Việc người trồng cà phê ở Tây Nguyên không mặn mà với việc sản xuất cà phê sạch hẳn là một trong những nội dung quan trọng được bàn tại hội thảo quốc tế về “Sản xuất và tiêu thụ cà phê bền vững” – dự kiến sẽ tổ chức tại Đắc Lắc sắp tới.
Việc nông dân không mặn mà với cà phê sạch đã đặt ra cho không chỉ cho các công ty riêng lẻ mà cho cả ngành cà phê, cùng các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương nhiều vấn đề đáng suy nghĩ trong chương trình phát triển cà phê sạch.
Theo ông Nguyễn Kim Tú – Phó tổng GĐ Công ty cà phê Thái Hòa Lâm Đồng – việc tổ chức sản xuất cà phê sạch ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng vẫn còn không ít bất cập. Cũng theo ông, chỉ chưa đầy 2 năm – từ cuối 2008 đến tháng 8.2010, Thái Hòa Lâm Đồng đã thu hút khoảng 5.000 nông hộ trên địa bàn Lâm Đồng – vùng nguyên liệu cà phê lớn thứ hai trong cả nước (sau Đắc Lắc) – tham gia cùng Công ty trong chương trình sản xuất cà phê sạch UTZ (UTZ Certifild của Hà Lan) và 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới) với tổng diện tích cà phê được đưa vào canh tác theo chương trình này lên đến 9.000ha.
Chỉ qua một thời gian ngắn canh tác theo tiêu chuẩn của hai bộ nguyên tắc này, những hộ nông dân Lâm Đồng đã sản xuất được 26.000 tấn cà phê 4C và 44.000 tấn cà phê UTZ (được cấp phép theo tiêu chuẩn). Tuy nhiên, nông dân trồng cà phê đã không mặn mà với sản xuất cà phê sạch, vì giá không cao hơn sản phẩm cà phê thường là bao. Một nông dân tham gia chương trình cà phê sạch nói: Khi có sản phẩm, chúng tôi đem bán chỉ thu lại một khoản lợi nhuận cao không nhiều so với các loại cà phê bình thường, trong khi vốn đầu tư cho cà phê sạch không hề thấp. Tính ra, chúng tôi bị lỗ, nên nhiều hộ nông dân đã tự nguyện xin rút khỏi chương trình cà phê sạch”.
Mặt khác, không phải nông dân nào cũng tuân thủ theo quy trình, nên sản phẩm làm ra không đồng đều; do đó, tỉ lệ thải loại của cà phê Việt Nam nói chung và cà phê sạch nói riêng trên thị trường cà phê thế giới cao hơn nhiều so với các quốc gia khác”.
Tuy vẫn còn những trở ngại nhất định, nhưng việc sản xuất cà phê có chứng nhận (theo các tiêu chuẩn Châu Âu và quốc tế) là xu thế tất yếu. Theo dự báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, giá cà phê Lâm Đồng và Việt Nam trong niên vụ tới (2010 – 2011) sẽ không có những biến động lớn và nằm ở mức có thể chấp nhận được (khoảng từ 24.000 – 29.000 đồng/kg).
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nhất định để tỉnh triển khai chương trình sản xuất sạch đối với cây cà phê theo chương trình tổng thể sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Vấn đề lúc này là phải làm thế nào để người nông dân thực sự ý thức được việc sản xuất cà phê sạch là xu thế tất yếu hiện nay của thế giới; đồng thời, làm thế nào để “kéo” doanh nghiệp thực sự vào cuộc để cùng với nông dân làm ra sản phẩm cà phê có chất lượng cao nhất, có đủ khả năng cạnh tranh với cà phê của các quốc gia khác trên thế giới về giá cả.
Xem thêm: Cà phê có chứng nhận bền vững khó bán
Xin góp ý với Anh Khắc Dũng (Lao động) một vài ý:
– Cà phê anh nói ở trên không phải là cà phê sạch mà là cà phê có chứng nhận (Hay còn gọi là cà phê bền vững). Vì sạch là anh phải tuân thủ theo quy trình từ A đến Z không có hóa chất, không ô nhiễm môi trường… . Chương trình này chỉ chú trọng vào truy nguyên nguồn gốc sản phẩm là chính.
– Làm chương trình này mà nói vốn đầu tư cho cây cà phê cao là sai. Vì chương trình này khuyến cáo người trồng cà phê nên đầu tư đúng, đủ, hiệu quả (so với mức đầu tư hiện nay là tràn lan, không đúng, không hiệu quả gây lãng phí… )
– Bà con thường hay bị dị ứng với những cái mới, vì cái mới thường hay bắt nông dân làm gì cũng phải theo hệ thống. Vì thế cho nên cứ nghĩ là cà phê bền vững là phải thế này thế nọ, thực tế không ai bắt mọi người phải thay đổi quan điểm canh tác từ xưa đến nay, chỉ chú trọng vào sắp xếp các công việc một cách có hệ thống để tính toán chính xác giá thành sản phẩm mình làm ra, mình có thể thay đổi cách đầu tư sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả là được.
– Có nhiều công ty làm chương trình này không phải vì chất lượng vùng nguyên liệu mà chỉ là để đánh bóng thương hiệu, làm quảng cáo sản phẩm. Vì thế họ thường thổi phồng lên rằng cà phê sạch này nọ, không có cà phê sạch chỉ có cà phê bền vững chất lượng hai thằng này như nhau, cà phê bền vững bán thường có giá thưởng cộng thêm vào để khuyến khích người trồng cà phê, giá thưởng đó không phải trả cho giá trị của sản phẩm mà chỉ giúp cho việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm được thuận tiện. Vì thế nó cũng rất kén khách hàng, anh nào cần nguồn gốc xuất xứ thì anh mới mua, còn những anh không cần thì họ trả tiền đó làm gì?!.
– Người nông dân được lợi rất nhiều mà nhiều khi mình không biết, khi nào có thời gian tôi sẽ nói rõ hơn cái lợi, bà con mình đừng nên lăn tăn cái chuyện đầu tư nhiều hay ít.
Nếu nói theo anh Trần Quang thì nhà báo này… viết bậy à?
Những chủ trương thế này rất cần thông tin chính xác để định hướng cho bà con chứ! Báo chí thế này thì nguy hiểm quá!
Mong bà con cho ý kiến.
Tôi đọc xong, không biết chỗ nào anh gửi Anh Khắc Dũng chỗ nào gửi nông dân, tù mù quá!!!
nhưng đọc xong hàng chót , tôi cố sống đến khi… anh rỗi rồi anh nói cho nông dân tôi được nghe !!!
Có bạn đặt câu hỏi tại sao không ủng hộ các DN nội để tạo áp lực cạnh tranh với các DN ngoại, đẩy giá thu mua lên cao, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Cứu các DN nội cũng là cứu cà phê Việt Nam. Nhưng bằng cách nào đây?
Sản xuất cà phê sạch là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN nội. Giúp họ thu thêm lợi nhuận nhưng lại để nông dân lại phải chịu thêm thiệt thòi là không hợp lý .
Theo bài viết :
“Nông dân trồng càphê đã không mặn mà với sản xuất càphê sạch, vì giá không cao hơn sản phẩm càphê thường là bao mà chi phí sản xuất lại nhiều hơn.”
”Tính ra, chúng tôi bị lỗ, nên nhiều hộ nông dân đã tự nguyện xin rút khỏi chương trình càphê sạch”.
Sẽ là không công bằng khi chúng ta kêu gọi nông dân sản xuất sạch mà lợi nhuận chỉ nghiêng về một phía.
Xin hãy vì nông dân !
Về việc sản xuất cà phê sạch, theo tôi không có gì khó với nông dân Tây nguyên. Họ đều làm được với điều kiện phải tính toán các khoản đầu tư thế nào cho có lợi nếu sản xuất theo hướng cà phê sạch như sản xuất đảm bảo không sử dụng thuốc BVTV có tính chất lưu trữ trong sản phẩm ,bón phân đúng qui định ,thu hái hoàn toàn quả chín…Qua các công đoạn đầu tư tính trên một ký nhân cà phê sạch phải mất 20.000$. Còn sản xuất theo hướng cổ truyền, thu hái xanh không đảm bảo chất lượng thì một ký cà phê xô chỉ mất 15.600$. Nông dân phải tính toán thế nào là có lợi khi mà bán cà phê sạch cho các đại lý thu mua tạm tính như giá hiện nay giỏi lắm thì ở mức 29.500$ là hết giá, còn với cà phê xô ( thu hái xanh ) là 28.700$. Do vậy bà con phải tính toán sản xuất thế nào cho có lợi nhuận (chưa kể những năm mất mùa mất giá). Tất nhiên người nông dân sẽ khó bỏ lối thu hoạch cà phê hái quả xanh. Nên các nhà xuất khẩu muốn cho ngành cà phê việt nam sản xuất theo hướng chất lượng cao thì phải có một qui trình thu mua hợp lý cho giá cả của cà phê chất lượng cao so với cà phê xô. Tôi tin chắc nếu nhà xuất khẩu cho các đại lý thu mua thành hai sản phẩm riêng biệt, khi đó tự người nông dân chọn theo hướng sản xuất. May ra từ đó cà phê VN mới có cơ hội đứng vững trên thị trường quốc tế.
Vấn đề ở chỗ đầu tư cho cà phê theo qui trình an toàn, bền vững (Như nào là cà phê sach?) sẽ bán được giá A với chi phí đầu tư là X, còn theo canh tác truyền thống sẽ bán được giá B với chi phí đầu tư là Y. Tính chi li ra với chi phí X người nông dân phải bỏ thời gian, trí tuệ nhiều hơn, chỉ áp dụng với nông dân chuyên canh cà phê, còn nếu với chi phí của Y thì người nông dân có thể đi nuôi bò, heo, làm thêm kiếm thu nhập, uống trà… Như vậy nếu bán với giá A sẽ cao hơn giá B, nhưng khoản chênh lệch giá cao hơn đó có thực sự hiệu quả, thuyết phục được bà con nông dân mặn mà hay không? Mặc dù tính kỹ lưỡng thì “bền vững” cả người trồng lẫn người tiêu dùng nhưng trước mắt người nông dân cần phải nuôi con của họ nên cái gì cũng phải thực tế rõ ràng. Chẳng hạn bạn mời nông dân đi hội thảo, thì đa số họ nếu bạn không có quà hay chi phí bồi dưỡng thì họ ở nhà kiếm thu nhập 80.000 vnd để mua gạo, vì đi hội thảo rồi về mà chẳng có lấy tiền mua gạo!!?? Họ (đa số) không nghĩ đến kiến thức trong hội thảo mà họ thu được. Cà phê bền vững áp dụng cho nông dân tiến bộ, cầu tiến nhưng số lượng là bao nhiêu?
CHUỘT CẮN CÀNH
thời gian gần đây rẫy nhà tôi ( Đạt lý) bị chuột cắn cành. Không biết phải chuột không nữa? Cây nào xanh tốt các cành non, trái nhiều đều bị cắn rất nhiều. Bác nào có kinh nghiệm chia xẽ cho tôi với!!!
đúng đó bác hoa thuan ạ nếu vườn cà phê nhà bác mà để cỏ mọc tốt là chuột sẽ cắn hết cành cà phê vì chuột là loài gặm nhấm chúng tìm cách gặm các cành cây cho răng cửa của chúng mòn đi không sẽ dài ra quá đó là tập quán của loài gặm nhấm đó bác ạ.
đó là chuột thật còn một loài chuột đầu đen nếu bác để cỏ tốt loài chuột đầu đen đó giả vờ vô cắt cỏ rồi dùng dao hay kìm sẽ cắt những cành sai trái và già bỏ dưới gùi đậy cỏ lên trên để che giấu tội ác của mình cháu đã chứng kiến vườn nhà cháu bị như vậy mà đa phần là người dân tộc nếu nói nặng lời với họ thì họ sẽ chặt hết vườn cà phê luôn. Sợ lắm bác ạ tốt nhất là nói nhỏ nhẹ với họ và đừng bao giờ để cỏ mọc trong thời điểm đầu tháng tám hay giữa tháng tám đầu tháng chín vì bọn người đó lấy cớ cắt cỏ để ăn cắp cà phê với thủ đoạn là bấm cành những cây chín trước.
Đang trao đổi vụ cà phê sạch chưa đến đâu lại quay sang chuột cắn !
Nông dân tầm nhìn có hạn chế, chỉ biết và thấy có lợi cụ thể, thiết thực thì làm.
Xin hãy chỉ cho bà con.
Qúi BBT.
Nếu được, BanBienTap cho 1 góc nhỏ để nông dân trao đổi với nhau kinh nghiệm chăm sóc cafe.
Nhiều lúc có các câu hỏi muốn hỏi, nhưng không biết trình bày ở đâu, nên thường làm phiền các bác khác.
Cám ơn BBT.
Kính Thưa Quí Nhà Báo và Bà Con Nông dân đang canh tác cà phê.
Khi đọc qua bản tin của công ty thái Hòa tôi vô cùng ấy náy cho việc làm của công ty này.
Tôi là một nông dân đang chăn sóc cà phê, trước đây chỉ biết chăm sóc cây trồng bằng kinh nghiệm của mình và của bà con lối xóm, truyền miệng với nhau bằng kinh nghiệm tốt nhất của từng hộ gia đình. Từ khi tham gia chương trình chứng nhận cà phê phát triển bền vững trong suốt 3 năm nay việc bón phân phun thuốc được các anh em cán bộ kỹ thuật dìu dắt về đến tận vườn chỉ đạo. Ngoài những việc trên chúng tôi còn được tập huấn, phát tài liệu kỹ thuật canh tác, thu hái và chế biến cà phê.
Trong suốt 3 năm làm cà phê gia đình chúng tôi nghiệm lại mới thấy rằng làm theo chương trình cà phê phát triển bền vững thì thu nhập cao, chi phí phân thuốc được giảm nhiều so với những năm chưa hội nhập chương trình cà phê phát triển bền vững. Ngoài thu nhập cao do cán bộ chỉ đạo sát sườn giảm chi phí đầu vào chúng tôi còn được nhận được giá thưởng trên đầu ký.
Gia đình tôi nói riêng và trong nhóm cùng bà con lối xóm nói chung chưa ai bỏ chương trình này.
vậy kính thưa công ty Thái Hòa nên xem lại đội ngũ cán bộ của mình để biết họ có đi vào thực tế của bà con nông dân không? hay chỉ biết cởi ngựa xem hoa, làm láo báo cáo hay, rồi thực tế xãy ra nên bà con nông dân bỏ rơi công ty Thái Hòa.
Thật sự muốn xây dựng cho đội ngũ nông dân trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu thì hãy làm đúng, nói thẳng, nói thật, để làm bức tường bền chắc ngỏ hầu là chổ dựa cho bà con nông dân.
Tại sao bà con nông dân phải bỏ rới Thái Hòa? phải chăn sau hai năm lạm phát công ty không đủ tiền mua mà thả nổi hàng hóa của bà con? như vậy bà con nông dân làm sao đủ lòng tin công ty Thái Hòa?
Riêng nhà báo viết bài này chúng tôi vô cùng biết ơn vì đây cũng là lời góp ý, nhưng nông dân chúng tôi cũng vô cùng phẩn nộ bởi vì lời góp ý thiếu chân thành. Người nông dân chúng tôi đâu phải riêng lẽ mà nông dân chúng tôi còn có cả bốn nhà: Nhà Nước – Nhà Khoa Học – Nhà Doanh Nghiệp Và Nhà Nông. Kính mong nhà báo nên viết chân thật để nông dân chúng tôi noi theo học tập ” đừng uống trà luận cà phê”.
Những lời tôi viết lên đây không chỉ ở cá nhân mà hầu hết những hộ nông dân hội nhập chương trình cà phê phát triển bền vững đều nhất trí.
Cuối cùng kính chúc Quí Nhà Báo sức khỏe dồi dào, phục vụ chân thành cho nông dân.
Kính chúc công ty Thái Hòa may mắn, đứng lên để đạt thành công.
Kính Chào thân ái.
Trước hết Lúa Mì (LM) tôi xin được cám ơn Y5 của anh “Thịnh” đã cho đăng bài của Khắc Dũng (Lao Động) về cà phê UTZ và 4C để tôi có cơ hội lĩnh hội những ý kiến khác nhau về thực trạng sản xuất và kinh doanh cà phê trong nước. LM tôi cũng xin có vài ý kiến sau về sự kiện này :
– Thứ nhất tôi cho rằng không lên bàn cãi về người viết. Vì với nội dung trên có lẽ người viết không hề hiểu UTZ, 4C là gì, thôi thì dù đó là sự tìm hiểu hay những hiểu biết của người viết về ngành cà phê hay chỉ là chép lại nguyên văn không tỉa tót thông tin từ doanh nghiệp thì LM tôi cũng thiết nghĩ làm công luận anh nên cân nhắc giá trị mình mang đến cho công chúng.
– Thứ hai nói đến phát biểu của doanh nghiệp trước công luận, tôi được nghe TH là doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất và chế biến cà phê và không biết TH đã thực hiên UTZ và 4C chưa? Nếu đã thực hiên rồi thì những phát biểu như trên theo LM tôi cũng cần phải cân nhắc lại. Vì về mặt chủ trương và định hướng phát triển cà phê bền vững (bền vững về mặt môi trường, kinh tế và xã hôi) của ngành cà phê Việt Nam là hoàn toàn đúng và không hề có bất cập. Các tiêu chí trong bộ nguyên tắc UTZ va 4C đang đươc áp dụng rộng dãi ở các nước trồng cà phê trên thế giới chứ không phải riêng gì ở Việt Nam hẳn cũng chắc là không có bất cập. Vậy bất cập hay không là ở đâu? Có phải ở chỗ thực hiện của doanh nghiệp? Nông dân không mặn mà phải chăng là trách nhiệm của doanh nghiệp? Tôi xin đươc hỏi doanh nghiệp có mặn mà với chứng nhận này không? Nếu có và vận động nông dân cùng thực hiện thì tại sao nông dân lại thiếu mặn mà? Mặt khác tôi cho rằng việc nông dân áp dụng các tiêu chí của bộ nguyên tắc UTZ hay 4C trên đồng ruộng không hề tốn kém hơn phương thức sản xuất truyền thống, thậm chí còn tiết kiệm hơn, vậy việc để nông dân hiểu sai thuộc về ai? Có phải do doanh nghiệp? Tôi nghĩ những câu hỏi trên TH lên cân nhăc nếu đã hoặc có ý đinh làm UTZ và 4C.
– Thứ 3 tôi cũng xin có vài lời với Y5 của anh “Thịnh”, việc tạo ra một sân chơi như Y5 của anh là một điều đáng mừng cho nông dân chúng tôi và giới quan tâm đến ngành cà phê Việt Nam. Lúc đầu Y5 mới ra đời tôi rất thích vì nó thưc sự truyền tải những thông tin có ích và hữu dụng cho người nông dân và giới quan tâm. Nhưng dần dần tôi thấy Y5 hình như mất phương hướng, mọi người đến Y5 là để tranh cãi, chỉ trích nhau hơn là góp ý kiến xây dựng hay chia sẻ kiến thức. Anh Thịnh có thấy điều này không? Tất cả những bài đó anh Thịnh có đọc không? Và anh có thưc sự cho rằng nó có ý nghĩa với nông dân và giới quan tâm không? Tôi thiết nghĩ một sân chơi lớn thì phải có tầm, mà muốn có tầm thì phải có người chơi và có qui tắc chơi và phải thực sự mang lại giá trị cho cộng đồng.
Thân gửi bạn LÚA MÌ.
BBT chân thành cám ơn những góp ý của bạn và những nhận xét về Y5Cafe. Xin được chia sẻ cùng bạn và bà con mấy lời sau :
-Y5 sẽ hết sức cố gắng và kiên trì như mục tiêu “vì sự lớn mạnh của người nông dân cafe VN”.
-Y5 không mất phương hướng như bạn nhận xét. Nhưng vì là diễn đàn mở nên Y5 phải trân trọng những phản hồi của bà con, tuy rằng vẫn còn có những phản hồi gây tranh luận. Mà ranh giới giữa tranh luận và tranh cãi rất mong manh, khó rạch ròi. Và nhiều lúc Y5 cũng thấy sự tranh cãi của bà con gần như không còn kiềm chế được nên phải cho ẩn hoặc ngưng sự tranh luận để bà con bình tĩnh, suy nghĩ tìm ra lẽ phải. (ví dụ như ý kiến trên của bạn về TH cũng vậy)
-Việc làm cho nông dân không mặn mà hay hiểu không đúng về UTZ hay 4C là trách nhiệm thuộc về ai? Nếu không tranh luận thì chân lý là gì? và bà con nhận thức về UTZ hay 4C như thế nào…? Từ đó Y5 mới biết và định hướng giúp bà con được.
-Có nhiều bài báo, vì thông tin không hợp lý, thiếu chính xác về chuyên môn hay người viết không hiểu rõ nội dung mình viết nên đã gây ra cho bà còn sự tranh cãi cũng là lẽ thường tình.
-Là diễn đàn của công chúng nhiều thành phần mà đòi hỏi “người chơi” phải thuần nhất như ý bạn thì có khó cho Y5 quá không? Tất nhiên trong sự nỗ lực của mình Y5 cố gắng định hướng cho “người chơi” theo mục tiêu đã định.
Mong được đón nhận những góp ý của bạn và bà con.
Ban Biên tập Y5Cafe.
Theo mình biết, mục đích của TH khi vận động bà con tham gia ko ngoài khoanh vùng nguồn nguyên liệu cho TH thu mua XK. Để bà con hưởng ứng, bán sản phẩm cho mình thì TH phải hứa hẹn mua giá cao hơn, có thưởng… Nhưng sau đó TH ko thực hiện nên bà con cho là mình bị lừa, quay lưng lại với chương trình, ko muốn bán cho TH nữa.
Cụ thể là trong đợt thu mua tạm trữ , mặc dù đc giao chỉ tiêu nhưng TH ko mua đc tấn nào!
Sao ko dám nhìn thẳng vào sự thật của những lời hứa mà đổ lỗi về hết cho nông dân.
Chào anh Khắc Dũng và công ty càfê TH.
Xin phép cho tôi được trao đổi ý kiến của mình về bài viết của quý báo!
Tôi nghĩ hiện nay chủ trương của ngành nông nghiệp tỉnh ta đã và đang thực hiện SX nông nghiệp theo hướng bền vững. Có lẽ đó là bước đi đúng đắn phù hợp với xu thế hiện nay như VIETGAP, GLOBALGAP…(sau này các quy chuẩn là bắt buộc cho các nhà SX). “CÒN CÀ PHÊ CŨNG VẬY CHỨ”. Việc tuyên truyền vận động bà con nông dân thực hiện là việc mọi người cùng làm. Ấy mà …… cho rằng việc thực hiện không mang lại lợi ích cho người dân. Có lẽ, Cty TH thực hiện sản xuất cà phê “SẠCH” nên bà con ND không theo được thì phải rồi. Còn tôi cho rằng UTZ và 4C có bộ quy chuẩn riêng chứ không phải cùng làm với quý cty như bài viết đâu.
Tôi chân thành có 1 lời khuyên đừng một lý do gì mà đi ngược với lợi ích của ND của toàn xã hội đang ra sức thực hiện.
Chúc mọi người cùng hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.
Chào thân ái.
Có một số nông dân đang khao khát việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc canh tác của mình, cũng có một số nông dân “Không chính hiệu” khoác lên mình cái áo giả nông dân cho nên bị dị ứng với khoa học kỹ thuật, bị bất mãn hoặc tư tưởng chưa thông…
Những anh như Lúa Mì, anh Đinh Công Dân… có những bài viết hết sức công tâm, thể hiện lập trường của người biết tìm cái mới, cái hay, cái lợi mà vận dụng vào công việc của mình, rồi trao đổi cho người khác để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Thật là mãn nguyện và vui quá… !
Anh có hứa với nông dân mà quên rồi hà? sao lại nói lung tung gì vậy? hay học theo thói mị dân, nói mà không làm! nói lung tung, hứa lèo!
Cám ơn các thảo luận của mọi người đã giúp mình hiểu thêm về cà phê.
Tuy nhiên, mình xin nhờ các anh chị giúp một việc. Các anh chị có thể vui lòng cho mình xin các thông tin:
1. Định nghĩa chính xác: cà phê sạch – cà phê bền vững
2. Các tổ chức chứng nhận (chẳng hạn UTZ, 4C..). Hiện tại mình chỉ biết 2 tổ chức đó thôi, có bao nhiêu tổ chức như vậy đã làm việc với Việt Nam.
3. Số liệu về sản lượng, diện tích trồng cà phê sạch/bền vững này tại Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị đã đọc và phản hồi.
Cái cốt yếu là ngành Kinh doanh cà phê Việt Nam mua bán lộn xộn
Thứ nhất quả cà phê xanh cũng như quả cà phê chín,
Hàng xấu mua trộn lẫn hàng đẹp,để có lợi nhuận cao
Trình độ mua nhân cà phê chưa có máy đo dư lượng chất bảo vệ thực vật
Còn làm ca phê sạch ư không có gì khó ,Tôi đã từng áp dụng nhiều năm nay,không dùng hóa chất thuốc trừ sâu! thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu dùng sinh học thảo dược tự chế mồi ha 1 năm phun đúng 01 lần sau khi đậu quả , dược liệu chủ yếu là cây lá rừng chi phí chi 01 ha hết 50.000đồng Việt năm( Năm mươi ngàn)
Trong khi họ sài các lợi hóa chất tốn từ 2-3 triệu cho một ha tiền thuốc chưa kể công phun!
Tôi không đồng tình với ý kiến bài viết ,nhiều khi nghe hổ trợ cho mỗi kg cà phê là bao nhiêu .Xong chúng tôi không được hưởng những quyền lợi đó! chẳng qua nhà nước cho thêm bọn đầu nậu tiền mà thôi,còn người nông dân chẳng được gì! Bây giờ giá bán là 34.400.Đ/kg Chính phủ có hỗ trợ cho người trồng cà phê mỗi kg 5.000Đ/kg thì người dân cũng không được hưởng lợi lấy một xu
Toàn treo đầu dê bán thịt chó mà thôi
Hỏi thử người nông dân tin vào ai ? các đầu nậu ngày càng mập mà Nông dân chỉ thấy xương mà thôi!