Nhất nghệ tinh và người nông dân thời @

Mùa cà phê sắp đến nhưng xem ra chúng ta vẫn tồn tại những quan điểm rất khác nhau về vấn đề tạm trữ. Nó là một vấn đề rất lớn mang tính vĩ mô nhiều hơn là kỹ thuật và để tránh bị rơi vào tình trạng ếch ngồi đáy giếng, tôi chỉ xin đóng góp thêm một quan điểm, một góc nhìn cho vấn đề này.

> Cà phê – tạm trữ là “tự trảm” (Tác giả: Kinh Vu)

doanh-nghiep-ca-phe

Thật ra việc tồn tại hai quan điểm trái chiều là do cách tiếp cận vấn đề của mỗi người khác nhau. Đa số nông dân và đại lý thu mua đều đồng ý với việc tạm trữ, chỉ một số cá nhân có hiểu biết về kinh tế thì phản bác. Bên cạnh đó, chính sách đưa ra và thực thi cũng không rõ ràng càng làm cho dư luận thêm sôi nổi.

Người nông dân nhìn vấn đề ở mức độ tác động của nó đối với mình, và sẽ là đúng nếu nó tác động tích cực và sẽ là sai nếu nó tác động tiêu cực. Và vì vậy hiện nay họ tán đồng vì họ hi vọng (không biết chắc đúng hay sai) rằng nó không tác động nhiều thì cũng tác động ít. Không biết tôi nhận xét có quá không khi cho rằng họ đang hi vọng theo kiểu vớt vát, được chút nào hay chút đấy. Nông dân cũng thấy được sự tác động, nhưng là sự tác động quá ít và chưa như mong muốn.

Trong khi đó, với bất kỳ người nào có chút ít kiến thức về kinh tế học đều biết rằng việc tạm trữ là không có lợi. Nhưng ở diễn đàn cho người nông dân nên tôi cũng không tiện giải thích không có lợi là như thế nào. Tôi cũng không đủ khả năng để giải thích cho bà con nông dân hiểu cặn kẻ được. Cho dù tôi có cố giải thích rằng cầu của ngành cà phê co giản rất ít và trong mô hình của kinh tế học thực chứng thì đường cầu rất dốc cho nên việc tạm trữ là không có lợi; dù vậy tôi tin không mấy bà con nông dân hiểu được chính xác tôi đang giải thích cái gì.

Nhưng nói ra như vậy để chúng ta thống nhất được quan điểm rằng vấn đề này là vấn đề hết sức căn bản và hoàn toàn không có gì là khó hiểu đối với một người có chút ít kiến thức về kinh tế chứ không cần phải là chuyên gia mới có thể bàn luận được. Và hiện nay người ta có thể định lượng rằng, ở ngành cà phê Việt nam, khi nhà nước hổ trợ trực tiếp cho nông dân hoặc thông qua doanh nghiệp (hổ trợ để tạm trữ…) thì cứ 10 đồng nhà nước chi ra thì nông dân Việt nam chỉ thực sự có được 3-4 đồng còn lại 6-7 đồng là người tiêu dùng hưởng lợi. Mà ta đều biết, cà phê là mặt hàng xuất khẩu, do đó người tiêu dùng ở đây có thể hiểu là thế giới được lợi và họ được lợi nhiều hơn.

Cho nên chúng ta bắt gặp đâu đó trên các báo, các chuyên gia đầu ngành nói rằng nên hổ trợ máy móc thiết bị cho nông dân hơn là mua tạm trữ là nó bao hàm cái ý nghĩa này. Vì vậy dưới góc độ kinh tế đơn thuần thì việc đưa tiền trực tiếp cho nông dân là ném tiền qua cửa sổ.

Tuy nhiên để trả lời câu hỏi, hiện nay nên hay không việc chúng ta thu mua tạm trữ thì nó không đơn giản là vấn đề kinh tế đơn thuần. Nó bao gồm cả một lô một lốc vấn đề, nào là cân đối thu chi của chính phủ, tác động đến lạm phát thất nghiệp, cung cầu thực sự đang ở đâu, có cần kíp hay không..v.v. Và để có câu trả lời thoả đáng cho các vấn đề này thì có lẽ hạ sách hiện nay cho chúng ta (tạm trữ) vẫn là tối ưu. Nên nói thêm rằng trong cuộc sống, trong kinh doanh…con người luôn chọn cái tối ưu chứ không phải chọn cái tốt nhất.

Nói ví dụ liên hệ như sau : Ở một buổi chợ, người đi chợ nào cũng biết thịt bò loại 1 là ngon nhất. Người đi chợ thường xuyên biết từng mặt hàng, giá như thế là tốt, như thế nào là vừa. Nhưng người đi chợ giỏi không đơn giản chỉ biết giá mà họ phải biết thêm hôm qua mình đã ăn món gì và hôm nay mình cần ăn món gì, tiền mình đủ mua món gì và mình có thể nấu món gì chứ không phải mua được 1kg thịt bò ngon giá hời. Cho nên thật phiến diện khi phân tích với chị hàng xóm là nên mua cá hay mua rau. Chúng ta chỉ nên làm tốt công việc của mình, và tự tin nó tốt nhất là ổn rồi.

Để kết thúc bài viết, tôi xin chúc mỗi bà con chúng ta hãy là người đi chợ giỏi chứ không chỉ là người đi chợ thường xuyên, trong cuộc sống và cả trong công việc chăm sóc cây cà phê. Người xưa vẫn nói “Nhất nghệ tinh-nhất thân vinh” là vậy.

Thân chào
LabaCafe

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Tèo

    Bác laba cafe giải thích nghe … hiểu ra được 1 chút . he he he

    Vấn đề này Tèo hiểu theo 1 nghĩa khác : trong 1 cuộc chơi – cuộc chơi kinh tế thị trường , với các công cụ tài chính mua bán thuộc dạng ” nghệ thuật của nghệ thuật” mà các bác đòi can thiệp bằng biện pháp hành chánh thì thật là mắc cười. Hãy nhìn lần tạm trữ đầu tiên và lần gầnđây nhất ta sẽ thấy : Việt Nam chỉ là ăn may thôi.

    Cac nhà quản lý của VN không ai được “dạy” theo tư tưởng 1 “con buôn” cả vì như vậy đi ngược lại cái lí luận của XHCN, hiểu nôm na là : chỉ biết “tư duy ” ra sả phẩm…rồi thôi, chứ chưa bao giờ nghĩ sẽ lại phải đem đi bán như ” bọn tư bản” cả , nên ” chúng ta” mà “ép” họ nghĩ như các thương gia thì làm sao họ nghĩ được .

    Teo có thấy bọn đại diện no hiểu về tạm trữ như sau : tui biết anh mua chiếc xe 5 triệu, anh chạy được 100km rồi, giờ anh ban cho tui giá…5 triệu ư ? he he, anh cứ mơ đi nhé .

    1 cách hiểu khác là : quý vị có để ý thấy việc mua hàng theo ” cơ cấu hàng” theo từng vụ không? ai hiểu về rang xay sẽ thấy sự thâm độc của chiêu này , xin nói thẳng 2 ông to hay chơi chiêu này là : Armajaro và Louis …

    Tèo cũng định viết vài bài, chỉ e lúc đó thiên hạ đại loạn thì lại khổ cho Tèo, tuy nhiên Tèo sẽ viết trong 1 tương lai gần …nhất định như thế .

    Tèo
    1 nông dân chính hiệu –

    1. hoathuan

      lên diễn đàn này, thấy kiến thức uyên bác của nông dân VN, nên Hòa Thuận tôi không thấy bất ngờ khi các nước gọi giáo dục VN là con hổ châu Á, nông dân (chính hiệu) quá giỏi…Lâu nay tôi cứ tưởng kiến thức nông dân của tôi cũng có hạng (nhờ thấy làm có hiệu quả, tỉnh táo trước phân giả, năng suất khá cao, chăm bón khoa học…). Nhưng bây giờ ra biển lớn, thấy kiến thức mình chỉ là hạt cát so với các nông dân VN, Thuận tôi mừng lắm thay. Cảm ơn Y5 cafe!!!

      1. noi ngang

        Ê! Hòa Thuận nói câu này : “khi các nước gọi giáo dục VN là con hổ châu á” là có ý gì vậy? Sẽ mời 1 ly cà phê đặc biệt nếu nói lại cho rõ và chính xác xem.
        Coi chừng bị phạt việt vị đấy.

      2. hoathuan

        em có nghe tv nói vậy, nhưng thú thật nghe loáng thoáng khi đang ăn cơm hay làm gì đó, chắc bác bắt việt vị em rồi, em sẽ trả lời sau, khôg biết là hổ to hay nhỏ, đực hay cái, chưa đẻ hay đã chết rồi…nhưng chắc chắn là có nghe mà, tính em thiệt lắm có nói có , không biết nói không biết, giả sử nói giả sử…
        nếu có thông tin tốt em được uống cafe chồn ( không phải cafe xạo).. còn không em mời bác một bữa SÊ RÊ PỐC của quê hương ở Hội quán nhà máy bia SG ( gần nhà em,, bác biết chỗ này không?)…hì hì
        à quên , mobile em : 0989979981, nếu không bận ở rẫy babs alo là em có liền

  2. hoathuan

    Nói thì không biết bao giờ mới hết ý. Các bác uyên bác quá, chuyện gì cũng biết, nông dân tôi chỉ biết làm ra hạt cafe là mừng rồi, giá được bao nhiêu thì gần như … nhờ trời. Chỉ mong có nhiều cà fe để bán .Nhưng thiết nghĩ nếu nông dân ĐỦ LỰC thì có khi làm chủ được giá, ví dụ anh bán 100 ngàn 1kg cafe bột thì anh phải trả cho tôi 50 ngàn 1 kg cafe nhân. Anh không mua tôi không bán !!!, dư tôi đổ xuống biển chứ không bao giờ hạ giá !!! thì nông dân mình có giá biết mấy. Nhưng than ôi đây chỉ là giả thuyết, đâu có đầu óc như bọn tư bản được !!!
    và nông dân … nghèo muôn năm !!!

    1. noi ngang

      Chú Hòa Thuận thỉnh thoảng cũng hơi bị tưng tưng nhỉ?
      Chú đang ngủ mơ có ngày đủ lực để chở vợ con đi Macau chơi đây mà !

  3. Labacafe

    Tôi tâm đắc được 1 ý của Tèo, trong kinh tế thị trường, kinh doanh là nghệ thuật của nghệ thuật. Từ đó tôi lại nghĩ, chính trị phải gọi là bậc thầy của mọi nghệ thuật thì mới xứng tầm. Cho nên đúng là thật mắc cười khi nghĩ người ta chỉ can thiệp bằng biện pháp hành chánh, bởi vì nó là vấn đề vĩ mô mang đậm tính nghệ thuật hơn là kỹ thuật.
    Còn các nhà quản lý của ta được dạy như thế nào thì thật tình là tôi không biết, nhưng nghe bác Tèo nói thì đúng thật là phải suy nghĩ thêm về chuyện dạy và học ngày nay.
    Dù sao rất mong đón xem bài viết của Tèo

  4. Talu

    Em cũng như anh Tèo, hiểu ra được 1 chút. Em không học kinh tế nên chỉ hiểu ý tác giả, còn nhiều cái… chắc phải học thêm. Nói như anh LabaCafe thì năm nay lại có tạm trữ rồi, nhà em cũng trồng cà phê nên em cũng mong vậy.

  5. Tèo

    Em định viết thêm về tạm trữ nhưng thấy không cần thiết, chỉ nuốm nói về những cái râu ria thôi .

    Anh Laba và mọi người cần nên thấy các thay đổi trong các chính sách kinh tế của VN tác động rất mạnh đến ..thị trường cà phê .

    VD nhé : năm 2009 VN đã có 1 gói kích thích kinh tế và nhờ đó giúp GDP giữ mức 5.5% nhưng VN lại khác nước khác khi nguồn dự trữ ngoại tệ là không nhiều nên việc làm của 2009 trước kia đang gây ra các hậu quả mà năm nay các ” bác ở trên” đang phải ra sức mà gỡ .
    Vì sao lại nói về 2009 ? vì ” bọn tư bản sẽ thấy như sau : sau khi anh bung gói kích thích ra thì về nguyên tăc anh phải tăng lãi xuất và..thu hẹp tín dụng , tức là phải làm ngược lại với 2009 ! để giải quyết 1 vấn đề là : lạm phát .( ta chỉ nói về nguyên tắc thôi )

    Dĩ nhiên các Nông Dân ( em viết hoa nhé) làm sao mà thấy được cái này , may quá là Tèo cũng được nhìn ké 1 vài anh Ngoại ( viết hoa luôn) đã nhìn ra trong năm 2009 ngành cafe VN được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi xuất của chính phủ , từ đó giúp cho lượng tồn kho LD tăng nhanh chóng khi VN là nước sản xuất kiêm luôn vai trò đầu cơ ( tuy lượng tồn kho trên LD là của 2 nhà đầu cơ lớn [Louis và Armajaro] , nhưng chính VN mới là người góp phần làm cho lượng hàng này phải tồn lại và không thanh lý được ) . Từ đó làm tồn kho LD tăng , lượng hợp đồng mua khống ( lưu ý mua khống là mua mà không có nhu cầu nhận hàng ) lớn tạo áp lực nặng nề . Và khi VN thắt chặt lại phần nào tín dụng + thêm ” sự bất động” của lãi xuất các nước tiêu thụ sẽ làm cho thị trường cafe robusta chao đảo và đã chao đảo như các bác thấy .

    Do đó cái câu nói của ông quan chức nào đó nói là sẽ tiếp tục có tạm trữ trong 2010 thì em lập tức cười té ghế vì ổng nói 1 câu chỉ để gọi là : Dân Vận mà thôi chứ ” thẳng chả ” chả biết cái quái gì trong cái câu mà chả nói .

    Dĩ nhiên , ta vẫn có thể tạm trữ nhưng chừng nào VN setup được hẳn thành 1 hệ thống và có 1 vua trong cái ngành này thì lúc ấy hãy nói về tạm trữ cũng chưa có muộn .

    Còn năm tới? sắp vào vụ nữa rồi , tuy nhiên giải quyết thế nào bài toán ” thời điểm bán” sẽ là 1 bài toán thú vị cho tất cả .

    Tèo

    1 người nông dân chính hiệu ưa nói bừa .

  6. Nông dân nghèo

    Nhờ Tèo giải thích rõ hơn chỗ này : vì sao sau khi bung gói kích thích ra thì phải tăng lãi suất và …thu hẹp tín dụng mà không là ngược lại và đó lại là nguyên tắc? chỗ này Nông dân nghèo thấy còn mù mịt lắm.
    -Chỗ này nữa : Laba nói tạm trữ vẫn là tối ưu còn Tèo thì “cười té ghế”?
    Còn theo Nông dân nghèo tôi thì miễn làm sao cà trên 30 là tốt rồi.

  7. Vũ Hoàng Lê

    Xin được góp ý chút về vấn đề Nông dân nghèo chưa rõ
    1 – Mục đích: Khi gói kích hoạt tạm trữ được bung ra thì lãi suất tăng: Muốn đẩy giá cà phê lên thì lãi suất không thể nhỏ hơn hiện tại, nếu nhỏ hơn hiện tại thì gói kích cầu sẽ không có tác dụng hoặc không đáng kể. VD: nếu ta dùng tiền vay mua tạm trữ với lãi suất = 0 thì lúc đó ta sẽ bán giá nào? và khi ta vay vốn + lãi suất thì ta sẽ bán với một giá không giống với khi vay vốn với lãi suất = 0. (Sp trên thị trường sẽ vận động nhanh hơn)
    2 – Tín dụng được phân bổ cho các đơn vị cụ thể (các đơn vị kinh doanh cafe lớn hay các tổ chức KD cà phê..) nhằm quản lý hiệu quả nguồn vốn đã kích hoạt. (tiền thì không thể quăng tùm lum được, hì..)
    3 – Tạm trữ vẫn là tối ưu: VD mỗi con người một suy nghĩ và khả năng đọc tương lai gần hay xa, có nghĩa khi KD cafe có người thì hiểu thị trường tương lai giá sẽ lên, và có người hiểu giá sẽ xuống. Vậy tạm trữ sẽ tốt với người này nhưng không hẳn tốt với người kia (cái này là trình độ KD rồi) nên không thể nói là tạm trữ tốt hay không tốt.

    4 – Miễn sao cafe giá trên 30 ngàn/kg là tốt rồi: giá bất cứ một Sp nào cũng có lên có xuống, lúc thịnh lúc suy và cafe cũng không ra ngoài quy luật đó. vậy nếu như Nông Dân Nghèo thấy giá tốt vậy mà có cafe thì bán ngay hết đi nhé..hìhì..Vì theo đánh giá của Lê tôi thì giá cafe bây giờ như quả bóng rất căng rồi. Nó đang được đá từ chân người này sang chân người kia. Bây giờ nếu ai là Hậu vệ sẽ an toàn hơn Tiền vệ và Tiền đạo. vì bóng tới chân Hậu vệ thường đá ngay chứ không như hai ông kia. Nó sắp nổ rồi, vậy hãy đá nó nha nhé!
    5 – Nông dân khong nên mong mỏi chỉ số giá cafe là 30. Nếu là Nông dân chính hiệu tốt nhất mong cải thiện năng suất và giảm thật nhiều chi phí khi trồng cafe, chỉ vậy mới có thể cười tươi được lâu mà thôi.
    Một vài góp ý theo cách thiển cận nếu có gì chưa đúng mong lượng thứ…
    A di đà phật…quay đầu là bờ..!

  8. hòa thuận

    nhà nước- nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nông nuôi cả ba nhà nhưng…
    nhà nào giúp nhà nông đây?

  9. Labacafe

    Thấy bác Nông dân nghèo “bổ sung” câu hỏi nên tôi xin trả lời như sau :

    Câu hỏi thứ nhất của bác thì bác Tèo đã nói rõ ở trên rồi nên tôi nhắc lại: Đó là do lạm phát. Cái nguyên tắc nói ở đây là khi tiền đưa ra lưu thông nhiều (qua gói kích cầu) thì thừa tiền sẽ dẫn đến lạm phát do đó phải ‘siết’ lại. Để ‘siết’ được thì có nhiều cách, có thể tăng lãi suất… và gọi chung là thu hẹp tín dụng.

    Câu 2 : Như tôi đã nói ở trên, bảo hộ cho nông nghiệp mang ý nghĩa chính trị xã hội nhiều hơn là ý nghĩa kinh tế. Và vì nó được ưu tiên như vậy nên nó không thuộc đối tượng bị ‘siết’ mạnh bởi chính sách tiền tệ. Cho nên bác Tèo chỉ nói theo nguyên tắc (nhìn ở góc độ kinh tế) thì chuyện ‘cười té ghế’ là hiển nhiên.

    Còn dẫn chứng thứ 2 bác Tèo nói, Bác nói tồn kho LD (hiểu là dài hạn Long-Dated…), và không biết ý bác dài là dài bao lâu? Chứ theo tôi biết thì những hợp đồng từ vốn kích cầu phần nhiều là 1 năm thôi. Nên ý này bác nói tôi thấy giống cái kiểu ‘vừa ăn cướp vừa la làng’. Giá cà phê mà giữ mức này thêm tí nữa thì có khối người tung hô.

    Còn phần nhận xét của Tèo thì đúng là hiện nay chưa đủ thông tin để suy đoán chuyện gì cả, cho nên nói động thái hay dân vận thì cũng như nhau. Nhưng đứng ở tuỳ góc độ mà thấy chuyện ‘dân vận’ này có tác dụng gì hay không mà thôi. Chỉ có thể nói đơn giản là năm rồi ta có điều kiện để làm, còn năm nay thì cần phải có nhiều thông tin hơn.

    Bác tèo cười làm tôi nhớ vở kịch hai thằng hề nhìn mặt nhau qua ống thổi :
    A : – Haha tao nhìn mặt mày sao có cục thịt không à
    B : – Đâu để tao nhìn coi. Ủa, mặt mày sao giờ còn con mắt không à, haha…(té ghế luôn)

  10. Nông dân nghèo

    Kính anh Vũ Hoàng Lê
    Cám ơn những lời giải thích và ý kiến của anh Lê đã giúp cho Nông dân nghèo hiểu thêm về chính sách và thị trường.
    Trên kia Nông dân nghèo tôi có nói giá trên 30 là tốt rồi bởi lẻ :
    -Do giá cả quá bấp bênh, cà phê đã bán hết từ khi còn 24 để trang trải nợ nần, chi phí cho gia đình và các cháu. Nếu để thêm nữa không biết có lên tí nào không mà lãi suất hàng tháng thì cao, sợ càng để càng lỗ.
    -Một số diện tích già cỗi không thể tái canh cây cà phê ngay được bởi nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân như anh đã nói là do cải thiện năng suất. Ở chỗ tôi bà con đã nâng năng suất lên gần như bình quân 4t/ha, có một số rẫy đạt 5t/ha thì không thể nói chưa cải thiện năng sất. Và do đó không thể tái canh vì tồn dư độc hại quá nhiều trong đất (nên phải cho đất nghỉ vài vụ!). Còn giảm chi phí thì lại càng khó. Ví dụ như đến mùa phải tăng cường công bảo vệ, thuê thêm bộ đội và các lực lượng bảo vệ chi phí càng cao (mà mất vẫn cứ mất). Năm nay đầu mùa phải chống hạn rất tốn kém, vất vả. Khô hạn kéo dài làm cây xuống sức phải đầu tư thêm để phục hồi cũng chi phí không ít…Vậy thì anh bảo làm sao mà Nông dân nghèo tôi cười cho tươi được !
    -Nếu nói về quả bóng, thú thật nếu có vốn, không phải giật gấu vá vai thì đến giờ này anh bảo đá Nông dân nghèo tôi cũng chưa đá đâu. Tôi nhớ đã có lần trên Y5 này tôi khẳng định cuối tháng 8 cà sẽ lên 1800USD. Còn bây giờ tôi lại khẳng định cuối tháng 10 cà sẽ lên 35. Anh bảo lấy gì làm căn cứ thì Nông dân nghèo tôi cũng chịu không trả lời được, hay cứ cho đó là ước mơ đi. Mà con người thì không thể sống thiếu ước mơ anh nhỉ?
    Mong được chia sẻ cùng anh.

  11. Vũ Hoàng Lê

    Gửi Nông dân Giàu..(cho phép gọi giàu vì Nông dân lên đây thường xuyên thế này thì không thể nghèo được)
    – Xin nói về vấn đề vốn: nếu bảo có vốn thì sẽ không phải bán cafe sớm để trang trải nợ nần, có nghĩa là nó sẽ theo đúng kế hoạch của ta là khi nào bán và khi nào thì mua lại. nhưng xin thưa với bác nếu ai cũng xoay chuyển tình thế bằng cách cứ lấy Sp của mình mới làm ra bán ngay để trả nợ thì có lẽ sẽ rất khó để ngóc đầu lên được. (vậy là con vua mãi làm vua sao.. còn ta sẽ mãi làm gì?) trả lời giúp Lê tôi cầu hỏi này nhé.
    Tôi xin nói một số cách hiểu và nên làm của bà con Nông dân khi vay vốn KD cafe thế này
    1.(cũng như câu nói của bác nói rằng cafe sẽ lên 35 trong tương lai rấ gần) vậy tại sao bác lại bán cafe trước thời gian nó lên giá 35 ? bác nói trả nợ..Tôi đồng ý.
    2. Bác có khả năng đọc thị trường tương lai tốt (tôi tạm gọi đến thời điểm này) .
    3. Bác nói thuê người coi cafe mà mất vẫn mất, vậy chi phi thuê hết bao nhiêu trong một vụ cafe? và số lượng mất khoảng bao nhiểu?.
    4. Con người sống không thể thiếu ước mơ. đúng, ước mơ để ta theo đuổi và phấn đấu, nhưng đừng ước mơ quá xa vời nhé!
    Tôi xin được nói tóm lại những vấn đề có thể nói làm rất đau đầu nhiều người trồng nông sản trong đó có cafe.
    – Vấn đề bán non, có nghĩa là bán trước khi thu hoạch, hay có người thì thu hoạt xong phải bán ngay để trả nợ. vấn đề ở đây là gì? Tiền theo tôi là tiền, để có cafe tốt cần có nhiều những yếu tố để cấu thành tạo nên chúng, như con người, phân bón…Theo tôi phải thế này, nếu bác đọc được thị trường tương lai giá cả sẽ như thế nào, có nghĩa là ít nhất phải được 6 tháng, vậy bác sẽ biết được bán lúc nào, và vay vốn đến lúc nào sẽ trả. nếu như bác có thể vay vốn và trả sau thời gian giá cafe bác bán là 24ng/1kg (cách đây khoảng 2 tháng) vậy giờ tìm hướng vay theo cách đánh giá thị trường. câu bác trả lời nhé, cái này do bác quyết định. (có nghĩa là mình sẽ vay vốn đđến khi mình bán cafe)
    – Vấn đề thuê ngừoi coi mà cafe vẫn mất: vậy hỏi bác trả hết bao nhiêu tiền công và mất nhiêu cafe. nếu thuê người coi hết 20 triệu/vụ mà mất trộm cafe là 10 triệu thì tại sao phải thuê?.. cái này bác tính giúp Lê tôi nha (cái này bác tính sẽ biết được cái nào lợi hơn)
    – Bác nói để sợ càng lỗ, Lê tôi tính 1 bài toán thế này, A Vốn bỏ ra + lã suất bác vay là bao nhiêu? B Giá cafe khi bán? C chi phí quản lý và các chi phí khác bao nhiêu?
    Vậy để tính điểm hòa vốn đơn thuần thì A + C = B (nếu là tôi thì tôi sẽ + thêm trượt giá (lạm phát hàng năm) D vậy lạm phát mất khoảng 10% thì: A + C + D = B (B đây là điểm hòa vốn, chẳng ai muốn bán ở thời điểm này) vậy bác phải vay vốn với thời gian đáo hạn > B. VD B1 = 20ngàn, B2 = 26ngàn, B3 = 32ngàn. có nghĩa là nếu lãi suất bác vay 100t * 14%/năm thì =14t/năm. Nhà bác có 10 tấn bán giá 24ngàn = 10 * 24 = 240 triệu. vậy bác đã mất bao nhiêu khi giá nó là B3? 10 * 32 = 320 triệu. 320 – 240 = 80t (bác tính giúp e lãi suất có cao hơn số lời bác đã hưởng nếu như bán đúng và thị trường bác đã đọc đúng)
    – Bán SP mình làm ra ở thời điểm mình thấy thỏa mãn nhất chứ không phải là bán ở thời điểm giá cao nhất (Lê tôi nói thật bác bán cafe ở mức giá 26 thì bác không dám để cafe đến bây giờ đâu chứ đừng nói đến 35). vậy có nghĩa là ít nhiều bác đã lọc được rủi ro khi bán cafe. Hãy bán khi mình cảm thấy thỏa mãn, đừng theo mọi người và suy nghĩ kiếm lợi khủng.
    – Bác biết giá cafe sao lên >30 không? nó gồm nhiều yếu tố lắm..vàng giờ cũng gần 31 rồi. bác tính giúp Lê tôi lúc cafe bác bán 26 giá vàng bao nhiêu nha + trượt giá 2 tháng là bao nhiêu nữa.
    * Lê tôi rất muốn kd cafe và nông sản, nhưng như bác nói đói (vốn) hì, lại là vốn..buồn

    1. Nông dân nghèo

      Cám ơn những ý kiến của anh. Chỉ xin trao đổi thêm :
      -Hình như anh Lê là dân thành phố. Tôi thấy anh không hiểu thực tế nông thôn và nông dân hiện nay. Chỉ một việc hay lên diễn đàn mà để anh kết luận là Nông dân giàu thì có vội không? tuy cũng làm cho Nông dân nghèo tôi rất vui vì xưa nay thường bị xếp vào loại dưới đáy xã hội. Tôi nói thế vì anh không biết chương trình “đưa Internet về làng” của nhà nước. Ở chỗ tôi có điểm bưu điện văn hóa, có trang bị máy tính nối mạng và có nhân viên hướng dẫn cho bà con cách truy cập vào các trang Veb cần thiết. Đúng là tôi vào net miễn phí, anh vào net mất tiền là tôi giàu hơn anh rồi đó.
      -Anh ví dụ vài chục tấn cà phê hay vài trăm triệu đồng nghe sao nhẹ nhàng còn Nông dân nghèo tôi thì không dám vì không bao giờ dám nghĩ đến những con số đó. Chủ quyền không có vì là đất liên kết của nông trường thì lấy gì mà vay, chỉ vay bên ngoài với lãi suất cao (tính chi li cũng lên đến 25% hay hơn nữa, mà lấy cơ sở gì để vay?). Còn cà phê thì phải nộp địa tô cho nông trường hết 1/5 sản lượng rồi thì anh bảo làm cách nào để nông dân giàu được.
      -Anh bảo tôi khéo dự đoán. Nhưng anh quên rằng “cái khó bó cái khôn” và dự đoán không quyết định được thị trường mà chỉ có ý nghĩa trong thời điểm dự đoán thôi. Còn thị trường đôi lúc bị tác động bởi những cái trời ơi của những ông trời ơi chứ nó không đúng với lý thuyết của anh em mình bàn đâu.
      -Anh muốn KD cafe hả. Khi nào anh có nguồn vốn lãi suất 4-5% như các công ty KD cafe nước ngoài đã rồi mới nghĩ đến chuyện KD cafe anh ạ. Xin can anh…
      Như ở trên tôi có nói bị xếp vào loại dưới đáy là vậy : không vốn, không chủ quyền đất rẫy, không đất thổ cư, ngay nhà ở cũng bấp bênh trên đất liên kết, làm công cho địa chủ mới với địa tô quá nặng nề (20%)… anh chưa hiểu hết nông thôn hiện nay đâu !!!
      Vài dòng trao đổi có hơi muộn, anh thông cảm vì mấy bửa nay bận cắm đầu ngoài rẫy. Rất vui khi được chia sẻ với anh. (hiện nay ở chỗ tôi cà phê non 25 triệu/tấn anh ạ! Những nông hộ ko có tiền trang trải nên bán cũng nhiều)

  12. Tèo

    Tèo đồng ý với bác Lê về cách suy nghĩ của bác về thị trường .Tèo nghĩ luôn có 1 sự khác biệt giữa suy nghĩ của 1 người nông dân làm ra sản phẩm và 1 trader buôn bán sản phẩm đó .

    Khi người nông dân làm ra sản phẩm thì đa phần họ ” ước” gọn lại là năm nay ” cà” sẽ có giá huề vốn là…26 ngàn /kg chẳng hạn .

    Tuy nhiên 1 trader khi nhìn vào giá huề vốn sẽ nghĩ như sau : Với giá nào thì cái ông có cà phê 26 ngàn/kg sẽ bán ? và tại sao họ lại bán ? nều giờ là tháng 8 thì tại sao ta không đợi sang đầu tháng 9 hãy mua vì lúc đó “Nông Dân con” phải nhập học và ” tiền trường” sẽ phải đóng …

    Chỉ 1 vd nhỏ là bác Nông Dân nghèo có thể thấy sự khác nhau của 2 luồn suy nghĩ .

    Giờ Tèo nói thêm về tạm trữ : do VN không phải là Brazil và cũng chẳng phải là hệ thống kho Antwerp hay New Orleans nên cà phê thu hoạch 1 thời gian sẽ bị…cũ , mà cái bọn mua nó cũng rất ác ở cái chỗ : Mới giá khác, cũ giá khác . Thực tế thì sao ?chắc Bác Lê có dịp đi thăm các cilo của các hệ thống kho châu âu hay cách mà Nestle hay Kraft food ” đấu trộn” bác Lê sẽ hiểu đây chỉ là 1 cách ép giá của họ mà thôi .

    Nói thêm 1 chút về nguyên tắc ” mua mẫu lớn” của các fund : các hợp đồng mà càng nhỏ thì càng tốt , tại sao ? sẽ là 1 bài rất dài về kĩ thuật ngoại thương nên Tèo không giải thích .

    Nếu VN có 1 anh chàng nào đó có thể control được traffic của cái ngành hàng này thì đảm bảo lúc đó các thiệt hại của Nông dân cũng sẽ khó mất đi vì nếu dân không được thì nhà nước sẽ được .

    Chỉ tiếc là Vicofa chả đủ tầm để làm được cái này .

  13. Vũ Hoàng Lê

    Gửi nông dân nghèo: Đọc xong bài viết của anh mà tôi thấy buồn quá, đúng là vô sản. Tôi cũng sinh ra và lớn lên ở một đồng quê xa xôi, quê tôi ở Vĩnh phúc, tôi vào TP,HCM từ năm 1997 khi đó tôi tròn 18t, quê tôi cũng như những quê nghèo khác, cũng vất vả cũng ruộng đồng cũng chăn nuôi, nhưng quê tôi đất nông nghiệp rất ít (đồng bằng trung du bắc bộ mà) đất đồi thì không canh tác được gì hiểu quả..

    – Tôi rất buồn khi đọc xong bài của anh khi tôi thấy cái gì cũng phải thuê, cũng phải muớn với cái giá như là vay nặng lãi, thật sự tôi thấy rất buồn cho những con người lam lũ (cứ lãi suất và cách quản lý như vậy có lẽ con chúng ta sẽ không có Chùa để quét lá Đa nữa.

    – Thiết nghĩ ai cũng có hoài bão, ai cũng có ước mơ, để cho cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng những có gắng để đạt được những hoài bão ấy có thể vỡ vụn vì ngoại cảnh tác động vào, nó làm ta thấy bế tắc, thấy cuộc đời đầy những bất công..nhưng ta phải thích nghi nó thôi..đừng buồn nha anh.

    + Nông dân chúng ta rất vất vả, vốn thiếu, thông tin thiếu, tôi được thầy giáo tôi dạy như thế này nè, anh hãy cố gắng cập nhật nhé! (Chênh lệch lớn nhất giữa con người là thông tin) anh có điều kiện cố gắng cập nhật những thông tin quanh mình rồi tập hợp tất cả chúng nó lại, tập phân tích theo một cách logic nhất, chỉ có cách đó mới giúp anh dự báo cũng như phân tích các yếu tố xảy ra trong tương lai được chính xác nhất. VD: như a nói bài trước rằng cà phê sẽ lên 35 nhưng tôi hỏi vì sao thì anh nói chịu không biết vì sao. vậy có nghĩa dự báo của anh dựa trên cảm tính chứ không phải góc độ tổng hợp các sự kiện của thị trường để dự báo cho tương lai, anh hiểu tôi nói chứ?.

    + Theo tôi biết thì trên Tây nguyên có thể chăn nuôi được những loại Heo rừng, Nhím… nếu có điều kiện anh hãy thử nuôi chúng đi, theo tôi nghĩ với hoàn cảnh của Nông dân bây giờ là thiếu vốn, thiếu đất canh tác, vậy để sản xuất sẽ rất khó khăn ngoại trừ có thể chăn nuôi từ từ, vì chỉ có chăn nuôi thì vốn mới được sinh ra, tất nhiên là phải hiểu biết kỹ thuật và ngăn ngừa bênh tật cho vật nuôi cây chồng rồi.

    + Cafe theo anh nói thì chi phí bỏ ra quá nhiều, chỉ tổ làm giàu cho hệ thống trung gian, và các vệ tinh ăn theo mà thôi, còn nhà nước cũng chẳng được bao nhiêu đâu, vì về tới túi của nhà nước là cả một quá trình, khi xuất phát thì là đầu Voi, những khi về đến thì là đuôi Chuột..

    + Giá cafe non bây giờ là 25 rồi, vậy anh nghĩ nó sẽ lên hay xuống giá, tôi nghĩ nếu anh đánh giá được không những giúp gia đình anh mà còn giúp được người thân và hàng xóm nữa đó..

    * Anh biết ước mơ của tôi là gì không? đó là KD nông sản và lập một trang trại, anh thấy tôi Nông dân không? ai cũng là Nông dân mà ra cả thôi, vậy tôi cũng thế, không phải ở Thành phố là không phải Nông dân đâu. Một ngày nào đó tôi sẽ lên trên miền quê của anh..

  14. thanh tuyen

    Kính gủi anh Lê, thật sự anh chưa hiểu hết nông dân trồng cà phê rùi, đâu phải lúc nào cũng có thể vay vốn chờ cà phê lên giá rồi bán để hưởng chênh lệch đâu. Chủ trương nhà nước thì vậy nhưng khi đi vay thì ngân hàng hạch sách, đòi phần trăm thì mới làm thủ tục cho nhanh. Khổ không, tiền của mình mà phải chia và phải chịu tiền lãi cho phần đó nữa chứ. Hic. Chưa kể là nếu anh có tài sản thế chấp đi nữa thì không hẳn tiền vay đủ để chi tiêu trong 1 năm, vì ngân hàng định giá cho tài sản của mình rất bèo. Như nhà tui đây, giá trị thực của tài sản nhà tui khoảng 1 tỷ nhưng ngân hàng chỉ định giá có 300tr và cho gia đình tui vay tối đa là 60tr. Vậy đó. Và một phần vì chi tiêu trong gia đình, con cái học hành, chăm sóc cây nữa… hy vọng giá sẽ lên nhưng vẫn phải bán cà non chứ biết sao?

  15. Nông dân nghèo

    Kính anh Lê Saigon.
    Cho phép tôi được gọi như thế để phân biệt với anh Lê@.
    Mấy bửa nay nhà nông bận rộn lắm không lên mạng để tâm sự với anh được. Mong anh thông cảm cho những ngày sắp vào vụ.
    Cà phê năm nay rất kém. Lý do là ngày nắng quá nhiều mà ngày mưa quá ít nên cây không đủ sức và thời gian nuôi quả. Nhân cà phê nhỏ như hạt đậu đen. Thất cũng đến hơn 20% anh ạ. Biết mùa sẽ thất ngay từ đầu vụ do khí hậu biến đổi mà không nói được!
    Mùa thì mưa ít. Nay cà chín bói thì lại mưa, chưa kịp hái lại tốn công đi nhặt quả rụng. Thức đêm canh cà phòng kẻ cắp, sợ mưa dầm thì cực lắm. Mưa làm cho cà thối ra, kém phẩm chất, đại lý có cớ để ép giá bà con thôi.
    Anh bảo chăn nuôi thêm. Tôi sợ như nuôi dê ngày nào, bà con hè nhau nuôi đẩy giá giống cao ngất ngưởng, đến giờ chẳng còn con nào. Nuôi heo rừng thì không có vườn rộng. Nuôi nhím thì rộ lên thành phong trào, giá giống lên đến 4-5 chục triệu/con cái sắp đẻ rồi, không mua nổi. Cuối cùng là bán cho ai? Chăn nuôi trên này cũng như làm rẫy. Bà con nuôi heo, bán hơi chỉ 27-28.000/kg, không như dưới anh bán được 35-36.000/kg, mà cám bả còn phải chịu thêm tiền vận chuyển lên núi nữa. Khó quá anh nhỉ?
    Ghé vào điểm văn hóa, mới biết cà đã lên 1970 đô rồi. Cũng không ngoài dự đoán của tôi, mà tôi đoán cà 35 cũng không sai mấy anh nhỉ? Còn giải thích thì xin nhắc lại, tôi chịu. Không được học như lớp trẻ bây giờ nên từ ngữ thị trường chẳng biết gì mà lý giải, nhưng tôi không phải cảm tính đâu anh ạ. Tất nhiên dự đoán của tôi chỉ dựa thuần túy vào biến động của nông vụ là chính. Còn sự chi phối của các nhà đầu tư, quỹ hàng hóa hay đầu cơ, dự trữ gì đó…thì xin chịu. Nhà nông làm sao lạm bàn chuyện thiên hạ được anh!
    Mong anh bỏ ý định lên đây làm nông. Bà con tôi định rủ nhau sang Lào để trồng arabica đây, cũng giống gần 30 năm trước, bỏ quê vào đây tìm đất sống. Nhưng đất này không còn như trước nữa, nhà nông không thể sống nổi khi trên đời vẫn còn địa chủ.
    Trót gắn bó cây cà phê rồi anh ạ! Vài dòng chia sẻ cùng anh.

    1. Le Ngoc Dung

      Bạn Nông dân nghèo thích nói sau hay sao nhỉ? Bạn biết mất mùa thì bạn cứ nói chứ ai cấm bạn không được nói. Bạn thử chỉ ra lý do tôi biết nào. Cám ơn bạn trước.

      1. Nông dân nghèo

        Xin lỗi bạn. Không có ai cấm tôi nhưng tôi tự nghĩ là không nên nói nữa.
        Mời bạn xem lý do : https://giacaphe.com/7808/ak-lak-san-luong-ca-phe-nhan-tang-50-000-tan-so-voi-nien-vu-ca-phe-nam-ngoai.html
        Cũng có nhiều ý kiến bà con cần trao đổi học hỏi nhau để biết thêm kinh nghiệm mà chăm sóc mùa màng cho hợp lý, đạt năng suất và hiệu quả tốt hơn. Nhưng lại có nhiều bạn chen ngang vào nói những ý đại loại là rất khó nghe như “trên mạng thiếu gì, ông vào Google tìm là có hết”. Nói vậy làm tôi nản, không còn muốn trao đổi gì nữa.
        Bạn đã hỏi thì tôi xin nêu 2 lý do chính làm Đak Lak năm nay giảm sản lượng :
        -Thời gian có mưa ngắn lại rất nhiều làm cho cây phát triển và nuôi trái ít đi. (còn tưới nước mùa khô mới chỉ giúp cây sống mà chưa đủ để cây phát triển)
        -Cây cà phê đa số đã già cỗi, chủ yếu trồng vào những năm đầu 80. Chúng ta chưa tái canh mà còn tận dụng khai thác, chẳng khác nào bắt các bà già phải “đẻ và nuôi con”. Làm sao quả cà phê phát triển bình thường được.
        Vì thế nhân cà phê ngày càng nhỏ đi, sản lượng giảm là tất yếu bạn ạ.

      2. Lê Nguyên

        Đúng là mất mùa nặng rồi bà con ơi!
        Vườn cây thấy vẫn xanh tốt nhưng kéo bạt hết hàng rồi mà vẫn không thấy bao!!!
        Không ngủ được. Buồn quá bà con ạ!

Tin đã đăng