Giá cà phê thế giới tăng vọt trong phiên giao dịch ngày 26/4/2011 bởi USD tiếp tục yếu và nhu cầu mua vào mạnh của các nhà đầu tư.
Tại New York, giá cà phê arabica giảm vào lúc mở cửa so với phiên trước đó bởi USD mạnh lên truớc thềm cuộc họp của Uỷ ban Thị trường mở của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FOMC). Hoạt động bán tháo của nhà đầu tư diễn ra ồ ạt ngay sau đó, khiến giá có lúc rơi xuống còn 286,85 cent/lb. Nhưng kể từ giữa phiên, nỗi lo nguồn cung tiếp tục thắt chặt đã thúc đẩy nhà đầu tư gom hàng, giá bật tăng mạnh mẽ lên sát 3 USD/lb. Tổng khối lượng giao dịch của kỳ hạn tháng 7 đạt trên 7.200 lô.
Lúc đóng cửa, giá cà phê giao tháng 7 tăng 4,9 cent lên 295,7 cent/lb.
Trên thị trường London, hoạt động giao dịch trở lại sau chuỗi nghỉ lễ dài ngày đã tiếp sức mạnh cho nhà đầu tư. Tổng khối lượng giao dịch thị trường này, kỳ hạn tháng 7, đạt trên 15.000 lô, cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ hạn tại New York. Đóng cửa phiên, giá tăng 67 USD lên trên 2.500 USD/tấn lần đầu tiên trong vòng 1 tháng qua.
Tổ chức Cà phê Quốc tế ước tính, dự trữ cà phê của các nước sản xuất chủ chốt đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1965 – khi tổ chức này bắt đầu theo dõi tình hình dự trữ cà phê toàn cầu.
Ở thị truờng trong nước, giá cà phê nhân xô hôm nay đồng loạt tăng 1.200 đồng so với những ngày vừa qua, lên 48.900 – 49.000 đồng/kg – một trong hai mức cao nhất từ trước tới nay. Cà phê trong nước hiện giữ kỷ lục 49.100 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu cũng tăng mạnh trong phiên hôm nay theo giá thế giới, lên trên 2.400 USD/tấn, FOB.
Giá cà phê năm nay tăng cao đã giúp kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng 3 chữ số trong 4 tháng đầu năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm đạt 1,39 tỷ USD, tăng 111,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cho dù khối lượng chỉ tăng có 37,3% lên 650 nghìn tấn.
Nguyễn Hằng (Giacaphe.com)
Xin chào mọi người, Bảo Lộc hiện tại thu vô 47,900 nhưng trên mạng 48,900 chênh lệch 1,000 VND!
Đ’rao 48.500đ
Trời ơi, Chi nhánh Vina Gia Lai mua 48,600, còn DN Nguyên Hạ mua 48,800 tại nhà. Công ty Cà phê Việt Nam cũng ép giá vậy nói chi thương nhân.
Nhất định năm sau không gởi nữa. Không biết các nơi khác có cùng nỗi buồn thế không !
Lâm hà có 48.100 thôi các bác ạ !
do ti gia rot con co 20.600 nưa thôi nên giá cà phê mới thấp vậy thôi, trong sàn giao dịch chỉ nắm được giá tại lon don ma không nắm được giá USD nên gia mới chênh lệch vậy đó
Giá cà phê tại Di linh cũng vậy bà con ạ. Giá trên mạng là 48.900 đồng, vây mà giá cà phê ở Di linh chỉ có 48.000 đồng, chênh lệch 900 đồng. Lý do tại sao lại như vậy? Bà con nông dân như chúng tôi cà phê chủ yếu là gửi tại các đại lý thu mua cà phê, mà các đại lý thì đã bán hết cà phê của chúng tôi đi rồi, chúng tôi thì thấy cà phê có khả năng lên giá nên chưa chốt giá bán. Hôm nào cũng lên mạng để coi xem giá cà phê lên bao nhiêu để bán nhưng khi giá trên mạng lên muốn bán, hỏi đi đại lý để bán thì giá các đại lý đưa ra lại rất thấp (thấp hơn từ 500 – 1.200 đồng/kg). Như vậy có phải là các đại lý quá ép giá bà con nông dân chúng tôi không? cuối cùng cũng chỉ nông dân là thiệt thòi thôi.
Nói mãi cái chuyện gửi cà phê, bị ép giá. Mà sao cứ vẫn gửi nhỉ?
Coi như là chi phí thuê kho bãi đi, kêu ca làm gì, sao ko để ở nhà !
Doanh Nghiệp mua bán phải có lời chứ các bác. Mỗi năm có hơn chục DN phá sản và ôm hàng của dân mà lỵ.
Dự báo giá cà phê còn lên nữa, hơn 50.000đ/kg. Bà con nên ôm hàng lại chờ đi.
Khổ nỗi để ở nhà chúng tôi không an tâm khi đi làm rẫy được nên buộc phải gửi cho các đại lý thu mua. Mà các đại lý lợi dụng điểm này để chèn ép nông dân là không được, giá cà phê sao thì mua vậy chúng tôi sẵn sàng trả tiền bãi.
Nếu mua ép giá .Tại sao không đến 1 đại lý khác nào đó mà bán cafê. Bảo ĐL mình gửi giao hàng cho nơi mình bán?
Đủ chiêu thức hết bạn ơi!
Mình đã thấy rồi, cà phê đã gửi mà đòi lại thì nhận được cà phê 25% đen vỡ (hai mươi lăm chứ không phải 2.5%!)
Còn không “em kẹt quá anh/chị để năm sau lấy đi, em tính 1 tấn thành 1,2 tấn!”…
Khi gửi mình nên có hợp đồng rỏ ràng , về thời gian chất lượng cách thức thanh toán , nếu không thì rắc rối là khó tránh khỏi đó bạn.
Biết để ở nhà bị ăn trộm nên mới gởi, vậy thì công đó tính cho ai . Bà con ta cứ thấy trước mắt mất đi từ 500 đến 1000đồng/kg . Bà con ta bán theo giá cà phê vo còn các đại lý người ta bán cho các công ty phải làm dem độ đen vỡ công vận chuyển bốc vác , chưa kể cà phê bà con gởi đến giờ này bị mất kg một tấn ít gì cũng mất khoảng từ 20-25kg. Vậy thì 1000đồng/kg có gì mà phải than phiền. Mong bà con ta phải hiểu. Còn kêu than thì đừng có gởi để ở nhà bỏ công ra mà trông.
Nếu mua ép giá .Tại sao không đến 1 đại lý khác nào đó mà bán cafê . bảo ĐL mình gửi giao cho nơi mình bán?
Chỗ tôi cũng 48.5 thôi bà con ạ. Mấy ngày nay ko thấy Chị Chuotdong phản hồi nhỉ hay là bị meohoang bắt rồi.
Không đại lí nào dại đến mức độ cà phê của dân gửi lại để trong kho cả – Đúng ra là họ “Được” chiếm dụng vốn- nên lẽ ra họ mua của người gửi cao hơn mới phải, để năm sau họ còn gửi nữa chứ…
+Để giảm tình trạng mình gửi hàng mà bị đại lý ép giá như vậy theo tôi có 2 biện pháp:
– Mình ko gửi hàng nửa, bởi vì khi mình gửi thì cafe đã thuộc về họ rồi, họ muốn ép kiểu nào chẳng được. Nhà tôi trước cũng gửi đại lý nhưng lúc nào cũng bị ép nên giờ ko gửi nữa, giờ cứ chỗ nào mua cao mình bán.
– Có sự can thiệp của quản lý thị trường. Cứ chỗ nào mua ép giá thì có biện pháp hanh chính xử lý, cũng giống như quản lý giá bán xăng dầu vây.
+ Có như vậy thì quyển lợi của nông dân mới được đảm bảo.
Mong có thêm ý kiến đóng góp của bà con
Ở Krông Pak Đak Lak đại lý mua 49.000 rồi bà con ơi! ai còn cà phê thi mai mang tới đây bán nghe.
Ở Dak Lak thì dưới khu vực Krông Pak là mua giá thấp nhất.
Tại sao không có cơ quan nào bảo vệ quyền lợi nông dân mình nhỉ. Ông Vicofa sinh ra để làm gì nhỉ. Chắc sinh ra để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp vì ông doanh nghiệp mới kêu cái là có mặt còn nông dân chúng ta kêu hoài mà không thấy ai can thiệp chán quá.
Vicofa sinh ra để thu phí, để đề xuất hổ trợ DN từ DN nuôi Vicofa.
Chứ biết để làm gì??
Giá cà phê lên nhưng hiện tại doanh nghiệp và bà con nông dân đâu còn cà phê để bán, chỉ mong giá giữ ở mức trên 40.000đ/kg vào vụ thu hoạch tới
Đến mùa mà giữ được giá như thế là tốt rồi bác Hệ ạ! Bà con mình thiếu vốn để đầu tư, lo cho con ăn học không biết chạy vạy vào đâu nên nhiều người đã đi hỏi bán cà non giá thấp hơn thế nữa.
Nhà nước cần phải có chính sách cho nông dân làm cà phê vay được vốn ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian cho vay dài hơn (từ 10 tháng – 1 năm), sau khi thu hoạch xong là có cà phê bán để trả nợ cho ngân hàng ( trong khoảng tháng 1 Âm lịch là đến hạn trả nợ ). Vì thời gian cho vay ngắn, người làm cà phê chưa có thu nhập mà đã đến hạn trả vì thế nhiều gđ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người phải đi vay tiền nóng ( Lãi suất cao) bên ngoài để đáo hạn cho Ngân hàng. Một vấn đề nữa mà lâu nay vẫn thường gặp là : Người nông dân ở những vùng xa đi lại khó khăn, không nắm rõ thủ tục hoặc ngại tiếp xúc với các cơ quan để làm thủ tục vay ngân hàng vì thế phải qua “cò vay” nên phải mất thêm “tiền cò” từ 4-5% trong khi tài sản thế chấp có. Làm nông nghiệp thì vất vả quanh năm, các khoản chi phí ngày một cao lại phải gánh thêm lãi suất đi vay cao như thế nữa thì lấy đâu ra mà có thu nhập cao để tái đầu tư cho vườn cây, con cái ăn học … Theo tôi nên có một cơ chế vay vốn thật sát thực với người nông dân vay vốn đầu tư cho vườn cà phê, Ngân hàng NN&PTNT nên có những điểm giao dịch xuống cấp xã để nông dân được tiếp cận dễ dàng hơn.