Ngày 21/9, ông Hoàng Trọng Hải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Đắk Lắk cho biết, niên vụ cà phê 2010-2011, Đắk Lắk được mùa cà phê, có khả năng đạt sản lượng từ 430.000 tấn cà phê nhân trở lên, tăng 50.000 tấn so với niên vụ cà phê năm ngoái.
Các địa phương vùng trọng điểm cà phê của tỉnh như: Krông Pắk, Cư M’Gar, Ea H’Leo, Cư Kuin qua khảo sát đều có khả năng cho năng suất cao từ 2 tấn cà phê nhân/ ha trở lên.
Trong hai năm trở lại đây, giá cà phê nhân có chiều hướng tăng và ổn định trong thời gian dài ở mức 29.000 đến trên 30.000 đồng/ kg, nên đã khuyến khích, tạo điều kiện cho bà con nông dân các dân tộc mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăm sóc, thâm canh cây cà phê.
Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh vật tư, phân bón, xăng dầu cũng đã ứng trước vật tư, phân bón, xăng dầu cho bà con nông dân để đầu tư chăm sóc cây cà phê cuối vụ mới thu hồi sản phẩm hoặc nhận lại vốn theo lãi suất ngân hàng.
Bà con nông dân còn tận dụng phân chuồng, các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp như vỏ, cùi ngô, vỏ trấu củ lạc, thân, lá đậu đỗ các loại để sản xuất phân hữu cơ vi sinh bón thúc cho cây cà phê góp phần làm cho quả cà phê có nhân to, đạt năng suất, sản lượng , chất lượng cà phê cao.
Hiện nay, các doanh nghiệp, bà con nông dân các dân tộc sản xuất, kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk đã bắt đầu tu bổ, làm mới thêm hàng chục ngàn mét vuông sân phơi, nhà kho, mua sắm bao bì, bạt bằng nhựa phục vụ tốt việc thu hoạch cà phê.
Các địa phương cũng hợp đồng với các đơn vị bộ đội cùng với lực lượng lao động của từng hộ gia đình tăng cường bảo vệ để các vườn cây cà phê đạt tỷ lệ từ 90% quả chín trở lên mới đưa vào thu hoạch nhằm góp phần nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.
Nghĩa là theo sếp phó thì niên vụ này giá cà phê trong phạm vi DakLak sẽ hạ vì nguồn cung tăng 12% so với niên vụ trước.
Trời ơi là trời ! Sao sếp ko nói DakLak mất mùa để bà con nhờ.
Thường thôi! mới như vậy mà bạn đã ngao ngán thì sao mà sống được? còn nhiều Sếp phát biểu còn hay hơn nữa chứ! không phải các Sếp vô tình hay vô trách nhiệm mà phát biểu như vậy đâu, đó là thành tích đấy ( sản xuất nông nghiệp tăng mà) bạn phải mừng cho Sếp chứ!
Tôi có trồng nhiều cà phê ở Di Linh và Dăk Nông. Thật tình mà nói trong nhiều năm qua, chẳng bao giờ thấy anh cán bộ sở nông nghiệp hay các Bác liên quan nào đi dạo vào vườn dân để nắm bắt tình hình ngay từ đầu vụ cà phê nở hoa kết trái hay giữa vụ, cuối vụ. Nhưng thật sự khâm phục tài báo cáo của các Bác lắm! lâu lâu thấy báo cáo khu vực này sản lượng tăng, khu vực kia giảm. Năm rồi hạn hán kéo dài, giá cà phê tới tháng 5/2010 vẫn thấp, các giá đầu vào thì tăng cao như dầu, phân …. có bao nhiêu người nông dân đầu tư mạnh cho cây cà phê như tưới, bón phân v.v…?
Dự báo sản lượng thì cần khá chính xác một chút, đã qua rồi cái thời “bệnh thành tích”! vào đầu vụ mà báo cáo nghe khả quan quá thì liệu cuối vụ có kết quả gần đúng trên 50% không? và hậu quả hệ lụy là người nông dân bị tiểu thương trong nước và nước ngoài ép giá !
Tôi đã từng gặp gỡ và tiếp xúc với vài anh chị cán bộ sở nông nghiệp, khi nhờ tư vấn về một loại cây trồng nào đó thì nói nghe rất hay nhưng hầu như họ chỉ lý thuyết là chính, rất ít người thâm nhập vào việc nghiên cứu và thực nghiệm giống như nông dân nhà ta nên ít thực tế hơn khi ta đi học kinh nghiệm từ các Bác nông dân nhà mình.
Tóm lại, thời buổi bây giờ nên đánh giá hoặc điều tra về nông nghiệp, lĩnh vực khác cũng thế, nên khoa học và thực tiển một chút. ngoài ra cần phải thận trọng để giúp bà con nông dân đỡ khổ, tránh la làng kiểu đầu vụ mùa mà gây bất lợi với những thông tin hư hư thực thực!
Đắk Lắk: Sản lượng cà phê nhân tăng 50.000 tấn so với niên vụ cà phê năm ngoái :
Tôi ở H.Cư Mgar, đi nhiều nơi tronng Huyện ai cũng nói là năm nay mất mùa hơn năm trước, chỉ đạt bằng 70-80% , thực tế vườn cà phê tôi và cả xã tôi ở năm nay cũng mất mùa. Số liệu nào mà lãnh đạo nói là năm nay lại được mùa hơn năm ngoái .
Giá ở đâu mà 29000 – 30000đ/kg trong 2 năm trở lại đây? cái vị nhà báo này chẳng hiểu gì hết, viết bừa bãi. Thông tin thì phải chính xác.
Coi như viết nhầm đi.
Chỉ cần sửa lại một chữ thôi mà : Trong hai (năm) tháng trở lại đây, giá cà phê nhân…
Khỏe re. he he he. Quá chính xác !
Có vẻ dạo này bà con bị stress nhiều. Chắc là do bán cà khi giá thấp hết rồi.
Cái thằng phóng viên viết bài này ngu như con bò bị bệnh đao. Năm nay người trồng cà phê toe xơ mướp về giá, khi người nông dân không còn cà phê để bán thì giá tăng, vậy mà nó viết:” Trong hai năm trở lại đây, giá cà phê nhân có chiều hướng tăng và ổn định trong thời gian dài ở mức 29.000 đến trên 30.000 đồng/ kg, nên đã khuyến khích, tạo điều kiện cho bà con nông dân các dân tộc mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăm sóc, thâm canh cây cà phê”. nhà báo như mày chết quách đi cho dân Việt được nhờ!
tức giận mau bạc tóc lắm bà con ơi.
thôi thì mình cứ nghĩ ý nhà báo muốn nói đến là “xem xét trong vòng 2 năm” (chứ 3 năm thì giá này chưa cao) thì giá hiện nay đang đà lên, và ổn định (từ tháng 6 tới nay còn gì)… vậy thôi chứ nói chi lời nặng cho đau lòng nhau…
Các Ông, các Bác … các bạn phân tích và tìm hiểu về cà phê rất chi tiết và sâu sát với tình hình thực tế hiện nay bản thân rất khâm phục và kính nể nhưng hãy thông cảm cho các nhà thống kê. Thống kê có nhiều phương pháp như lấy số lượng báo cáo từng địa phương gởi về để tính bình quân hoặc lấy mẫu ngẫu nhiên ở một địa phương nào đó v.v… như vậy sẽ tương đối chính xác ở một địa phương nào đó không thể tuyệt đối được các độc giả thông cảm. Tôi góp ý cho độc giả về bài viết trên : Số thống kê rất quan trọng nhằm định hướng chiến lược kinh tế trong tương lai của nền kinh tế Quốc gia vì vậy cần cố gắng thống kê càng sát với thực tế bao nhiêu thì càng hiệu quả bấy nhiêu . Qua diễn đàn này tôi xin nêu suy nghĩ của mình : Để giá cà phê của Việt Nam tăng cao, chất lượng ngang tầm Quốc tế.
Đối với bà còn con nông dân ngoài việc đầu tư chăm sóc cà phê đúng mức, trong công tác thu hoạch đặc biệt bỏ ngay thói quen thu hoạch cà phê 1 lần trong vụ mà phải chia ra thu hoạch từ 3-4 lần trong vụ thì chất lượng cà phê sẽ cao hơn rất nhiều.
Đối với Hội Liên Hiệp cà phê VN có định hướng và phương án thiết thực khuyến khích bà con nông dân trong công tác chăm sóc và thu hoạch 3-4 lần trong vụ nhằm nâng cao chất lượng cà phê VN.
Đối với các tổ chức kinh tế Kinh doanh cà phê: Mạnh dạn tìm đối tác hợp đồng và tổ chức thu mua cà phê chất lượng cao nhằm động viên khuyến khích bà con nông dân thay đổi dần dần thói quen thu cà phê 1 lần trong vu.
Đây là lần đầu tiê tham gia diễn dàn nay bản thân manh dạn viết lên suy nghi của mình chắc chắn sẽ có nhiều thiếu gót mong các độc giả, các quý vị tham gia diễn đàn của người nông dân cà phê thông cảm !
Gửi bạn Lê Phước Sau.
-Nếu địa phương nào cũng thống kê theo kiểu con số trên của Sếp DakLak thì con số chung của cả nước sẽ như thế nào? Tôi đồng ý với bạn là do từng con số của các địa phương báo cáo về nên con số của Sếp đưa ra có thể sai (hay chưa chính xác). Nhưng khi Sếp đã không đúng thì thống kê cũng chẳng cần đúng mà chả ai phê phán. Bằng chứng là bản tin thị trường ngày 24/09/10 đã trả lời rồi. Vậy thì thống kê còn giá trị gì?
-Về thu hoạch cà phê chia làm 3-4 lần để nâng cao chất lượng. Điều này thì quá dễ khi thỏa mãn được 2 điều kiện cơ bản :
+Thời gian thu hoạch kéo dài có đảm bảo được còn cà ngoài rẫy cho nông dân hái không hay kẻ gian hái giùm hết.
+Giá mua có tăng khi tăng chất lượng và có bù nổi vào công hái làm nhiều đợt, công bảo vệ cà ngoài rẫy không?
Đây là bài toán được đưa ra bàn quá nhiều rồi và nông dân nào cũng thấy hết, không cần ai phải động viên khuyến khích vì đó là quyền lợi của chính nông dân mà, nhưng không nông dân nào giải được!
Mong bạn có cao kiến gì chỉ giúp bà con với.
Nói thật là các đại gia đang KDXK cà phê hiện nay chưa biết sẽ lên đường vào lúc nào. Sắp tới đây nhiều cụ Tổng sẽ ra đi, còn một số Cụ cũng hom hem lâu rồi, đang sống dựa vào sự tiếp sức của ngân hàng là chính, còn vốn chủ đã bốc hơi sạch sành sanh từ thưở nào! Xin đừng cho người viết bài quá bi quan (rất có thể), nhưng người viết đang đứng trong hoàn cảnh này. Đừng thấy các đại gia cà phê cởi mây về gió thường xuyên có mặt tại các sân bay, ngồi trong các nhà hàng sang trọng, lên nhận các giải thưởng danh giá…là ngon. Hãy coi chừng vì rất nhiều vị trong số đó cũng đang chơi bài “phô trương như các đại lý xù nợ”.
Anh Lê@ còn mắc nợ bà con mấy bài viết trong loạt bài đang dở dang đó nghe.
Chuyện gì qua rồi thì thôi. Vui lên mà sống với tương lai. Gặm nhắm quá khứ làm gì cho mệt xác anh à !
Các bạn so sánh giữa hai nhận định:
-ĐakLak: Sản lượng cà phê nhân tăng…và
-Người trồng cà phê Ấn Độ thất bại…
Theo tôi không phải các quan chức VN theo chủ nghĩa lạc quan và Ấn độ bi quan đâu mà VN là thị trường cà phê xuất khẩu lớn nhất thế giới về robusta, chỉ cần bọn nước ngoài nó chi cho vài trăm ngàn đô là các quan, các nhà báo dự đoán inh ỏi như sản lượng cao, thị trường khó v.v… Sau đó tha hồ các nhà nhập khẩu ra sức thao túng thị trường. Ai cũng nghĩ cà phê quá nhiều, minh không bán thì người khác bán ra, giá lại hạ…thôi, có còn hơn không, ta bán hết sớm cho nó yên chí mà làm việc khác. Đến cuối cùng họ mua nhiều giá rẻ, để trong kho ở VN rồi chờ giá lên, bán lại cho nhà nước mình…tạm trữ.
Cuối cùng, chỉ tốn vài trăm ngàn đô là họ khuấy động được cả một thị trường theo ý họ.
Vậy không phải các quan chức không biết cà phê năm nay bị hạn, thiếu phân hạt rất nhỏ, sản lượng thấp đâu!
Chắc chắn số lượng nhà báo có cái Tâm và trình độ ở Việt Nam ta là không nhiều, có thể nói là rất ít; loại nhà báo có trình độ nhưng cái Tâm thì lại muốn làm giàu trên những bài viết của mình, số lượng này khá nhiều; Còn một số không nhỏ chẳng có trình độ gì mà lại thích kiếm tiền bởi những bài viết lá cải như bài viết của tay phóng viên trên;”Đắk Lắk: Sản lượng cà phê nhân tăng 50.000 tấn so với niên vụ cà phê năm ngoái”. Chúng ta công nhận có nhiều bài viết đã góp phần ngăn chặn những cái xấu trong xã hội , nhưng cũng không ít bài viết vô trách nhiệm , hoặc cố ý làm sai sự thật để trục lợi thì đó là mối nguy cơ rất lớn cho xã hội. Và các tổng biên tập phải có trách nhiệm đối với những bài viết này./.
Tôi cũng đồng ý với một số ý kiến phản ánh của các bạn trên diến đàn là : Có một vài lãnh đạo không nắm rõ về cà phê lắm nhưng vẫn viết bài . Theo tôi Vấn đề chưa đến vụ thu hoạch mà các vị đã dự báo là khả năng sản lượng tăng trên 50.000 tấn . Con số này điều tra từ đâu ? Từ trước đến giờ chưa có một thống kê đầy đủ nào cho biết sản lượng cà phê xuất khẩu là bao nhiêu ? Tiêu thụ nội địa là bao nhiêu ? mà các vị chỉ lấy báo cáo thống kê từ các Phòng nông nghiệp huyện về xong nhân cho số diện tích là ra sản lượng của từng niên vụ . Theo tôi hiện nay số cà phê già cỗi của Việt nam từ năm thứ 20 trở lên chiếm chắc không dưới 60% diện tích , như các bạn biết cà phê càng già cỗi thì sản lượng cà phê càng ít đi Rồi còn số cà phê già cỗi nhổ bỏ không có một con số thống kê nào hết . Thực lòng mà nói Cán bộ nông nghiệp bây giờ không bằng nông dân về khâu kỹ thuật cũng như canh tác . Bao nhiêu loại giống cây ghép cũng từ người nông dân mà ra chứ không phải từ các trung tâm nghiên cứu . Cái quan trọng nhất mỗi dự báo của quý vị đề gắn liền tới sự gái cả của thị trường đừng để dân chết. Cần yêu cầu nhà báo đã viết bài trên cho biết : Sản lượng cà phê Dăk Lăk năm ngoái là bao nhiêu ? Số 50 ngàn tấn tăng sản lượng vụ này từ nguồn nào ra? Bây giờ ai cũng có thể bán thông tin vì mưu cầu lợi ích cá nhân .
Thật tình tại sao những người công tác quản lý nhà nước như chú Nghĩa lại phát biểu như thế, chú là người lãnh đạo thì phải biết bỏ bệnh thành tích đi! Chú nói như vậy nếu không phải là bệnh thành tích thì là người thiếu trách nhiệm với bà con nông dân rồi, năm nay là năm thời tiết rất khó khăn hạn hán lũ lụt ảnh hưởng, giá vật tư tăng không những ảnh hưởng trực tiếp về sản lượng mà về hiệu quả kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng lần sau khi phát biểu đề nghị Chú nên chú trọng đến lợi ích của nông dân Chú chính những người làm cà phê Chú uống, xây nhà mua xe…….
Chú Nghĩa nào vậy cà ? tui hổng hiểu !
Mấy hôm nay thị trường cà phê nhảy múa cũng có phần lợi cho người sx cà phê. Nhưng thực tế đến giờ này nông dân được mấy ai có cà phê nhân. Thời tiết thế này phơi sao được mà tất cả các mặt hàng thì tăng vù vù.