Mối lo thiếu hụt nguồn cung trong ngắn lẫn trung hạn đã hỗ trợ các thị trường kỳ hạn lặp lại xu hướng tăng…
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London nối tiếp đà hồi phục. Kỳ hạn giao tháng 9 tăng thêm 14 USD, lên 2.635 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 18 USD, lên 2.494 USD/ tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao tháng 9 giảm 0,10 cent, xuống 164,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm 0,15 cent, còn 164,40 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 200 – 300 đồng, lên dao động trong khung 66.500 – 67.200 đồng/kg.
Giá cà phê hai sàn phái sinh trái chiều. Arabica điều chỉnh giảm nhẹ sau phiên tăng rất mạnh ngày đầu tuần, Robusta nối tiếp đà tăng hồi phục nhờ có các báo cáo dữ liệu cung – cầu hỗ trợ.
[ Thị trường phái sinh cà phê là gì? ]
Tiếp theo báo cáo xuất khẩu tháng 7 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, ước báo xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng này chỉ đạt 80.000 tấn (khoảng 1,33 triệu bao), giảm mạnh tới 32,1% so với cùng kỳ năm trước. Cơ quan Thương mại Chính phủ ở Indonesia báo cáo xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 6 đạt 247.635 bao, tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 3 tháng đầu niên vụ hiện tại 2023/2024 đã đạt tổng cộng 295.833 bao, giảm 16,23% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Tồn kho cà phê Robusta tại ICE – London, tính đến thứ Ba ngày 01/08, đã giảm thêm 220 tấn, tức giảm 0,42%, xuống đăng ký ở mức 51.830 tấn (tương đương 863.833 bao, bao 60 kg), tiếp tục đứmh ở mức thấp nhất kể từ năm 2016.
Những dữ liệu này đã khiến thị trường tiêu thụ tiếp tục duy trì mối lo thiếu hụt nguồn cung cà phê Robusta trong ngắn lẫn trung hạn, trong khi cà phê Conilon Robusta cũng khó mua do đồng Reais tiếp tục mạnh lên khiến người Brasil hạn chế bán cà phê xuất khẩu do họ bị thua lỗ vì thu về ít nội tệ hơn.
Anh Văn (giacaphe.com)