Tin tổng hợp thị trường cà phê cuối phiên 23/10/2008

Tin thị trường London

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ năm (23/10) thị trường London tiếp tục lún sau khi âm -42 chỉ còn ở mức 1719$/tấn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9.150 lots.

Thị trường giao dịch đóng cửa  tiếp tục giảm mạnh khi đồng dollars tăng  và chứng khoán toàn cầu tiếp tục chao đảo. Lúc này thị trường lại có thêm những mối lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính có thể dẫn tới suy thoái kinh tế kéo dài (có vẻ như việc Mỹ bơm thêm 540 tỷ usd vào thị trường làm gia tăng lo ngại lạm phát và chỉ ra như cầu tiêu thụ giảm đi đang là nguyên nhân gây hiệu ứng tâm lý).

Bên cạnh đó, các báo cáo tài chính quý 3 của các công ty và nguồn quỹ đa phần đều gây thất vọng. Lúc này  các quỹ thu hẹp trạng thái LONG, các nhà đầu cơ nhỏ lẻ vội vàng bán ra thu lợi sau khi mua được giá rẻ từ những phiên giảm giá mạnh trước đó.

Xu hướng giảm từ từ trên sàn lúc này đang được các giới nhắc đến  bởi song hành với cà phê là tất cả các mặt hàng khác cũng rơi tự do và chưa 1 nhà phân tích nào đưa ra được “khu vực đáy” vì vậy việc điều chỉnh lên lúc này là 1 điều gì đó quá xa với và khó có thể đạt được.

Thị trường cũng vẫn ghi nhận sức mua từ các nhà rang xay ở mức thấp và một số Nhà xuất khẩu “đã bị ép” bán, đồng Đôla hiện nay đang dẫn dắt thị trường. Câu hỏi hiện nay là ở mức giá nào thì Nước sản xuất  “buộc phải” bán ra? vì mức giá hiện tại các Nước sản xuất không còn muốn bán ra.

Về mặt kỹ thuật, nếu mức 1715 USD bị phá vỡ, thị trường sẽ tiếp tục hướng xuống 1650 USD/tấn.

Tin thị trường Newyork

Song song với thị trường London, phiên qua trên thị trường New York cũng ghi nhận một sự vấp ngã của thị trường khi kết thúc phiên giá giảm mạnh 2.65 cent và chỉ còn đứng ở mức 109.95 cent/lb. Tổng khối lượng giao dịch ước đạt 12,370 lots

Giá kỳ hạn N.Y đóng cửa giá giảm  và ảnh hưởng duy nhất bởi đồng dollars tăng giá!  Phố Wall tiếp tục hoảng loạn khi các chỉ số chứng khoán lại sụt giảm với biên độ lớn và sự đồng pha giữa thị trường cà phê và tài chánh vẫn tiếp tục song hành.

Theo lý thuyết, trong thời điểm khủng hoảng – nhiều bất ổn là môi trường tốt nhất cho các quỹ này phát huy khả năng kiếm tiền, nhưng thực tế lại không như vậy bởi chính họ lúc này cũng còn “đang rối bời”.

Thị trường ghi nhận không có nhu cầu mua vào do lo lắng về sự suy thoái toàn cầu, đồng thời giá đồng USD tăng mạnh. Thị trường Arabica vẫn nằm trong  “sự lo lắng thái quá về nhu cầu giảm“ do thiếu thông tin nền tảng.
Đồng USD dành được quyền tăng điểm hơn các thị trường giao dịch khác trong những ngày gần đây, và vì thế giá cà phê lại bị áp lực thêm.

Xét một cách toàn cảnh, giá cà phê vẫn phải chịu áp lực và chưa thể nhanh chóng chỉ ra khuynh hướng. Việc lượng cung hàng vào thị trường tăng từ Việt Nam và Brazil sắp tới, tuy nhiên công nghiệp rang xay đang rất cẩn trọng trong nhu cầu của mình với những dự báo về nền kinh tế hiện tại-vì vậy tâm lý bi quan trên sàn là điều khó tránh khỏi.trong 1 tin khác lượng xuất từ ngày 1 đền 22 tháng 10 của Brazil là 1.629.073 bao loại 60 kg.Giá hỗ trợ tháng 12 lúc này là 1.09 và giá đối kháng là 1.1350.

Hiện tại, sự trượt xuống sâu chưa hoàn toàn thuyết phục, tuy nhiên việc mức giá đóng cửa của thị trường đã thấp hơn mức đáy 111.45 chạm phải hôm 16/10 và chắn chắn mức 109.35 đáy của ngày 8/10 có thể dự đoán trước được hướng đi xuống.

Tin tức liên quan

Xuất khẩu cà phê tháng 10 của Việt Nam dự đoán sẽ tăng 9,8%, theo ước tính đưa ra từ tổng văn phòng thống kê cho biết xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10 có lẽ sẽ tăng 9,8% dung lượng trong năm và tăng 21% giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Đồng USD leo lên đạt đỉnh trong vòng 2 năm qua so với đồng Euro và rổ tiền tệ, tạo thêm áp lực cho thị trường cà phê. Đồng USD mạnh làm cho hàng hóa giao dịch bằng USD như cà phê trở nên đắt đỏ hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác.

Thời tiết Brazil: thời tiết khô ráo tiếp tục diễn ra tại Brazil cho đến hết Chủ Nhật, với khả năng có mưa nhẹ vào thứ Hai.

Tổng hợp của Y5cafe

Theo Dow jones: Tháng 10 Việt Nam dự kiến xuất khẩu khoảng 45,000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên tổng kết lại vụ vừa qua tính đến tháng 9 Việt Nam xuất khẩu 16.4 triệu bao giảm 17.7 % so với cùng kỳ năm trước.

Một số bà con nông dân cầm hàng lại từ vụ năm ngoái đến nay cũng đã bán ra để chuẩn bị chi phí cho vụ mùa tới. Đến thời điểm này Việt Nam vẫn còn tồn 1.2 triệu bao vụ cũ 2007/08.

Như vậy vụ vừa qua sản lượng VN khoảng 18 triệu bao, trong đó có 1.3 triệu bao tồn kho từ năm trước chuyển sang. Mức tiêu thụ nội địa của Việt Nam năm qua ước 1 triệu bao.

Các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia đã hoãn giao 30.000 tấn cà phê, và có khả năng hủy nhiều hợp đồng cà phê do giá cà phê đã rớt quá mạnh. Lãi suất Libor giảm ngày thứ 8 liên tiếp sau khi FED cung ứng 540 tỷ USD cho các quỹ tương hỗ để giúp thị trường thoát khỏi tình trạng đóng băng.

Đồng thời những khoản vốn khổng lồ mà các Ngân hàng Trung Ương trên thế giới bơm vào thị  trường  tài  chính  trong  thời gian qua đã làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, có vẻ như điều này lặp lại tình cảnh ban đầu của cuộc khủng hoảng: đó là sự tháo chạy hàng loạt của các giới gây nên tâm lý phản ứng dây chuyền , thị trường vẫn còn rất u ám.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Xuân Hội

    Cà phê xuống giá quá…nông dân lại buồn…giá này mà so với chi phí thì chỉ ở mức huề vốn.Xăng xuống,cà phê xuống vậy mà hàng hóa tiêu dùng vẫn cao chót vót…Trăm gánh nặng đè lên đầu người nông dân…

  2. Phan Hoàng Tuấn Phê

    Trời ơi, nhà con trồng cà phê mà giá ngày nào cũng giảm, con buồn quá. Năm đầu đi học ĐH mà giá cà giảm lấy gì nuôi con đi học. Buồn ghê gớm, không ai có thể kiềm chế tốc độ giảm đc à ?

Tin đã đăng