Theo thống kê của Bộ NN&PTNN các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thu mua gần 60% tổng lượng cà phê của Việt Nam trong năm 2011, tương đương 600,000 tấn mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp FDI đang thống lĩnh thị trường nguyên liệu cà phê xuất khẩu tại Việt Nam, và với doanh nghiệp cà phê trong nước vốn đã gặp khó khăn nay càng khó khăn thêm gấp bội.
Xem thêm:
Ban đầu chỉ là một công văn tham khảo ý kiến và một công văn trả lời mang tính sự vụ giữa 2 bộ chức năng về việc đưa cà phê vào diện kinh doanh có điều kiện. Thế mà sự việc đã được đẩy thêm một bước khi Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) lên tiếng kêu cứu cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài đã vi phạm pháp luật khi tổ chức thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân, phải lập lại rào cản… (xem ở đây). Công luận đã ngả theo 2 hướng đồng tình và phản đối. Hướng đồng tình chủ yếu là các doanh nghiệp thu mua cà phê bị lấn sân “thua trông thấy”. Hướng phản đối là nông dân làm ra hạt cà phê và các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, bởi họ không thể chịu mãi cảnh bị các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu ép giá.
Sự việc đã được nâng cao khi đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Đăk Lăk, thủ phủ của cây cà phê Việt Nam, lên tiếng ở nghị trường (xem ở đây)
Phóng sự mới nhất sau đây của Đài truyền hình VTV1 thay cho lời kết luận, nhưng lại mở ra một hướng mới buộc các doanh nghiệp nội phải suy nghĩ về sự liên kết với người nông dân để sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng của hạt cà phê. Tuy gọi là mới nhưng thực chất vấn đề đã được triển khai từ rất lâu ở Đắk Lắk (Cty cà phê Thắng Lợi), và được tiếp tục qua việc sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ, 4C… mà khởi đầu đã đạt được một số kết quả khiêm tốn.
Vì nông dân thực hiện theo các bộ tiêu chuẩn này cần tuân thủ một số yêu cầu khá chặt chẽ mà giá bán cũng chưa tương xứng, trong khi nhà thu mua lại “quên” thực hiện những hứa hẹn của mình (xem ở đây). Phải nhận thức đúng là làm sao cho người nông dân được sống ấm no hạnh phúc với cây cà phê, còn nhà thu mua thì phải xem việc đầu tư cho vùng nguyên liệu là sự sống còn của doanh nghiệp mình (xem ở đây). Sự liên minh giữa hai nhà với mục tiêu đưa chất lượng cà phê Việt Nam lên một tầm cao hơn xem ra còn cần nhiều cố gắng.
Vì vậy, phóng sự truyền hình này còn có ý nghĩa như một lời nhắc nhở cho việc đừng chèn ép, đừng bỏ quên người nông dân mà hãy song hành với họ để cùng tồn tại và phát triển.
Link video không tồn tại
Y5Cafe
Làm theo 4C, UTZ thì có sản phẩm chất lượng hơn để nhà thu mua kinh doanh xuất khẩu bán được giá cao, còn nông dân chi phí nhiều hơn mà lợi nhuận thì tăng theo chưa tương xứng. Đó còn chưa nói đến chuyện “bội tín” của cty thu mua, 3-4 năm rồi nợ của nông dân quê tôi đã thanh toán được đâu. Hay đợi cho đến khi cty phá sản thì huề!
Mong những ai đứng ra làm 4C, UTZ thì phải cho nông dân thấy được lợi nhuận cụ thể hơn là lối làm cũ. Cùng xin đừng hứa lèo nữa, nhớ là “một lần bất tín thì vạn lần bất tin”
1. Nếu anh làm sản phẩm có chất lượng cao hơn thì khi bán cho các đại lý bình thường chứ chưa nói đến các điểm thu mua cà phê có chứng nhận còn được cộng giá, còn nếu anh sản xuất cà phê với chất lượng kém thì chắc chắn sẽ bị trừ khi bán cho bất kỳ đại lý nào.
2. Nếu anh làm cà phê có chứng nhận 4C hoặc UTZ mà chi phí tăng lên thì có lẽ do 1 trong 2 vấn đề sau:
a. Công ty mà anh tham gia đã không tư vấn và tập huấn đầy đủ cho bà con nông dân và điều này cũng khiến cho anh chưa hiểu đúng được vấn đề…
b. Lối tiếp cận nông dân của công ty thông qua đại lý nên bỏ mặc cho đại lý muốn làm gì thì làm nên khiến cho nông dân bị thiệt thòi.
c. Môt số công ty không bán được sản phẩm 4C hoặc UTZ nên không có tiền thưởng cho bà con nông dân nên cũng mong anh hiểu và thông cảm cho công ty mà anh tham gia.
Tôi đã tham gia chương trình 4C của 1 công ty AR…..được 1 năm rồi. Không như những công ty khác, công ty này tập huấn rất kỹ lưỡng nên nhờ đó năm vừa rồi tôi có thể tiết kiệm được từ 1/3 đến 1/2 chi phí phân bón so với trước đây trong khi chất lượng vườn cây và năng suất cà phê vẫn không đổi. Mặt khác, thông qua tư vấn về chất lượng của công ty, cà phê của tôi luôn bán được giá cao hơn người khác ở mọi đại lý và ở mọi thời điểm.
Một điều đặc biệt nữa là trước đây tôi chưa từng được ai mời tập huấn về kỹ thuật, kiến thức canh tác cà phê còn mơ hồ, chủ yếu là thấy người ta làm sao, tôi làm theo như vậy, nhưng bây giờ thì khác. Tôi có thể nói rằng tham gia chương trình này hoàn toàn không mất gì mà chỉ có được thêm mà thôi. Tôi nghĩ rằng Chíp con cũng nghĩ như tôi.
Tôi đồng tình với ý kiến của bác Vịnh trong BQT. Là nông dân làm sao tôi biết được ai đúng ai sai, chỉ thấy DN nào mua giá cao hơn thì nông dân bán, khẳng định bất cứ ai mua giá cao hơn là tôi bán!
DN FDI mua giá cao đi cửa trước, kinh doanh có cơ sở đàng hoàng chứ có phải họ đi cửa sau, âm thầm lặng lẽ mua đâu. Chuyện vi phạm luật lệ, sai chính sách v.v… là chuyện của cơ quan chức năng, của cán bộ chứ nông dân thì biết đường nào mà lần.
Tôi nghĩ theo cơ chế thị trường ai cũng có quyền mua quyền bán, miễn là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cơ bản nhất là thuế. Còn như các bác ở TCty cà phê cho rằng họ không đầu tư… vậy thì các bác lấy đâu ra để đầu tư? Không lẽ của các bác?
Mà thôi, chuyện đầu tư biết rồi khổ lắm, nói mãi ! Chỉ là lấy mỡ nó để rán nó thôi mà.
Nói xuôi thế này cũng các vị mà nói ngược lại cũng là các vị, vậy mới có chuyện để nói. Không lẽ họ từ trên trời rơi xuống!
Dú sao vẫn thấy được chân lí: con cá sống được nhờ nước, DN không thể quay lưng lại với nông dân.
Tôi vẫn thích cách làm của công ty cà phê Thắng Lợi hơn, tiếc rằng gia đình tôi lại ở công ty khác mà ở đó người ta chỉ biết thu “tô”, còn bà con nông dân thì sống chết mặc bay !
Vôte Bác Vịnh. Tôi là nông dân, ai mua cao thì tôi bán, không cần biết là DN nội hay ngoại, hể mua cao thì tôi bán… thị trường phải bình đẳng, đúng qui luật.
Chăm lo 500 ngàn ha cà phê già cỗi là chuyện của nhà nước, sao lại bắt DN phải lo? Cứ lấy tiền thuế ra mà lo!
4C, 5C hay mấy C cũng được cả, miễn sao làm cho nông dân phải bỏ chi phí ra ít nhất mà thu lợi cao nhất là nông dân ủng hộ liền. Đừng để cho nông dân phải ngấy đến tận óc như mấy bài báo đã phản ánh là được thôi.
Doanh nghiệp FDI mua cà phê trực tiếp tại nơi sản xuất cà phê lớn nhất nước Việt Nam chẳng có gì là lạ, việc đó đang có lợi cho người sản xuất cà phê thì tốt chứ sao.
Nhà nước cũng cần có những chính sách làm sao vừa tạo điều kiện tốt cho thị trường tiêu thụ cà phê (người sản xuất không bị ép giá) đồng thời xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.