Làm gì để nông dân mặn mà với sản xuất cà phê sạch

Trên thị trường thế giới, cà phê Việt Nam thường có giá trị thấp hơn, một phần vì chúng ta chưa sản xuất được cà phê sạch. Một nền nông nghiệp sạch không chỉ riêng cho cây cà phê là hướng đi cần thiết hiện nay.

Tiêu chuẩn cà phê sạch được tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO) đưa ra là quy trình sản xuất sạch, không tác động xấu tới môi trường sinh thái, sản phẩm không nhiễm dư lượng hóa chất, độc tố nấm mốc và an toàn cho ngường trồng cà phê.

Muốn sản xuất sạch thì người trồng cà phê phải bớt sử dụng phân hóa học, thay vào đó là phân hữu cơ (phân xanh, phân rác ủ, phân hữu cơ vi sinh…), hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, tưới nước vừa phải, tiết kiệm nguồn nước và không ảnh hưởng đến đất trồng.

Tại Việt Nam, việc canh tác cà phê sạch, cà phê sinh thái nằm trong chiến lược của quốc gia mà các doanh nghiệp sản xuất cà phê nỗ lực hướng đến. Tuy nhiên, cà phê của Việt Nam được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, những địa phương có nhiều đồi núi, gặp khó khăn về nước tưới.

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm (cuối năm 2008 đến tháng 8/2010), tỉnh Lâm Đồng – vùng nguyên liệu cà phê lớn thứ hai của cả nước (sau Đắk Lắk) đã thu hút khoảng 5.000 nông hộ tham gia cùng Công ty cà phê Thái Hòa Lâm Đồng trong chương trình sản xuất cà phê sạch UTZ (UTZ Certifeld của Hà Lan) và 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới) với tổng diện tích cà phê được đưa vào canh tác theo chương trình này lên đến 9.000ha.

Chỉ qua một thời gian ngắn canh tác theo tiêu chuẩn của hai bộ nguyên tắc này, các hộ nông dân Lâm Đồng đã sản xuất được 26.000 tấn cà phê 4C và 44.000 tấn cà phê UTZ (được cấp phép theo tiêu chuẩn). Tuy nhiên, nông dân trồng cà phê đã không mặn mà với sản xuất cà phê sạch, vì giá không cao hơn sản phẩm cà phê thường là bao. Các nông dân tham gia chương trình cà phê sạch cho biết: Khi có sản phẩm, chúng tôi đem bán chỉ thu được một khoản lợi nhận cao không nhiều so với các loại cà phê bình thường, trong khi vốn đầu tư cho cà phê sạch không hề thấp. Chính bởi vậy nên nhiều hộ nông dân đã tự nguyện xin rút khỏi chương trình cà phê sạch.

Tuy vẫn còn những trở ngại nhất định, nhưng việc sản xuất cà phê có chứng nhận (theo tiêu chuẩn Châu Âu và quốc tế) là xu thế tất yếu. Hiện nay, tại một số thị trường khó tính như Mỹ, EU đều yêu cầu chứng thực nguồn gốc sản phẩm cũng như chứng chỉ chất lượng trước khi nhập khẩu. Vì vậy, dây chính là hướng đi chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới của thế giới.

Cà phê sạch là chìa khóa để mở ra con đường để cà phê Việt Nam khẳng định uy tín cũng như mở rộng thị trường với nhiều bạn hàng quốc tế.

Trên thị trường thế giới, cà phê sạch cho lợi nhận cao hơn nhiều cà phê thông thường. Trung bình giá 1 tấn cà phê sạch cao hơn cà phê thường 40 USD. Đây là lợi ích kinh tế “trông thấy” với doanh nghiệp và người trồng cà phê. Tuy nhiên, tại Việt Nam cần tìm biện pháp giảm chi phí sản xuất để cà phê sạch mang lại lợi nhuận cao hơn mới khuyến khích người nông dân tham gia chương trình.

Bên cạnh đó, cà phê sạch cũng góp phần đưa nông dân Việt Nam trở thành những nhà sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp, nhanh nhạy với xu hướng tiêu dùng mới, tập trung canh tác nông phẩm cao cấp thay vì đa canh xô bồ.

cà phê sạch trở thành sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trên thị trường hiện nay còn là bởi trách nhiệm, giá trị với môi trường sinh thái. Tài nguyên đất, nước và hệ thống thực vật, vi sinh vật đi kèm được đảm bảo duy trì, phát triển tốt.

Với những ưu thế trên, việc phát triển diện tích cà phê sạch là chuyện tất yếu. Vấn đề lúc này là phải làm thế nào để người nông dân thực sự ý thức được việc sản xuất cà phê sạch là xu thế tất yếu hiện nay của thế giới; đồng thời, làm thế nào để kéo doanh nghiệp thực sự vào cuộc để cùng với nông dân làm ra sản phẩm cà phê có chất lượng cao nhất, đủ khả năng cạnh tranh với cà phê của các quốc gia khác trên thế giới về giá cả.

>> ‘Loay hoay’ chuyện nâng cao giá trị cà phê

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. TAM NÔNG

    Sản xuất cà phê sạch phải thay đổi một số tập quán canh tác và đầu tư thêm công sức!
    Cái lợi từ giá trị tăng thêm của hạt cà phê chỉ là điều hiển nhiên!
    Nhưng giá trị bền vững của vườn cây mới là lợi ích chúng ta cần hướng đến.
    Ví dụ:
    Vườn cây phải thu gom tất cả rác vô cơ như túi nilon, bao bì nhựa, chai lọ thủy tinh và đưa chúng ra khỏi vườn cây để xử lý an toàn!
    một việc làm nhỏ nhưng nhiều lợi ích lớn!

  2. daicachuaboc

    – Tiêu chuẩn để đạt cà phê sạch là rất khó, nên các hình thức sản xuất theo cà phê có chứng nhận như Utz certified, 4C,v.v… có thể gọi là sản xuất cà phê bền vững. Nếu sản xuất cà phê sạch thì tất nhiên là chi phí lớn, nhưng sản xuất cà phê bền vững thì chi phí cũng không cao hơn sản xuất truyền thống, và thậm chí còn thấp hơn nếu áp dụng đúng quy trình.
    – Như đã nói, mô hình cà phê sản xuất theo Utz, 4C, Rainforest Alliance, v.v,… đều là cà phê có chứng nhận, có điều mỗi loại hình nhấn mạnh về lĩnh vực nào nhiều hơn. Trong kinh doanh gọi là đa dạng hóa sản phẩm để tăng phân khúc thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là nhu cầu các nước phát triển thì các loại hình này họ quan tâm nhiều hơn vì họ nghĩ đến bền vững, sức khỏe, môi trường và xã hội.
    Chính vì vậy, mục đích của các loại hình này mới được thực hiện. Vậy nên, giá trị đem lại cho người dân trồng cà phê là giá trị bền vững có nghĩa là cả các giá trị hữu hình và vô hình.
    + Giá trị hữu hình: Như giá tăng nên vài trăm đồng/kg. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm không phải chỉ có từng đó, mà giá trị của cà phê tính tổng thể sẽ được nâng cao (vì đầu ra đa dạng => tăng cầu). Thêm nữa, nông dân được kiến thức và có thói quen tốt trong canh tác nông nghiệp.
    + Giá trị vô hình: Đây là giá trị từ từ mới thấy được như tác động môi trường tốt hơn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó nó lại tác dụng ngược trở lại. Nông dân có ý thức hơn với môi trường sống của họ.
    => Thường người ta chỉ nhìn thấy (không chỉ nông dân, mà cả những người thực hiện/nhà khoa học) là giá cà phê tăng hơn bao nhiêu so với sản xuất cà phê theo truyền thống.
    Thân chào!

  3. Nông dân cà phê

    Đa số nông dân Việt Nam chúng ta cứ đánh giá cái lợi ngay trước mắt mà không chú ý đến lâu dài, nếu tham gia phát triển cà phê sạch, bền vững thì rất ít người quan tâm vì lợi nhuận không cao, nhưng về lâu dài thì việc này rất có ích. Ví dụ cách đây 10 năm tôi chỉ bón 1,5 tấn phân NPK/1ha/năm mà năng suất thu được là 4 tấn nhân, nhưng hiện nay phải mất 3tấn NPK/ha/năm +2 tấn phân vi sinh nữa mà năng suất chỉ 3,5 tấn nhân, điều này chứng tỏ tác hại của môi trường đã ảnh hưởng lớn đến cà phê, đất đai bạc màu nhanh chóng do tác hại của phân vô cơ, sâu bệnh ngày càng nhiều do khả năng kháng thuốc ngày càng cao. Cần phải thay đổi cách chăm sóc cà phê của chúng ta, không những doanh nghiệp hỗ trợ nông dân tham gia vào UTZ, 4C… mà nhà nước phải có chính sách hỗ trợ thiết thực nhất cho nông dân.

    1. Hoàng

      Bạn nên đọc qua bài này https://giacaphe.com/8248/nong-dan-khong-man-ma-voi-ca-phe-sach/
      Theo tôi biết hiện một số cty, doanh nghiệp cà phê đang chạy diện tích để được công nhận “cà phê sạch”, cà phê đạt tiêu chuẩn. Tất nhiên giá trị mua bán, xuất khẩu số lượng cà phê đạt chất lượng này sẽ có giá khác (+ vài trăm đồng/kg), tuy nhiên phần cộng này sẽ vào túi doanh nghiệp hay người nông dân được hưởng thì chỉ có doanh nghiệp biết, trời biết.

      1. Nông dân cà phê

        “chạy diện tích” là sao bác nhỉ? Nếu công ty A liên kết với 100 hộ dân, có tổng diện tích 100 ha, bình quân 1 năm thu 300 tấn cà phê UTZ thì công ty A tối đa chỉ xuất bán 300 tấn cà UTZ thôi, giá xuất sẽ được cộng (ví dụ) 100đ/kg thì chắc chắn không phải một mình công ty A hưởng đâu, họ phải chia cho nông dân nữa chứ, có thể họ chia hết 99đ cho nông dân luôn còn 1 đồng họ giữ lại để làm chi phí, công ty chỉ cần có tiếng . Nếu bác là nông dân có liên kết với công ty A thì bác mang thẳng cà phê đến công ty A bán sẽ được hưởng tiền cộng thêm, chứ bác bán cho đại lý thì không được gì là đúng rồi. Bác nói có trời mới biết là nông dân có được hưởng tiền cộng thêm hay không là sai rồi, doanh nghiệp biết, nông dân cũng biết.
        Theo tôi được biết hiện nay nhiều doanh nghiệp không còn mặn mà gì với UTZ hay 4C vì chi phí bỏ ra (chi phí trả lương hàng tháng cho nhóm trưởng, chi phí nhân viên làm việc, chi phí hội thảo, chi phí thanh tra…) cao hơn lợi nhuận đem về từ UTZ hay 4C, họ muốn giữ lại chỉ vì thương hiệu của công ty thôi. Ý bác Hoàng nói “chạy diện tích” nghĩa là kê đại nông dân A, B, C nào đó, sau đó “chạy” chỗ cơ quan thanh tra cà phê UTZ thì sẽ có chứng nhận UTZ chứ gì? Đây là việc làm đểu ăn tiền thật

    2. daicachuaboc

      Chào bạn!
      – Như đã nói sản xuất cà phê sạch là sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Như vậy, đối tượng mua là những người nghĩ đến sức khỏe, an toàn, … tính truy nguyên của sản phẩm nên giá bán cà phê cũng cao hơn bình thường nhiều. Nhưng việc cao hơn bao nhiêu còn phù thuộc vào trung gian (càng nhiều trung gian thì giá trả cho người nông dân càng ít), doanh nghiệp. Cũng phải chấp nhận, vì nhà kinh doanh lúc nào cũng tìm cách muốn lợi nhuận cao nhất về mình.
      Hơn nữa, ở Việt Nam đa số các loại cà phê chứng nhận/sạch đều do các công ty/doanh nghiệp cà phê tham gia, do đó họ bỏ tiền túi đăng ký, đánh giá, thuê chuyên gia, nhân viên để thực hiện thì lợi nhuận họ lấy lại cũng phải cao. Nếu giờ người dân mà tự đăng ký, thực hiện, thuê cơ quan giám sát và đánh giá, chắc chắn giá cà phê chứng nhận sẽ do người dân quyết định. Tất nhiên, nông dân phải trả chi phí đăng ký, tập huấn, đánh giá; đặc biệt với sự sở hữu diện tích nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết nhóm hộ thì chi phí phải trả rất lớn và nếu vậy chắc chắn nông dân còn không mặn mà hơn với loại hình này.
      – Sản xuất nông nghiệp phải là sản xuất hàng hóa, theo yêu cầu thị trường. Vì vậy, dù giá cà phê có cao hơn bình thường hay không thì cũng không quan trọng mà quan trọng thị trường cần cái gì. Nếu thị trường cần cà phê thường, ta bán cà phê thường; nếu thị trường cần cà phê chứng nhận, ta bán cà phê chứng nhận; nếu thị trường cần cà phê sạch/hữu cơ, ta bán cà phê sạch/hữu cơ.
      Vì vậy, tôi nghĩ bấy lâu nay người vẫn kì vọng vào giá cả, cố đem lại lợi ích (về giá) cho người trồng cà phê và vẫn lay hoay từ nhiều năm mà chưa tìm ra giải pháp là vì chưa đánh vào ý thức người dân, chưa tìm ra giá trị cốt lõi của cà phê chứng nhận, cà phê sạch đem lại cho người dân trồng, cho ngành cà phê Việt Nam.

  4. Nông dân 8x

    Các bác đững nhầm lẫn giữa cà phê sạch và cà phê bền vững.
    Với lối canh tác theo tập quán của nông dân chúng ta thì việc hướng cho họ sản xuất cà phê bền vững cũng là vấn đề rất lớn huống chi là sản xuất cà phê sạch.

    1. Đại ca chùa bộc

      Chính xác!
      – Cà phê sạch cần rất nhiều tiêu chuẩn nên sản xuất rất khó và giá bán ra cũng cao rất nhiều.
      – Còn cà phê bền vững là khái niệm “Hôm nay, sản xuất cà phê được mà tương lai vẫn sản xuất được, nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên”. Các loại hình như Utz, 4C, … là cà phê có chứng nhận, chú trọng đến tính bền vững qua các tiêu chí về “làm đồng tốt” (mà người ta vẫn dịch: Thực hành nông nghiệp tốt), môi trường và xã hội.
      Trên thế giới, có nhiều nơi thực hiện mô hình nhưng khi họ tổng kết lại thì có nơi hiệu quả cao, có nơi hiệu quả bằng hoặc thấp hơn với nông nghiệp truyền thống.
      – Ở Việt nam thì tin chắc cà phê Bền vững/có chứng nhận sẽ hiệu quả hơn. Kiến thức về canh tác, sử dụng thuốc, phân bón, tưới nước của dân ta nhiều vấn đề phải bàn. (Tất nhiên, quy trình trồng và chăm sóc cà phê cũng còn chung chung, không có quy trình cho từng vùng và từng địa phương; nghiên cứu giống và áp dụng cà phê mới còn hạn chế.)

  5. hoang phuc

    Đối với cafe sạch mình không biết giá cả ra sao so với cafe thường nhưng đối với cây mac-ca giá mac-ca sạch luôn cao hơn >20% so với loại thường.

  6. hoang phuc

    Theo mình biết ở VN có 2 nhà máy chế biến hạt mac-ca là DONAFOOD xa lộ Hà Nội phường Long Bình, Đồng Nai và THAIBINHFOOD ở Quỳnh Phụ, Thái Bình. Hai nhà máy này hàng năm nhập 10.000 tấn hạt mac-ca tại Úc, Nam Phi về chế biến. Ngoài ra một số cty như VINAMIT, Vinamaca cũng hứa có hạt bán họ sẽ mua chế biến, trong khi đó VN phải 3 năm nữa mới có sản phẩm ra thị trường, còn hiện tại có bao nhiêu hạt các cty dùng để làm giống.

    1. Nông dân cà phê

      Dùng để làm giống hết thì cần gì mac-ca sạch? vậy mà bạn khẳng định macca sạch giá luôn cao hơn 20% so với macca thường, chắc là các công ty mới hứa như vậy thôi chứ họ chưa chú ý mua macca sạch về là giống đâu.

  7. Chính Trung GL

    Lấy hạt măcca của cây bói hay cây còn tơ để làm giống hết thì giống ấy có đáng để tin cậy không? Bà con nghĩ sao?
    Tôi tìm trang Web của Thabinhfood và Donafood để tìm hiểu mà không thấy họ đề cập gì đến hạt măcca và sản phẩm có sử dụng hạt măcca. Còn hứa thì ai hứa mà chả được.
    Thông tin về măcca trên mạng còn nghèo nàn lắm!

  8. hoang phuc

    Mình nói mac-ca sạch là nói thị trường thế giới, chứ ở VN nhập khẩu về gia công rồi xuất thô nên không thể nói là sạch. Sạch đây phải nói từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến. Đúng là thông tin từ các cơ quan chủ quản và nhà chế biến về cây mac-ca còn ít (donafood thì được vài chữ) không chỉ mac-ca mà cây nào cũng thế. Mấy đợt hội thảo về cây mac-ca tại Buôn Mê Thuật có sự tham gia của donafood bạn có thể liên hệ Giám Đốc: Nguyễn Thái Học dt: 8461891637. Hay GS Nguyễn Lân Hùng dt: 0913302718 (chương trình bạn nhà nông). Ngoài ra bạn có thể vào trang quốc tế về cây “macadamia” sẽ có rất nhiều bài viết. Nói chung trong nông nghiệp luôn có phần thưởng xứng đáng cho người tiên phong.

  9. Chính Trung GL

    Ui zà ! Nếu mà đọc được như bạn nói thì mình không phải là nhà nông.
    Cần là cần khoa học đến với nhà nông, còn đây bạn bảo làm ngược lại ! Hèn gì nông nghiệp nước ta muôn đời cứ lạc hậu vì thói quen hô khẩu hiệu.
    Nhà khoa học, nhà kinh doanh đến với nhà nông là chỉ để kiếm ăn hay để ban phát ân huệ? Còn nhà nông cần thì tự tìm lấy, trên các trang quốc tế thiếu gì !

Tin đã đăng

Tin mới nhất

89