Tại sao chúng ta lại cứ tin theo dự đoán của người này hay người khác nhỉ? Trước hết tại sao khi viết bài người ta lại đưa ra nội dung là “dự đoán”?
Xem thêm >> Dự báo thị trường ‘lởm’, nông dân mất tiền oan
Thưa các bạn! đứng về pháp luật mà nói đây là một câu lách luật vì dự đoán thì có đúng và sai nên không có tội. Đứng về phía quan hệ xã hội thì dùng từ “dự đoán” sẽ tránh được búa rìu dư luận. “Dự đoán” ở đây gần giống như “đức năng thắng số” trong lá số tử vi mà thôi.
Vậy chúng ta có nên tin vào dự đoán của người khác hay không? Trước hết để tin bất cứ dự đoán nào các bạn phải biết rõ những vấn đề sau:
– Người đưa ra dự đoán làm việc cho ai? Hưởng thu nhập chính từ đâu? Cơ sở để họ dự đoán có thuyết phục không? Mục đích của dự đoán?
Nếu bạn không nắm được những vấn đề trên mà tin thì bạn dễ bị họ “tung hỏa mù” lúc đó chủ nhân và chính người đưa ra dự đoán sẽ hưởng lợi còn bà con, xã hội sẽ thua thiệt. Trong thương trường, chính trường người giỏi họ sẽ lồng được nội dung cần thuyết phục vào trong những bài viết của mình mà người đọc không suy nghĩ kỹ thì thấy có lý, có tình, có vẻ hợp lòng người nhưng thực chất có lợi cho mục đích sâu xa của họ.
Ví dụ:
- Ông A là một người nổi tiếng về kinh tế.
- Tôi là một doanh nhân đầu cơ cà phê.
Khi giá đang thấp tôi muốn mua vào thật nhiều cà phê để đầu cơ nhưng vì giá thấp nên người dân bán ít, khan hàng. Để mua được nhiều tôi đến gặp và thuê ông A viết cho một bài dự đoán giá cà phê trong thời gian tới với nội dung “Giá còn xuống vì cung nhiều hơn cầu, việt nam được mùa lớn về cà phê…”.
Sau khi viết xong thuê một trang báo có uy tín đăng bài viết. Khi bài viết được đăng thì ở các sàn giao dịch cà phê thế giới họ có điều kiện ép làm cho trong ngắn hạn giá có thể sẽ đi xuống.
Lúc này người dân cứ nghĩ rằng ông A đã đoán rất đúng và sợ giá còn xuống nữa nên đua nhau bán thế là cơ hội mua cà phê giá thấp đã đến.
Vài lời tâm sự non nớt của Hoàng hoa có gì chưa thấu đáo mong các bạn cùng tranh luận.
>> Dự báo thị trường ‘lởm’, nông dân mất tiền oan
Hoàng Hoa
đúng lắm, mà ai viết bài viết này vậy, đừng nói là các chuyên gia hay
macksman Cf
kt : shiva
Tôi thấy không nên tin vào những dự đoán của những ông /bà gọi là “chuyên gia”,vỉ các ông/ bà không là người trực tiếp sản xuất nên đâu thể thấu hiểu nỗi khổ người dân.
Khi bị lỗ thì cứ đổi thừa do nông dân không hiểu biết còn lúc lời nói là do chuyen gia đã dự đoán đúng. Cũng như trò chơi giải trí thôi nếu đáon đúng thì có quà còn không lại nói là ” chỉ là dự đoán”.
Bà con nông dân có cà phê hãy tự xem xét giá cả mà bán cho kịp thời nếu cứ tin chuyên gia là mất tiền thêm đau nữa đó.
Cũng có trường hợp như vậy. Nhưng ông A sẽ cân nhắc khi làm như vậy vì sai hoài thì không ai tin ông A nữa, lúc đó ông A sẽ không còn là ông A.
Nhưng nếu ông A có muốn dự đoán chính xác để làm lợi cũng không thể. Vì hàng ngày bao nhiêu loại hàng cứ lên lên xuống xuống mà có ai đoán chính xác được đâu. Dự đoán được 50% là ngon rồi.
Vậy vấn đề làm sao chiến thắng được với dự đoán chỉ 50%?
hình như bạn hoàng hoa muốn nói : việc dự báo của các chuyên gia trong nghành cà phê của nước ta thật ra chẳng khác câu chuyện ” thầy bói mù xem voi” ít hàm lượng khoa học , thực tiễn !
bà con thấy thế nào ?.
bai bao nay noi dung lam , gia cafe len hay suong dieu phu thuoc vao cac nha dau co
, con phu thuoc vao cung cua the gioi nua,
Dự đoán đúng là Trời cho, dự đoán sai là trò chơi. Trời cho thì mừng quá thành bốc phét. Trò chơi thì tiu nghỉu như mèo cụt đuôi
Chào các bạn!
ở bài này Hoàng Hoa không chỉ gửi đến bạn đọc chuyện “thầy bói xem voi” mà chủ yếu gửi đến bạn đọc thông điệp là:
– Mọi dự đoán luôn luôn có mục đích. Hoặc có lợi cho những người nông dân chúng ta hoặc chỉ có lợi cho bản thân người dự báo và thương nhân và người đầu cơ.
Trên đời này có rất nhiều người giỏi như ông A họ có thể dự đoán tương đối chính xác diễn biến của thị trường nhưng vì “tiền” họ sẵn sàng làm việc cho các nhà đầu cơ. Lúc này nội dung dự đoán không phải của ông A nữa mà là của nhà đầu cơ đấy, ông A chỉ bán cái tên của mình mà thôi.
Các bạn thường xem ti vi thì thấy: Các doanh nghiệp thường dùng những người nổi tiếng và ca sĩ để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Lúc này các bạn thử đặt những câu hỏi như sau:
– Tại sao doanh ngiệp thường dùng những người nổi tiếng và ca sĩ để quảng cáo cho sản phẩm của mình?
– Tại sao những người nổi tiềng này lại làm công việc quảng cáo?
– Mục đích của việc quảng cáo của những người nổi tiếng?
– Người đứng ra quảng cáo liệu có biết rõ về sản phẩm mình đang quảng cáo không?
– Lợi ích từ việc quảng cáo phục vụ cho ai?
– Chi phí của việc quảng cáo này ai chịu? ( câu này tôi xin trả lời dùm là người tiêu dùng chịu)
Trả lời được những câu hỏi ở trên các bạn sẽ hiểu được nội dung thông điệp mà Hoàng Hoa muốn gửi đến các bạn trong bài ” liệu có nên tin vào dự đoán”
Xin chào!
Cảm ơn bạn Hàng Hoa,
Những câu hỏi của bạn đặt ra thật thú vị vì những điều này mới nghe thì cảm thấy rất bình thường nhưng bình tỉnh để trả lời từng câu hỏi thì mới thấy ngậm ngùi làm sao(?).
Trong lúc chuyên gia cao cấp của Vicofa tuyên đoán giá cà phê trên đài báo làm bà con và doanh nghiệp chạy muốn hụt hơi nhưng thật sự buồn khi vào vào trang Website của vicofa để xem họ nói gì về giá cà phê và người nông dân trồng cà phê là những người hằng năm cung cấp đến 90% tổng sản lượng cà phê ra thị trường ? Rất ngạc nhiên khi hôm nay là ngày 17/7/2010 mà bảng tin cà phê trên trang website này đưa tin giá cà phê ” Mới nóng nhất là ngày 18/6/2010″ ?
Xin bà con đừng buồn, bỏi vì sự thật là ở đây xin đừng suy nghỉ gì nhiều thêm!
Anh Robusta ơi,
Le@ tôi còn nhớ trên diễn đàn ỵ5cafe.info có thời đã đư tin trang webste của Vicofa là trang web chết, ngay sau đó trên diễn đàn bà con nhận được nhiều phản đối của vicofa.
Nay tôi không tin là trang web chết nhưng có thể là trang web “ốm” vì không thấy nó hoạt động theo đúng nghĩa là trang thông tin điện tử, anh suy nghỉ gì về nhận định này ?
Kính thưa bà con.
Tôi là Fan của bà con, bà con mình là người trực tiếp trồng cà phê, để có cà phê để bán. Sản lượng cà phê trong nước đứng nhất, nhì trên thế giới Nhưng giá bán phụ thuộc vào các nhà đầu cơ (trong nước và ngoài nước ) vào các thông tin gọi là dự đoán.
Tại sao chúng ta không tự làm giá được ? vì nông dân chúng ta còn nghèo, không có tiền để dự trữ chờ giá cao bán (gọi là đầu cơ). Nhà đầu cơ thì có tiền họ có thể bán trước mua sau, hoặc mua trước bán sau. Tuỳ theo kế hoạch ban đầu của họ mà làm giá (nếu bán trước họ làm giá xuống để mua vào hưởng lợi, Nếu mua trước họ làm giá lên để bán hưởng lợi). Còn nông dân ta thường rơi vào trường hợp mua trước (có hàng rồi chờ giá cao thì bán). Ta sẽ phân tích trường hợp mua trước bán sau :
1/Xác định giá thành (đỉểm hoà vốn của bà con – cộng các chi phí bỏ ra để có 1 tấn cà phê là bao nhiêu ví dụ : 22.000.000đ/tấn tương đương giá thế giới : 1.158 USD). giá dưới 22.000.000 đ chúng ta không bán. Vậy tất cả các nông dân đều không bán với giá 22.000.0000 đ, sau đó giá sẽ lên (vì nhu cầu thị trường cần hàng). Nhưng mỗi nhà mỗi cảnh, Không bán lấy tiền đâu mà trang trải chi phí này chi phí nọ (dân còn nghèo – chưa phải là nhà đầu cơ). Giải pháp
1/ Chính phủ ta có chính sách mua tạm trữ hàng 200.000 tấn, Nhưng qua phân tích vịêc mua tạm trữ hàng này cũng chưa phát huy tác dụng( đẩy giá lên).có nhiều nguyên nhân, chính phủ sẽ tháo gỡ để hỗ trợ cho nông dân.
2/Có thể hỗ trợ trực tiếp đến nông dân. Hỗ trợ lãi suất cho nông dân để giảm giá thành trong sản xuất.
3/ Các nông dân đoàn kết lại để làm giá (vì chúng ta đã có hõ trợ )
-Nông dân Brazil được chính phủ bảo hộ sản phẩm giá bán luôn huề vốn hoặc có lãi. Còn nước ta vì điều kiện kinh tế nước nhà còn khó khăn nên nước ta chưa áp dụng có lẻ vậy.
Tóm lại quyết định bán là của bà con không thể trách vào thông tin được.
Đúng rồi. Vì vậy từ nay trở đi trên diễn đàn Y5 tôi hy vọng sẽ ko đăng tải những dự báo như thế nữa. Cũng như mọi năm. Năm nay bilamsao tôi lại đưa ra dự đoán sản lượng của chính mình. 2 năm liền tôi đã dự đoán sản lượng cà phê robusta Việt Nam khá chính xác. Năm nay tôi sẽ đưa ra dự đoán sản lượng cà phê Robusta
trong nước đạt khoảng 20 đến 22 triệu bao, chất lượng cà phê có thể nói là tốt nhất trong 5 năm trở lại đây nếu khâu thu hoạch được chuẩn bị tốt. Tôi sẽ phân tích cụ thể vấn đề này.
Hôm trước tôi có nói họ đã sử dụng chiêu “rung cây nhát khỉ” và bà con nông dân mình vì nghèo, thiếu vốn, thấp cổ bé họng nên đã sập bẫy của họ. Không ngờ bị nông dân con và nông dân cháu cự cải quá trời ! “Bác nói vậy cầm bằng là nói chúng cháu bắt chước như khỉ à”. Ý của tôi là muốn nhắc nhở bà con hãy vững tin vào chính mình, vào những điều mình đã xác lập. Chớ vội vàng tin vào lời những ông “chiên ra” buồn ngủ, giật mình phát ngôn lung tung mà hãy suy xét cho kỹ càng.
Cám ơn Hoàng Hoa đã có bài viết đúng ý !
17/07/2010
Kính chào bà con!
Tôi thấy những phân tích của bạn Hoàng Hoa là rất chính xác, nhưng theo tôi những người nông dân đích thực không hề được tiếp xúc thực sự với những nguồn tin như bạn Hoàng Hoa nói. Người nông dân sẽ phải bán sản phẩm của mình khi cần tiền mà không kể khi giá lên hay xuống, vì vậy dựa vào những dự báo chủ yếu là giới mua bán mà thôi.
Trên đây là vài dòng chia sẻ với bà con.
Tại vì sao năm nay chúng ta có CHẤT LƯỢNG cà phê tốt hơn mọi năm nếu chuẩn bị tốt khâu thu hoạch? Hiện tại chúng ta đã biết và đang áp dụng khá rộng rãi các phương pháp canh tác sạch như giảm đáng kể việc dùng thuốc trừ sâu trên các vườn cà phê, thay vào đó là sử dụng các biện pháp như phun bốc đô (đồng sunphat pha với vôi) vừa tăng thêm vi chất cho cây, vừa bảo vệ cây khỏi côn trùng, nấm, vi khuẩn tấn công, việc làm cành, dọn quang cây chắn gió cũng làm cho vườn cây cà phê ít nhiễm bệnh lại nên việc phun thuốc trừ sâu được giảm đáng kể. Việc diệt kiến trên cây cà phê cũng được áp dụng khác đi, mọi năm chúng ta phun trực tiếp thuốc trừ sâu, thuốc diệt kiến thì năm nay chúng ta diệt kiến bằng phương pháp bẫy thuốc. ( hỗn hợp gồm thuốc diệt kiến và mồi nhử như sữa, mỡ heo tươi…) đặt trên các cây có kiến, trên cành cà phê đã khô. Việc bón nhiều phân hữu cơ hơn (phân bò, phân vi sinh, trấu cà) cũng làm tăng đáng kể khả năng kháng sâu bệnh, quả chắc hơn. Việc dùng thuốc trừ sâu độc hại vẫn còn, hy vọng trong tương lai gần chúng ta sẽ dần dần hạn chế được phương pháp canh tác độc hại này. Mong bà con nông dân chúng ta ý thức được và quan tâm hơn tới chất lượng hạt cà phê. Mỗi người góp một chút ý thức sẽ làm cho chất lượng cà phê của chúng ta ngày càng tốt lên. Phương pháp canh tác sạch có CHI PHÍ THẤP HƠN!
Khâu thu hoạch bà con nên chia ra làm nhiều đợt vì năm nay thời tiết hạn hạn, chúng ta tưới nhiều đợt hơn, mỗi đợt lại ra hoa nên làm cho quả sẽ có thời gian phát triển không đồng đều, quả đậu của hoa vụ cuối sẽ non hơn nhiều so với quả đậu của hoa vụ đầu. Nên chia ra thu hoạch từ 3 đến 4 lần (tùy theo số lần tưới nước!). Dù rất khó khăn trong khâu thu hoạch, nhưng mong bà con chúng ta nỗ lực hơn để cà phê của chúng ta có chất lượng tốt hơn. Một người làm rồi mong sẽ có một người làm theo, rồi chúng ta người người canh tác sạch, nhà nhà canh tác sạch, bền vững!
Sản lượng năm nay tôi dự báo là sẽ tăng đột biến, năm nay chúng ta sẽ có một sản lượng cà phê cao nhất từ trước tới nay! Vì năm nay hạn hán kéo dài, số lần tưới nhiều hơn, số lần nở hoa cũng nhiều hơn, lượng quả đậu vì thế mà nhiều hơn. Mặc dù lượng quả rụng khá cao nhưng sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất của vụ là vượt thu nhiều so với năm ngoái.
Việc bón phân cũng gặp nhiều thuận lợi, tình trạng phân giả giảm đáng kể, bà con cũng bón nhiều phân hữu cơ hơn, tăng bón các loại phân trộn cho hàm lượng vi chất N-P-K cao hơn phân NPK tổng hợp. Tình trạng gặp nắng năm nay cũng khá oái ăm. Hầu như vườn cà phê nào cũng bón phân trong tình trạng gặp nắng, nhưng tôi khẳng định sẽ không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Sau khi bón phân đợt một, đợt hai bà con nên gia tăng việc bón thêm đạm đệm giữa các đợt bón chính để bù lại lượng đạm đã bay hơi (khoảng 3bao/ha). (Chỉ có phân đạm là bay hơi thôi, Ure có công thức là (NH2)2CO, khi gặp nước giải phóng NH3 là chất nhẹ hơn không khí nên bốc hơi). Năm nay là năm được mùa nên việc bón phân hóa học cũng có phần gia tăng hơn mọi năm một chút. Lân bà con cũng nên gia tăng thêm một đợt nữa. Giá lân rẻ, lại làm tăng khối lượng quả khá tốt, nên bón thêm khoảng 6-7bao/ha (giá hiện tại khoảng 135 ngàn/bao). Lượng Kali cũng tăng thêm một chút, khoảng 1,5 bao/ha. Bà con cũng nên bón thêm phân hữu cơ để đảm bảo năng suất sẽ giảm không đáng kể cho vụ sau.
Tôi đọc rất nhiều rồi, phải chăng thì giá cả nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vốn ( nông dân dùng để đầu tư, nhà đàu cơ có vốn để thu mua, .. ), được – mất mùa, lượng cung và cầu của thị trường, …
Nếu nông dân có vốn thì không phải bán lúc cà phê rẻ ( thấp hơn giá trị đầu tư ) để tái đầu tư, chi tiêu gia đình, … nếu bán khi giá thấp thì đã lỗ lại càng lỗ hơn ( năm nay bán giá thấp đã lỗ rồi, được sản phẩm lại bán lỗ nữa ), vậy thì hỏi rằng nông dân đã chịu lỗ bao nhiêu năm rồi ( xin các chuyên gia kinh tế hãy làm một bài toán đi ).
Nhà đầu cơ có vốn thì thu mua lúc giá thấp. Nhà đầu cơ lớn, chứ manh mún ( công chức, nhà đầu tư bộc phát, … có dư chút tiền thì mua thì không giải quyết được nhiều về vấn đề giá cả), quyết định thu mua tạm trữ của nhà nước ( hay còn gọi là hỗ trợ, trợ giá, …), trợ giá thì nghe lâu rồi, nhưng nông dân không thấy được lợi về giá cho lắm, còn quyết định mua tạm trữ 200.000 tấn của chính phủ gần đây thì thấy giá sau đó cũng tăng cao ( có lẽ do thị trường thế giới quyết định, chứ giá mua tạm trữ có 26.000đ thôi – Doanh nghiệp nào có vốn, nhanh chân mua được thì lời to rồi ).
Còn các khoản vốn hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, nói thật là chẳng mấy ai tiếp cận được nguồn vốn ( có quyết định này: http://baodaklak.vn/channel/3461/201006/To-chuc-ho-gia-dinh-ca-nhan-san-xuat-ca-phe-se-duoc-ho-tro-100-lai-suat-vay-von-tu-cac-to-chuc-tin-dung-trong-2-nam-dau-1948740/ ), mà có tiếp cận được thì ôi thôi, nhiêu khê thủ tục hành chính ( nông dân mà nghe đến thủ tục hành chính thì còn hãi hơn là đi làm cỏ, thức đêm tưới cà phê, .. ), lại qua môi giới ( gọi cho lịch sự, chứ vẫn gọi là ” Cò” ).
Nói chung là cái này nông dân cố mà chịu nếu Nhà nước không hỗ trợ để người dân tự đầu cơ sản phẩm của mình, còn Doanh nghiệp thì phải có lợi nhuận, nên không thể trách được. Nên Nhà nước phải có quyết sách nhất định hỗ trợ nông dân nhiệt tình hơn nữa thì sẽ cải thiện được giá cả ( có thể khống chế quy luật CUNG – CẦU của thị trường ), các nhà định hướng, chuyên gia kinh tế thì cũng phải dựa trên các yếu tố chung và thực tế của thị trường, xã hội mà nói thôi.
Cà phê thấy, chính sách mua 200 tấn cà phê bị thất. Do các tổ chức đề xuất và quyết định triển khai chính sách đều không có tâm và tầm, không quan tâm tới người nông dân một nắng hai xương vất vả với “cà phê” thì chương trình này thất bại là đúng. Cà phê nhưng không phê đến lỗi quên cả người chăm sóc “phê” đâu.
Dự đoán chỉ là dự đoán, quyết định thuộc về người choi, tốt nhất phải hiểu được nguồn gốc của nó.
Nếu không biết gì thì chỉ có 2 sự lựa chọn, 1 là tin 2 là không chơi, nếu không biết gì mà tin thì lại chawrngkhasc gì là minh ngốc, còn không chơi nhiều khi thấy thiếu.
Bài viết của Hoàng Hoa hay. Ý kiến của Huy BMT đúng.
Đọc những lới bình luận trên tôi cũng rất đồng tình với các bạn bởi gia đình tôi cũng là nguời trồng cà phê, vất vả cực nhọc giải nắng, dầm sương, đầu tư chi phí lớn sản phẩm thu hoạch xong là phải bán để trang trải nợ vay, do đó cuộc sống gia đình chưa được đầy đủ quanh năm phải lận đận vay mượn ngân hàng.
Sản phẩm làm ra luôn phải bán ngay, vay vốn ngân hàng luôn phải chịu lãi suất cao vốn ưu đãi của chính phủ đối với người nông dân có chăng chỉ là chiếu lệ 1 phần nào đó ( vay đầu tư chăm sóc cho 2 ha cà phê 80 triệu thì chỉ được hưởng ưu đãi lãi suất 0,85 năm 2009 có 20 triệu còn 60 triệu phải chụi lãi 1.25%) nhưng phải yêu cầu giấy này giấy nọ.
Hết năm đến hạn phải bán cà khi giá thấp để trả nợ và vay lại lãi suất lên cao đến 17,49%/ năm. Với đà này thì hỏi có đâu mà người nông dân có để dự trữ. Chính sách của Chính phủ luôn muốn giúp cho người nông dân đỡ khổ và làm ăn có lãi nhưng chính sách đó chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp, ngân hàng mà thôi bởi công tác kiểm tra kiểm sóat chưa chặt chẽ.
Những tưởng những người giàu có, tích trử được cà phê sẽ bán được giá cao trong thời điểm thị trường thế giới tăng mạnh ai ngờ trong những ngày đầu tháng 7 những liên tục có những tin đưa trên mạng giá rớt liên tục làm 1 số còn ít phải bán thốc bán chạy với giá 27,8-28.000đ sau đó lại liên tục tăng nhanh cho đến hôm nay.
Từ đó làm mất lòng tin đối với những người thường hay theo dõi giá cả. Chỉ trong một ngày mà phải mất đi bao nhiêu là tiền rất tiếc bởi chúng tôi là người nông dân khổ cực. Qua bài viết trên tôi rất đồng tình với bạn hòang hoa và qua đây tôi cũng rất mong các nhà xây dựng chính sách nên ưu tiên trực tiếp đến người trồng và tạo ra sản phẩm cà phê như chúng tôi để người nông dân đỡ khổ hơn nhiều
Dự đoán có đúng có sai thì mới gọi là dự đoán chứ đúng 100% thì không có gì để nói, khi đó, người dự đoán sẽ không bao giờ nói nữa. Thua thì ráng chịu, đừng oán trách ai.
Bạn Hoàng Hoa có một bài viết thật là chí lí. Tôi dự đoán Quốc Hùng là một “chuyên gia”!
Nói về giá cả thị trường thì đây không phải là sân chơi của chúng ta. Nó được quyết định bởi rất nhiều yếu tố.Nên bà con cần phải tỉnh táo, mình còn chẳng tin mình nữa là. quan trọng là bà con phải biết phân tích thông tin. Rồi mới đưa ra uyết định tường thì bà con ta làm sao mà phân tích được. Đến các doanh nghiệp còn bó tay.com nhưng kiểu gì bà con ta cũng khổ kể cả biết giá cà qua tết sẽ tăng. Nhưng vẫn phải bán. Đa số là thế cho dù dự đoán đúng thì giúp gì dc dân nghèo chứ????????