Tin buồn

Kiến nghị đổi mới cơ chế điều hành xuất khẩu cà phê

Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam cho biết 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 800 ngàn tấn, đạt kim ngạch trên 1,2 tỷ USD. Dự kiến 4 tháng còn lại sẽ xuất thêm khoảng 350 – 400 ngàn tấn.

Xem thêm:
> Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam
> Cần cơ chế rõ ràng cho xuất khẩu cà phê
> Hỗ trợ lãi suất 0% với DN nhận cà phê ký gửi cho dân
xuat-khau-ca-pheNhư vậy, tổng sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2009 có thể đạt 1,1 triệu tấn, nâng tổng kim ngạch lên 1,6 tỷ USD hoặc cao hơn.

Bộ Công Thương cũng dự báo, 4 tháng cuối năm, mặt hàng này có thể đóng góp thêm khoảng 494 triệu USD so với kế hoạch năm. Việt Nam đang có lợi thế về nguồn cung, các nước xuất khẩu cà phê lớn như Brazil, Ấn Độ được dự báo nguồn cung sẽ bị giảm tới 6% trong thời gian tới do thời tiết và lượng cây cà phê già cỗi lớn.

Bên cạnh đó, kinh tế thế giới đã bắt đầu khởi sắc, thu nhập khả dụng của người dân tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng mang tính thư giãn, trong đó có cà phê, tăng cao. Tại thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất là Bỉ, nhu cầu sử dụng cà phê trong những tháng đầu năm đã tăng khá so với năm 2008 nên lượng cà phê xuất khẩu vào thị trường này dự tính sẽ gia tăng. Và tại thị trường nhiều nước châu Âu, người dân có xu hướng sử dụng các loại cà phê xay, đóng gói với kích cỡ nhỏ gọn, phù hợp với khả năng cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, đại diện của Hiệp hội nhấn mạnh, kết quả trên phụ thuộc rất lớn vào giá cả trên thị trường. Bởi, trên thị trường thế giới, giá cà phê đã lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 2007 và từ tháng 5/2008 bắt đầu đi xuống cho đến tận hiện nay khiến giá cà phê đang ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam phân tích, tính bình quân 8 tháng đầu năm, mỗi tấn cà phê xuất khẩu đã bị giảm tới 613 USD so với năm ngoái, dẫn tới sự sụt giảm về giá trị rất lớn. Với khoảng 1 triệu tấn cà phê xuất khẩu mỗi năm mà giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam bị đánh tụt khoảng 100 USD/tấn, thì chúng ta càng xuất khẩu nhiều càng bị thiệt lớn.

Trong khi đó, cùng với các mặt hàng là hạt tiêu, hạt điều, gạo, thì cà phê của Việt Nam luôn được xếp hạng số 1, số 2 trên thế giới. “Điểm yếu của chúng ta là không chi phối được giá trên thị trường thế giới”, ông Lương Văn Tự chua chát thừa nhận thực tế.

Nhìn nhận và chia sẻ khó khăn này, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương bình luận, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn đang thấp hơn so với giá của Brazil, Ấn Độ mặc dù chất lượng cà phê của Việt Nam là tương đương.

Những lo lắng về sự sụt giảm của giá cà phê Việt Nam tiếp tục gia tăng khi mùa vụ tới sắp bắt đầu từ tháng 10/2009. Theo ông Lương Văn Tự, chắc chắn sản lượng vụ tới sẽ đạt khoảng 1 triệu tấn. Nhưng thông thường, đó là vụ mùa nông dân cần bán sản phẩm để mua phân bón và thanh toán những khoản chi phí khác nên ngay từ đầu vụ họ hay bán ồ ạt, tới hơn 200 ngàn tấn/tháng. Các thương nhân biết được điều đó và thường ép giá khi mua dồn vào thời điểm đầu vụ.

Để tránh tình trạng này tiếp diễn, Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam đã kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế cho một số doanh nghiệp được vay với lãi suất bằng 0% để thu mua khoảng 150 – 200 ngàn tấn và các doanh nghiệp này giữ cà phê hộ nông dân nhưng đồng thời được quyền chọn thời điểm bán ra khi giá lên để khắc phục tình trạng bán ồ ạt vào đầu vụ và cuối vụ giá tăng thì lại hết cà phê.

Mục đích cao hơn mà Hiệp hội Cà phê, ca cao và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê hướng tới là có thể tham gia kiểm soát thị trường thế giới về giá cả và số lượng hàng mua bán, để vẫn đẩy mạnh được xuất khẩu nhưng vẫn bảo vệ được quyền lợi. “Nếu chúng ta cứ thả tự do thì không thể nào kéo giá lên được, vì vậy, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Cà phê, ca cao và các Hiệp hội ngành hàng đang gặp phải vấn đề tương tự (như Hiệp hội Điều Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội lương thực Việt Nam) nên có nghiên cứu để xây dựng cơ chế hợp lý”, ông Lương Văn Tự đề xuất.

Dẫn ra một ví dụ, vì sao thời gian qua Brazil luôn chi phối được giá thị trường, đại diện của Hiệp hội cà phê, ca cao cho biết, ngoài cơ chế phá giá đồng tiền, Brazil còn áp dụng quyền chọn giá. Tức là họ đã đưa ra đấu giá 3 triệu bao cà phê với mức giá 303,5 đồng tiền Brazil/bao (khoảng 156 USD/bao), mức giá đó cao hơn giá thị trường là 21,4%. Và người mua quyền này phải trả phí cho Chính phủ khoảng 9 đồng tiền Brazil/bao.

Nếu giá thị trường thế giới xuống thấp hơn thì người mua quyền được quyết toán với Chính phủ bằng giá đó, nếu thị trường thế giới bán với mức giá cao hơn 303, 5 đồng/bao thì người mua quyền đó được quyết định bán ra. Do đó, vừa giữ được giá nhưng cũng rất linh hoạt, không dự trữ một cách cố định mà dự trữ một cách tương đối. Cho nên, với 4 mặt hàng trên cần có nghiên cứu để đề xuất một cơ chế điều hành chung của Nhà nước với doanh nghiệp để có thể giữ được khả năng tham gia và chi phối thị trường.

Từ kinh nghiệm trên, Việt Nam cũng cần tạo ra một quỹ tương tự, doanh nghiệp được hỗ trợ bằng việc mua quyền chọn giá hoặc hỗ trợ lãi suất để mua hàng dự trữ và bán ra hợp lý. Ở Brazil khi thực hiện quỹ này, bước đầu Chính phủ cấp một khoản kinh phí lập quỹ và giao cho một ủy ban thực hiện cơ chế thực hiện quyền chọn giá, doanh nghiệp nào thắng quyền chọn giá thì được quyền sử dụng quỹ này theo nguyên tắc được xác định. Quỹ này của Brazil hiện đã lên tới 1,8 tỷ đồng tiền Brazil. Với thực tế của Việt Nam thì không cần một quỹ lớn như vậy, chỉ cần đủ để mua khoảng 15 – 20% lượng cà phê xuất khẩu…

Theo VNeconomy

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nguyễn h Hào

    Hay .thật hay khi nhà nước mình có 1 cơ chế điều hành xuất khẩu ca2fe như bài viết (kiến nghị đổi mới cơ chế xuất cà fe )Thì người nông dân trồng mừng biết bao nhiêu mà kể hết
    Tôi ko biết nói gì hơn là :Cảm ơn đảng và chính phủ đã cho nông dân trồng cà fe 1 con đường sống thật tuyệt vời .Hơn cả chính sách phát gạo cho bà con nghèo hiện nay !

  2. nguyễn thị thái

    Việc kiến nghị đổi mới cơ chế điều hành xuất khẩu cà phê là một hướng đi đúng. bởi lẽ lâu nay chúng ta chỉ làm ăn nhỏ lẻ, mạnh ai người đó làm.Nếu chúng ta đổi mới cơ chế xuất khẩu cà fê có sự quản lý điều hành của nhà nước,tập trung các đơn vị xuất khẩu,thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khẩu ,thì chúng ta sẽ có được nhiều thuận lợi. Vì Việt Nam chúng ta có một sản lượng càfê rất lớn ,đứng thứ hai thế giới, khi chúng ta tập trung lại được thì chúng ta có cơ hội cạnh tranh lớn, chúng ta sẽ làm chủ và điều tiết được thị trường ,không còn bị ép giá,Và điều đó đã góp phần giúp nông dân thoát nghèo bằng cây cà fê. Tôi rất hoan nghênh một chủ trương lớn của Đảng, của Nhà Nước.

  3. bui trung hai

    Theo tôi ngày nào nhà nước ta đứng ra chi phối giá cả thị trường như Brazin người ta làm thì ngày đó cà phê Việt Nam cũng như các mặt hàng khác: điều, hồ tiêu, gạo mới có khả năng chi phối giá cả thị trường thế giới lúc đó người nông dân chúng ta mới bớt khổ được. Chúng tôi hi vọng các cấp lãnh đạo mau chóng tìm ra hướng đi cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của chúng ta.

  4. lê hiếu

    theo tôi thì với 1 người trong ngành cafe thì vấn đề nhà nước điều hành và chi phối giá cafe là một tín hiệu lạc quan cho nông dân thế nhưng vấn đề cafe VN đó là chất lượng cùa ta như thế nào để cho thế giới nhìn nhận đúng giá trị cafe VN khi đó ta mới có thể nói tới vấn đè giá cả . Và khi đó một vấn đề khác nữa là liệu cơ quan nào sẽ đảm trách việc này ? Bộ NNPTNT ? Vicofa ? Liệu có xảy ra hiện tượng như giá lúa ko ? Tôi nghĩ trước tiên nhà nước ta phải có chính sách khuyến khích nông dân phát triển cây cafe đạt chuẩn và khi đó ta sẽ không phải xuất cafe thô với giá quá bèo bọt . Niên vụ vừa qua chất lượng cafe của ta quá xấu có khi không đáp ứng tiêu chuẩn Liffe nên giá chúng ta thấp là phải . Do đó muốn giá cafe VN có thể chi phối theo tôi ta cần phát triển chất lượng hạt cafe trước đã rồi khi đó ta sẽ có tiếng nói trên thị trường thế giới .

  5. trần thế thảo

    Vậy theo anh Lê Hiếu nói thì giá robusta mua của Indonesia tại thị trường Luân đôn cao hơn chúng ta hay cũng vậy? Nếu khác giá thì cao hơn bao nhiêu cho chất lượng tốt? Vậy mỗi ngày Luân đôn cho nhiều loại giá hay sao anh?

  6. noileo2009

    Troi đất ơi ! Các bác bình luận nhiều quá .
    Này nhá :
    1/ Các nhà rang xay có tin tưởng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam không ? Cứ nhắm mắt bán đại để rồi không giao hàng được . Trên giang hồ ( của giới cà phê 0 đang đồn Tập Đoàn Thái hòa hay Hoà thái gì đó xù 8.200 Tấn cà phê của một CTy nước ngoài và đang bị kiện tụng tùm lum .
    2/ Nghe nói Vicofa khuyến nghị các thành viên không nên bán xa và bán từ từ thì một ông XK I lại đi ký Biên bản bán 20% sản lượng VN : 200.000 MT cho chi có 02 CTY nước ngoài ( Hi hí anh ngân hàng nào chắc cho vay nhiều quá mà không có thế chấp nên xúi anh kia lấy mấy cái biên bản về để báo cáo ) . Nghe nói ông này cũng là quan chức Vicofa . Vicofa làm sao điều hành đây ?
    3/ Tây cứ đòi uống(mua) cfe chất lượng thấp kia mà .
    Vậy Anh Lê Hiếu muốn cà phê có chất lượng tốt rồi mới làm thị trường ư : Hãy tham khảóy kiến anh Trần Sung tại bài phản hồi bản tin thị trường cà phê ngày 24/10

    “trần sung ngày 27/10/2009 lúc: 07:12
    Dạo này giá cà phê cứ lên 1-2 đô/ ngày thì lại sụt 70-80 đô / ngày. Giá cà phê cứ âm dần vào vốn sản xuất. Tôi nghĩ đây chính là nguyên nhân làm cà phê lỗ lã chứ chất lượng hơi kém tý thì cũng giảm nhẹ thôi.
    Giả dụ giá 2700 đô / tấn, có trừ 10% đi nữa thì vẫn hơn là chất lượng cao mà có 1200 đô / tấn. Nông dân tôi nghĩ thô thiển, cứ thắc mắc sao các nhà quản lý, hoạch định cứ đổ lỗi cho chúng tôi là làm hạt cà phê chất lượng kém vv…trong khi thị trường Luân đôn cứ cho giá như lấy không của chúng tôi. Nếu có giá cao tại Luân đôn, giả dụ 2700-3000USD/ tấn, bảo đảm hạt cà phê sẽ đẹp như hoa hậu, vì giá cao bù đắp được chi phí sản xuất, người ta bỏ nhiều nhân công ra để làm cho hạt cà phê thật chất lượng.
    Trước ngày giải phóng, gia đình tôi trồng cà phê mít. Mỗi lần chế biến cả nhà trải lên bàn, loại bỏ từng hạt đen, vỡ, trấu. Mẽ cà phê nhìn cứ vàng óng, đẹp lắm. Sau này, thấy người ta không đãi ra mà còn trộn thêm món “cội mít” vào nữa. Hỏi làm sao chất lượng được khi các con buôn muốn lời kha khá?
    Vậy cá nhà quản lý, hoạch định cứ nghiên cứu sao cho bán được giá cao đi, còn nông dân chúng tôi sẽ bảo đảm cà phê “hoa hậu”. Khỏi chê trách, chứ giá như hiện nay (1365 USD / tấn) nói thật chúng tôi chẵng còn được bao nhiêu mà làm. Mà cuộc sống con người cũng phải chuyển đổi công việc để tồn tại chứ cứ ôm mà làm có mà chết! Xin chào”
    Binh loan ti xíu.

  7. trần sung

    Tui kể câu chuyện dài dòng, quý vị bình luận xem:
    Tui có ông anh họ làm KCS cho hãng xe Peugeot ở Pháp. Ổng nói ví von VN mình khó giàu lắm, 1 tấn gạo bán mấy trăm đô, còn họ bán 1 cục nhựa mấy ngàn đô.
    Tui trộm nghĩ mấy hãng họ làm ra sản phẩm họ định giá gấp 3 giá thành rồi bán ra thị trường. Còn mình làm ra cái quái gì (nông sản) cũng đi hỏi thăm “bửa nay giá bao nhiêu?”. Tức là họ định giá bán còn mình thì đi hỏi giá họ định mua được bao nhiêu.
    Nghĩ mà tức, vấn đề ở đây là kỹ thuật. Mình cũng làm nhựa như họ, nhưng làm toàn ghế nhựa, bô, xô chậu, rổ rá. Cũng như mình sản xuất ra hạt cà phê (nguyên liệu chính của ngành chế biến cà phê) mình phải đi hỏi giá để bán.
    Và từ hồi có nhiều thương hiệu chế biến ra thành phẩm tại VN ra đời đến nay, bà con mình cũng lại tiếp tục đi hỏi giá để bán và cũng chẳng có ai nâng thêm cho cắc bạc nào, thảm thương thay!

  8. mt

    Chào các Bác.
    Các bài diễn đàn nói rất có lý. Tôi cứ nghĩ rằng:
    1- Chuyện bán 200.000 tấn cà phê là có vấn đề .
    2-Khi nào các “Đại ca” Xuất khẩu cà phê đổi mới tư duy thật sự thì mới mong có sức mạnh tác động giá cà phê Việt Nam trên thị trường. Đoàn kết , không phô trương, không “đâm theo lao ” mà biết dừng đúng lúc. Chấp nhận lãi lỗ trên thương trường.
    3-Rất cần có sự chi phối của nhà nước về ngành cà phê theo cách điều hành của Brazil.
    Chào

  9. hoa lan

    NGƯỜI TA LÀ FUND, MÌNH LÀ QUỸ. CÀNG NHIỀU QUỸ CÀNG PHẢI CÚNG BÁI NHIỀU, KHÔNG QUỸ NÓ ĂN XƯƠNG UỐNG MÁU MÌNH VÌ NÓ DỮ HƠN…MA!!!

  10. quangtuan81

    chào bạn !
    mình củng nên phải láu cá chút chứ
    người ta nói hiền với bụt chứ ai nói hiền với ma đâu, cuộc sống thì mình phải bon chen chứ
    không như vậy thì các đầu lậu nó đè đầu cởi cổ người dân àh, cho người dân chút ít họ còn nuôi con cái ăn học nửa chứ, cái gì củng từ hạt cà phê mà ra còn tiền phân bón nứa chứ mình nói có đứng không ?

Tin đã đăng

Tin mới nhất

81