“Chế biến ướt” cà phê bằng chế phẩm enzyme

Cần sử dụng chế phẩm enzyme để nâng cao hiệu quả công nghệ chế biến cà phê theo phương pháp chế biến ướt, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa tiết kiệm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường. 

Đây là lời khuyến cáo của Viện Khoa học kỹ thuật  nông lâm nghiệp Tây Nguyên (KHKT-NLN) đối với các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên.

Công nghệ chế biến ướt cà phê gồm có 5 công đoạn: Thu hoạch quả, làm sạch, phân loại, xát tươi (bóc lớp vỏ thịt của quả để lấy hạt và sản phẩm công đoạn này là cà phê thóc còn nhớt), tách nhớt (loại bỏ lớp nhớt ngoài vỏ thóc bao quanh nhân và sản phẩm công đoạn này là cà phê thóc ướt sạch nhớt), sau đó mới phơi, sấy cà phê nhân.

Loại bỏ lớp nhớt là công đoạn cực kỳ quan trọng trong chế biến cà phê để tránh cà phê nhân khỏi bị nấm mốc. Lâu nay, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê đều áp dụng hai phương pháp loại bỏ lớp nhớt cho cà phê thóc sau khi bóc lớp vỏ thịt là ủ lên men và đánh nhớt cơ học. Cả hai phương pháp này đều gây nhiều tốn kém cho người sản xuất và chất lượng cà phê nhân nhanh xuống cấp.

Kết quả nghiên cứu của Viện KHKT-NLN Tây Nguyên cho thấy khi sử dụng chế phẩm enzyme trong công nghệ chế biến cà phê không những đảm bảo an toàn thực phẩm, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với áp dụng hai phương pháp truyền thống là ủ lên men và đánh nhớt cơ học cho cà phê nhân.

Cà phê, sau khi xát bỏ quả, được đưa vào bể ủ, cho nước ngập nhân cà phê (cà phê thóc), trộn kỹ enzyme với cà phê trong bể ủ, ủ từ hai giờ trở lên, sau đó chỉ rửa sạch rồi mang ra phơi. Liều lượng enzyme sử dụng tùy thuộc vào thời gian cần xử lý và số lượng cà phê.

Cụ thể như các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê chỉ cần ủ hai giờ (phơi cà phê thóc ngay trong ngày) thì sử dụng 120 đến 150 gam chế phẩm cho 1 tấn cà phê thóc ướt. Còn ủ từ 10 đến 12 giờ (ủ qua đêm) chỉ sử dụng 50- 60 gam cho 1 tấn cà phê thóc ướt (cà phê vối).

Qua thực tế khi sử dụng chế phẩm enzyme trong loại bỏ lớp nhớt của cà phê, đã rút ngắn thời gian phân hủy lớp nhớt (sau 2 giờ, lớp nhớt đã bị phân hủy từ 90% đến 95%, trong khi ủ lên men tự nhiên thì lớp nhớt hầu như chưa phân hủy), giảm được lượng nước sạch, giảm chi phí điện, công lao động, cải thiện được chất lượng hạt, không để lại tồn dư trong sản phẩm sau cùng…

Theo Viện KHKT-NLN Tây Nguyên, enzyme không phải hóa chất mà là chất xúc tác sinh học, có trong tế bào của loại sinh vật. Nó có bản chất protein và xúc tác đặc hiệu cho các phản ứng hóa học xảy ra cực kỳ nhanh. Hiện nay, các hãng sản xuất enzyme thực phẩm chủ yếu tách chiết enzyme từ vi sinh vật.

Các tỉnh Tây Nguyên hiện có trên 551.670 ha cà phê, mỗi niên vụ thu hoạch, xát tươi theo phương pháp chế biến ướt hàng triệu tấn quả cà phê tươi để cho ra sản phẩm trên 1,2 triệu tấn cà phê nhân trở lên có chất lượng, phục vụ tốt yêu cầu xuất khẩu.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Văn Dân

    Bạn thử liên hệ Viện khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây nguyên
    Số 53 Nguyễn Lương Bằng Tp.Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk

  2. minh

    Hình như enzim này chỉ là một nghiên cứu khoa học mà chưa có sản phẩm trên thị trường. Mình đã liên hệ theo địa chỉ trên nhưng được chỉ lòng vòng và cuối cùng là chẳng đâu vào đâu. Ai biết có thể gửi địa chỉ cho mình được ko? Xin cảm ơn nhiều.

  3. Minh

    Mình đã gọi điện hỏi rồi nhưng họ chỉ lòng vòng, cuối cùng là không có ai bán cả mà chỉ sử dụng trong sản xuất giống của viện. Sau khi hỏi thì được họ chỉ cho mình địa điểm dưới TP HCM, nhưng xa quá nên mình cũng không thể mua được.

    1. Hiếu

      Chào bạn,

      Bạn có thể liên hệ với tôi qua email [email protected]. Chúng tôi là đối tác của nhiều công ty sản xuất enzyme hàng đầu của Nhật, trong đó có enyme để xử lý lớp nhớt cafe. Mời bạn liên hệ trực tiếp với tôi để biết thêm thông tin về enzyme này. CTC Vietnam – 435 Hoàng Văn Thụ – Tân Bình – HCM.

      Br,

  4. Cravena

    Việc sử dụng enzym trong cà phê Arabica chế biến ướt tai Lâm Đồng đã được sử dụng khoảng 4 năm nay tại hầu hết các nhà máy. Với ưu điểm vượt trội là giảm 2/3 thời gian ngâm ủ(2-4h so với 8-12h như trước), giảm được phần lớn dư lượng nhớt còn lưu lại trong hạt cà phê thành phẩm. Vậy nên chất lượng về thử nếm được cải thiện nhiều.
    Tuy nhiên giá thành để sử dụng chế phẩm này con tương đối cao, nước thải sau khi sử dụng cần nhiều chi phí hơn để làm sạch. Về khoản tiết kiệm thì minh nghĩ bà con nên cân nhắc.
    Theo như mình thấy như mô hình bên minh đang làm và cũng đã đưa vao thực tiễn sản xuất. Thì việc sử dụng loại máy PENAGOS made in Viet Nam. sẽ giúp bà con giải quyết gần hết vấn đề bà con đang thắc mắc. VD: sử dụng nước cho quá trình chế biến =1/5 quy trinh cũ. có thể bỏ qua qúa trinh ngâm ủ(hoặc ngâm dưới 3h), Dư lượng nhớt con lai trong vỏ Lụa cà phê đat 98%( phương pháp enzym không thể so sánh)

    Đôi điều chia sẻ cùng bà con. Mong nhận được phản hồi

  5. Trần Thị Ngọc

    Xin chào Bạn.

    Cho mình hỏi nước thải ra sau khi ngâm enzyme để loại bỏ lớp vỏ nhầy của hạt cà phê này nó gồm những gì trong đó ạh. có cặn vỏ không hay chỉ toàn là dung dịch? mình đang tìm hiểu để thu gom phế phẩm này nếu nó có hàm lược cacbohydrate cao và hoàn toàn tan trong nước.

    nếu được tư vấn giúp mình nhé.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85