôn màu, con người thật vĩ đại!.

  18. Đại ca chùa bộc

    – Đồng ý với các anh/chị đã nhận xét ở trên, đây là một ý tưởng hay nhưng khi phân tích tác giả lại đi không thực tế lắm. Chi phí vận hành Ngân hàng cà phê là ai? Nguồn ngân sách từ đâu? Sự khác biệt giữa ngân hàng cafe và kho của đại lý/cty ở chỗ nào? (trong khi anh phân tích không thấy sự khác biệt),v.v..
    Tôi lấy ví dụ: người ta gửi tiền ngân hàng vì có lãi suất, còn gửi cafe vào Ngân hàng cà fê nếu không có lãi thì có khác nhau giữa 2 ngân hàng. Người ta thành lập nhiều ngân hàng vì đó là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tập trung tiền của nhiều người, rồi cho đi vay. Phần chênh lệch là lợi nhuận, 1 phần để vận hành bộ máy. Vì thế Ngân hàng thành lập đủ các loại, nhiều cơ sở, thậm chí muôn xin vào ngân hàng cũng phải có Tiền mới xin được,v.v….
    – Nên nhớ, diện tích cà phê thuộc nông hộ hơn 80%, còn lại là Nông trường/cty. Mà trong nông hộ, chủ yếu diện tich 1-2 ha cà phê. Sản xuất nhỏ lẻ mặt trái là rất khó tập trung, áp dụng “cái mới” (KHKT và chính sách, v.v.. mới). Nhưng mặt tốt lại rất linh động theo thị trường, rủi ro ít hơn nếu như toàn bộ tập trung về mối.
    Chúc bà con thành công.
    Thân chào!

    1. Chuyên gia đầu bếp

      Gửi cà phê cho đại lý hay công ty, đến khi có giá vừa ý gọi điện chốt thì ngoài vùng phủ sóng, bận họp, chưa thống nhất… Gửi cà giống như cho mượn vốn không có lãi mà còn như vậy. Đến khi bán được phải chịu mất vài giá. Còn ngân hàng cà phê là gửi thì có lãi nữa, ngân hàng mà, có viễn tưởng không đây? Hay chỉ để thỏa mãn sự mơ mộng hay khao khát những gì chỉ có trong mơ.
      Ở công ty Phước An thấy có giá gửi kho, ai biết sự thể thế nào không?

  19. ducdlk

    Sao các bác không đưa hàng vào gửi kho Intimex Buôn Ma Thuột, mình đảm bảo chốt theo giá thị trường, chốt hàng xong lấy tiền ngay trong ngày (trừ trường hợp chốt sau 02h chiều thì ngày hôm sau lấy tiền). Có gì cứ liên hệ với mình theo địa chỉ mail: [email protected]

    1. Đạt Lý

      Kho của anh nào cũng bảo đảm như bạn nói khi mà bà con chưa gửi cà phê kìa, chứ gửi vào rồi thì kho nào thấy cũng giống như bác chuyên gia đầu bếp nói. Chỉ có người gửi là bị thua vì cứ cầm đằng lưỡi mà không cầm đằng cán. Chuyện mấy năm ở Dak Mil đã giải quyết xong đâu mặc dù đã kéo nhau ra tòa. Lại sắp có chuyện xảy ra ở BMT nữa, ngẫm nghĩ mà ngán cho đời, không biết tin ai bây giờ.

  20. meo mu

    Anh ducdik và anh Đạt Lý ơi, chính sách của ta nó cứ sao ấy chẳng minh bạch thì phải. Nông dân đi vay tiền 100 triệu chẳng hạn, thì mất không 10 triệu vì lí do “đi cửa”. Sau đó phải đóng trước tiền lãi 3 tháng hoặc 6 tháng, sau đó lại phải đóng tiền bảo hiểm ngân hàng. Biết là đau, biết là vô lí nhưng biết sao bây giờ. Chính “cái cửa” đó, rồi lại phải đóng trước lãi chính là nguyên nhân cuối năm ngân hàng thưởng cho nhân viên rất cao. Em tính sơ bộ nhé, nếu phải đóng tiền lãi trước 6 tháng với lãi suất 17% thôi sẽ là 8,5 triệu vậy 20 người vay sẽ là 170 triệu, con số này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng mẹ, nhiều người sẽ là bao nhiêu? còn về nguyên tắc đóng bảo hiểm ngân hàng là tự nguyện, là tự do lựa chọn hãng bảo hiểm, tuy nhiên bất cứ ai cũng phải đóng, đóng gói bảo hiểm của ngân hàng đó, bây giờ em lại nghe đến cà phê lại xảy ra tình trạng tương tự, dân ta khổ quá! Đúng là sau con trâu là cái cày, sau cái cày lại là CON NGƯỜI, họ còn bị những con đỉa cứ mặc sức hút máu, hút công sức vậy thành thử chúng ta cứ nghèo và lạc hậu là phải.

  21. meo mu

    Anh đại ca chùa bộc ơi! có lẽ anh ở chùa nên không rành về tài chính và không rành về cà phê rồi. Anh có biết nước Mỹ vừa qua cứu trợ kinh tế bằng cách gì không? Em nghe nói đơn giản lắm họ in 600.000kg tiền! anh biết nó bằng gì không? em nghe nói bằng giấy? anh biết ai sẽ trả nợ này không và khi nào trả? ai biết xin cho meo biết với. Cảm ơn!

  22. nguyenduyliem

    Tui thấy chẳng cần thiết cho cái gọi là “ngân hàng cà phê”. Công cụ thì có sẳn đó rồi, vấn đề quan trọng nhất là con người thực hiện, có đẻ ra cái ngân hàng cà phê mà cách làm việc vẫn thế thì một thời gian các bác nông dân vẫn gặp lại những vấn đề đang phải gặp.

  23. ducdlk

    Công nhận là từ trước tới giờ tình hình gửi cà phê vào kho rất phức tạp và rủi ro, nhưng cũng không hoàn toàn là 100% các công ty đều xấu, thông tin trên thị trường rất nhiều tốt có xấu có, vậy thì muốn làm với ai mọi người phải tự mình tìm hiểu, các bạn không nên đánh đồng tất cả mà phải tìm hiểu từng công ty trước khi kết tội người ta.

    1. Cafe Vối

      Cũng khó mà tìm hiểu được. Khi ăn nên làm ra thì họ đều tốt. Nhưng khi sa cơ hoặc làm ăn kém cỏi thì ai biết đâu mà lần.

  24. hoang ngoc khang

    Nói đi nói lại thì người chịu nhiều thiệt thòi vẫn là bà con nông dân, cả năm làm ăn vất vả, đến khi bán cafe còn bị chặn đầu chặn đuôi.

  25. Ngọc Hòa

    Ý tưởng của Kinh Vu quá hay. Đề nghị Kinh Vu gửi bài viết này tới Hiệp hội Cà phê, tới Chính phủ, tói quốc hội để mọi người cùng chung tay góp sức cho những người trồng cà phê, cho thương hiệu cà phê Việt.

  26. thị trường cà phê

    Theo anh ducdlk nếu như ai cũng gửi cà vào Intimex Buôn Ma Thuột như anh thì tốt rồi nhưng còn những người nông dân họ ở quá xa thì sao mà gửi được chưa kể nhà có một vài tấn thì mỗi làn chở đi gửi là đã khó rồi mong bác góp ý thêm.

  27. Lê thị Hà

    Bác Kinh Vu có biết ở Lâm Đồng có ngân hàng kí gửi Cà ở đâu không. Bác nói đúng, đây là một giải pháp bước đầu có thể tin tưởng được. Cảm ơn Bác đã tâm huyết vô cùng với nông dân chúng tôi.

    1. Kinh Vu

      Bạn có thể liên hệ với HD Bank Daklak để hỏi thử, tôi không rõ hiện nay HD Bank đã có mở rộng dịch vụ này sang Lâm đồng hay chưa, chúc bạn thành công

Tin đã đăng

Tin mới nhất

91