Thêm một sàn giao dịch cà phê

Lời bạt:

Tháng 9.2010, Sở Giao dịch hàng hóa Triệu Phong là cái tên đầu tiên được Bộ Công thương cấp phép với mong muốn các nhà chế biến, nhà buôn lớn, nông dân xích lại gần nhau.

Sau 6 năm được cấp phép, Sở Giao dịch hàng hóa Triệu Phong giờ đã mang một tên mới là Sở Giao dịch hàng hóa VN (VNX)

Sáng nay, Tập đoàn Triệu Phong đã làm lễ ra mắt Sở giao dịch Hàng hóa Triệu Phong (TPE) tại TP.HCM.

ky-ket-san-giao-dich-hang-hoa
Sở giao dịch Hàng hóa Triệu Phong

Theo bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đây là lần đầu tiên Bộ cấp giấy phép hoạt động cho mô hình này, trước mắt sẽ có 3 mặt hàng tham gia giao dịch: cà phê, cao su và thép (thông qua Hiệp hội Thép, Cà phê và Cao su). Trên thực tế, mô hình giao dịch hàng hóa qua sàn đã xuất hiện trước đây như: sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC), sàn giao dịch của Sacombank (Sacom – STE), sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ…Theo ông Nguyễn Duy Phương, điểm khác biệt của TPE so với các mô hình trước đây là mua – bán hàng hóa tương lai (nhà sản xuất sẽ ký hợp đồng trước với doanh nghiệp – bên mua) thay vì hình thức giao – nhận ngay.

Đại diện của Tập đoàn Triệu Phong cho biết, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong giai đoạn này là nhận thức của các nhà sản xuất và nhà đầu tư Việt Nam về mô hình giao dịch hàng hóa qua sàn vẫn còn mới mẻ. Như thế sẽ không dễ trong việc đưa kênh này đến với họ. Đó là chưa kể đến nhân lực cung ứng cho hoạt động này hạn chế do thiếu kinh nghiệm. Song, chiếm khoản đầu tư cao nhất là hệ thống công nghệ nhằm kết nối TPE với 20 sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, hệ thống ngân hàng và kho bãi…

Được biết, Sở giao dịch hàng hóa này sẽ là nơi phụ trách danh mục các nhà đầu tư tham gia giao dịch, mặt hàng và hoạt động mua – bán. Đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính (cho vay kinh doanh, dịch vụ thanh toán bù trừ cho các doanh nghiệp), bảo hiểm rủi ro, trung tâm kiểm định hàng hóa (đảm bảo được các khâu giao, nhận và trữ hàng hóa cho khách hàng). Ong Nguyễn Duy Phương cho biết, hiện công ty ông đang làm việc với Bộ Công Thương và một số đối tác nước ngoài để tạo tính liên thông với các sàn quốc tế, đảm bảo được tính thanh khoản và cơ chế giá phù hợp cho các mặt hàng tham gia giao dịch. Giao dịch hàng hóa thông qua kênh của TPE sẽ khớp lệnh theo hai phương thức là đấu giá và báo giá.

TPE sẽ chính thức hoạt động vào đầu năm 2011 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng và sẽ tăng lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2015. Dự kiến đến năm 2014, Triệu Phong sẽ chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nguyen Van An

    Nông dân vẫn thiệt thòi khi tỷ gía USD/VNĐ như hiện nay.
    Kính thưa các bạn !
    Chuyện bán cà phê lúc này hay trước đây tôi không bàn đến nữa. Nhưng tại thời điểm này với gía thu mua của doanh nghiệp như trên sàn hay ở trang web này thì người nông dân vẫn rất thiệt. Khi mua phân bón thì nông dân phải chịu tỷ gía USD ngoài thị trường nhưng khi bán cà phê thì theo tỷ gía quy định của ngân hàng, thấp hơn nhiều so với thị trường. ví dụ như ngày hôm nay : tại Luân đôn , gía 1818 USD/tấn, trừ lùi 100 USD =1718 USD * tỷ gía 19800 =34.016,4 VNĐ/kg. Còn gía thu mua 31500 VNĐ/kg. Vậy doanh nghiệp kinh doanh lãi =2516,4VNĐ/kg, nhưng thực tế thì họ thu lãi là .3.117,8 VNĐ/Kg ( vì theo tỷ giá USD ngoài thị trường tự do la 20.150 VNĐ/USD)
    Vài điều tâm sự cùng các bạn để cùng chia sẽ những thiệt thòi của người trồng cà phê và hy vọng người kinh doanh cà phê xuất khẩu hãy xem lại để có thể giúp đỡ nông dân trồng cà phê được tốt hơn.
    Nguyễn Văn An.

  2. Nguyễn tiến Đạt

    Xem bảng báo giá cà phê nội địa ngày 21/10/2010 ĐakLak mua vào 31.300—> 31.500 đ, không biết lí do nào mà các đại lí tại Buôn Hồ ĐakLak chỉ mua với giá 31.000 đ. Như vậy có phải ép giá người nông dân chúng tôi không? Đó là chưa nói đến lời phân tích bài viết của anh Nguyễn văn An quá thực tế .
    Như vậy chúng tôi chỉ mong qúy cơ quan chức năng có biện pháp can thiệp vào vấn đề nêu trên để người nông dân chúng tôi được hưởng lợi, còn không thì các tư thương đại lí muốn mua giá nào thì mua thì người nông dân chúng tôi không thể ngóc lên nỗi.
    Chào , góp ý xây dựng
    Nguyễn tiến Đạt

  3. VÕ THỊ BỘI CHÂU

    Tôi thấy giá caphe hiện nay trên thị trường là khá cao, người nông dân đã có lãi tương đối. Tuy nhiên các đại lý thu mua vẫn chèn ép giá khi mua, đặc biệt là các đại lý ở xa thành phố BMT. Họ đưa ra nhiều lý do khác nhau nhưng chung quy lại vẫn là phí vận chuyển và chi phí vay ngân hàng cao.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83