Sau khi đọc bài viết của anh Y Nhất Kpă, là một người nông dân có thâm niên trong việc canh tác cà phê tôi thấy bài viết có một vài điểm chưa hợp lý.
Xem thêm:
> Người nông dân vẫn có thu nhập cao từ cây cà phê (Y Nhất Kpă)
Những quả đồi phủ kín cà phê ở Di Linh. Ảnh: Nguyễn Thịnh
Thứ nhất theo đánh giá của anh Y Nhất là 1 năm đầu tư 35.000.000đ/ha, vậy anh tính như thế nào để ra con số đó?
1. Về phân bón ( áp dụng cho cà phê đang kinh doanh):
– Phân hóa học: Sử dụng loại phân NPK 16-8-16-13S-TE Đầu Trâu, có thành phần NPK cân đối, có thành phần lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cà phê trong mùa mưa. Bón 3 lần trong mùa mưa. Đối với vườn cà phê đạt từ 3-4 tấn nhân/ha, bón với liều lượng sau:
- Đợt 1: 500-700 kg/ha, bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều.
- Đợt 2: 700-800 kg/ha, bón vào giữa mùa mưa.
- Đợt 3: 800-1000 kg/ha, bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày.
Vậy là mất khoảng 2.000 – 2.500kg/ha.
– Phân hữu cơ: 20 – 30m3 ( 2 – 3 năm bón 1 lần, vậy trung bình 10m3/năm ).
2. Tưới nước: khoảng 30h/đợt tưới ( như năm nay tưới 4 đợt ).
3. Thuốc sâu bệnh, công làm cỏ, công bỏ phân, công tưới, công hái quả (tất cả các công trên tùy thuộc vào thời giá của từng năm, toàn thấy tăng ).
Như vậy chi phí đầu tư cho phân bón: 16.000.000đ – 20.000.000đ ( phân hóa học ), 2.000.000đ – 3.000.000đ ( phân hữu cơ, vôi bột ).
Chi phí tiền tưới nước: khoảng 60.000đ/h * 30h/đợt * 4 đợt = 7.200.000đ.
Vậy là mất khoảng 30 triệu rồi, chưa kể các khoản khác đã nêu trên. Đó là dự tính theo thực tế sản xuất, thì lời khoảng 50% là nhiều lắm rồi ( đạt năng suất như anh Y Nhất đưa ra ). Nếu tính giá trị tài sản đầu tư và đất đai mà bán đi rồi gửi ngân hàng lấy lãi % thì so sánh 2 nguồn thu nhập trên có cao không, cái nào vất vả hơn, rủi ro hơn, v.v..
Nếu không vất vả, thu nhập không tương xứng thì không nhiều người nông dân phải kêu ca như vậy.
Bài viết được gửi bởi anh. Nguyễn Xuân Huy
Địa chỉ: Tp. Buôn Ma Thuột – Dăk Lăk
Email: xuanhuy78@yahoo.com.vn
—————————————–
Y5cafe rất cám ơn những thông tin từ bài viết mà anh Huy đã chia sẽ cùng bà con.
Hãy chia sẽ câu chuyện của bà con đến với cộng đồng.
sorry anh thịnh! tại tôi bức xúc quá k dữ nổi bình tĩnh
Tôi thấy anh Xuân Huy tính còn thiếu những khoản cho thu hoạch :
Muốn có 3500kg nhân xô tôi phải có 16500kg tươi, đại lý ở Lâm đồng nhận 4.7kg tươi phơi sấy rồi trả cho mình 1kh nhân xô. Vậy tôi phải thuê khoán hái hết 8250000 đồng (500 đồng/kg tươi) chưa kể hái tỉa chạy ra 1000 đồng/kg tươi. Chổ tôi tới mùa chẳng có công nào chịu hái công nhật cả.
Mà đạt 3500kg/Ha thì công cắt cành phải 2.5 – 3 triệu (30 – 40 công/Ha). Hai khoản này ngốn hết khoản 11 – 12 triệu rồi các bạn ơi. Đó là thực tế nhà mình chẳng có công.
Phải bỏ công ra rất là vất vả thì mới kiếm được đồng lời từ cà phê. Nếu thuê mướn thì nhân công ăn hết rồi! Làm nông như cà phê, lấy công làm lãi là chính thôi. Tôi không biết anh nào lại phát biểu là làm cà phê có lợi nhuận mà bà con ta hay kêu ca? Không kêu sao được. Ai đã và đang làm cà phê đều thấu hiểu nỗi vất vả. Những đêm thức trắng tưới nước. Những ngày đội mưa đi làm cỏ, tới mùa thu hoạch thì vừa lạnh vừa ướt cũng phải chui vô hái. Mùa nắng đi làm cành thì ngứa khắp người. Làm chồi thì có khi gặp rắn ở trên cây. Không vất vả sao được?
Cần cộng thêm 2000000/1 người để trông giữ cà phê mùa quả chín nữa. để anh Y Khấp cộng vào mới thấy đầu tư vào caphe rất lớn nhưng lại đầy rủi ro. đó là chưa tính luôn chi phí vận chuyển phân bón + caphe từ nhà ra rẫy và ngược lại. hơn nữa với sản lượng 3,5 tấn trên 1ha cũng chẳng nhiều khu vực tại daklak làm nổi đâu.
theo nhu bai viet cua anh ynhatkpan thi khong biet tinh toan dau oc trong rong noi phet con noi lon .chac cha nay khong trong ca phe nen noi bay phat ngon bua bai thoi.chu toi thay lam ca phe rat vat va ma gia ca hien nay la bi lo tai vi xang dau va cac mat hang deu len nhu gio . cu the nganh dien chi bo von ra mot lan roi sao chi bao tri it ma van keu lo tang gia lien tuc cung lo huong gi caphe rot gia ma khong kue lo chu.nguoi dan la chiu kho nhieu nhat
.toi rat thuong nguoi dan .ho chi biet cam long chiu kho
Tôi mới chỉ tính sơ qua thôi, đó là những khoản tính toán mà người nông dân không làm ra được mà phải đi mua mới có. Và phần phân bón tôi cũng chỉ mới tính có 3 lần bỏ trong mùa mưa chứ chưa tính thêm 1 lầm bỏ vào mùa khô, và một số chi phí mà anh Cường Dolla kể trên. Còn về phần các khoản thu thường xuyên ( trái cây, chăn nuôi – ví như nuôi cá, đã nuôi cá thì không trồng được cà phê. trồng cây ăn trái xen canh nhiều thì sản lượng cà phê cũng giảm đi tương ứng ) thì không được nhiều lắm, để ăn là chính thôi. À, còn một khoản chi không thể thiếu, đó là nộp Thuế – Sản lượng ( nông nghiệp, khoán – Nông trường ).
Như tôi đã nói, kinh doanh, sản xuất mà lợi nhuận không bằng gửi ngân hàng thì người trồng cà phê kêu là phải.
Tôi đồng ý với ý kiến của a Y Nhát Kpa Nếu hạch toán chi li ra thì suất chi phí khoảng trên dười bằng đó (Chưa kể khấu hao vườn cây- về khoản này chúng ta không đề cập đến vì 1 ha cà phê kd như thời điểm này khoảng 350 đến 400 triệu thì nếu tính coi như là thời điểm KH cùng với thời điểm hình thành tài sản thì lãi vốn còn chưa đủ huống zì khấu hao cơ bản)
-Còn năng suất nêu như đạt ổn định 3,5 tấn/ha thì tuổi vườn cây cà phê nằm trong thời kì KD ổn định ngĩa là tuổi 8 <năm cây1,5 Ha thì đời sống tương đối ổn định.Vẫn có nhiều cơ hội thay đổi cs ở tương lai khi giá cà phê đột biến.
Cũng là lao động phagơổ thông -So với 1 Công nhân khu công ngiệp lương tháng 2 đến 3 tr hàng loạt chi phí phai trang trải ,ít có cơ hội ở tương lai –Hay 1 lao động nông ngiệp ở đồng bằng sông cửu long,sông hồng,duyên hải miền trung . . . Chúng ta tự kết luận.Họ khổ ,họ ngèo ,lâm vào nợ nần là đa số đầu tư vào tài sản tiêu dùng (Tiêu sản) ở những năm có tiền .Khi đã không có vốn thì tình trạng Chi tiêu,đầu tư hàng ngày,tháng,quý,năm đều nợ và ghi sổ lũy kế ,cộng thêm lãi suất thỏa thuận phát sinh và được quyết toán vào cuối vụ thu hoạch.
Nếu có đk tôi sẽ cung cấp 1 bang chi tiết chi phí sản xuất cho từng tuổi cây ,từng bặc năng suất cho các bạn tham khảo .Chúng ta đừng kêu ca trong hoàn cảnh khó khăn hãy tự tìm lối thoát –Đó là năng suất,đầu tư chi phí hợp lí để gia tăng lợi nhuận.Để duy trì và tìm cơ hội sau khủng hoảng giá ở tương lai phía trước.
Là một người nông dân trực tiếp trồng 5ha cà phê tại huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), tôi thấy chi phí cho 1h cà phê kinh doanh (không tính chi phí cải tạo đất, trồng mới) hiện tại là:
– Phân hóa học NPK: 2,500kg + lân 1000kg = 23 triệu đồng
– Thuốc trừ sâu + công = 2 triệu
– Công làm cỏ + cào bồn bón phân = 4 triệu.
– Công chế biến + chuyên chở = 3 tr/ha
Còn tưới nước thì ở vùng tôi ít phải tưới, năm nào hạn hán lắm thì chỉ tưới 1 đợt mà thôi. Hầu như không phải tưới.
Năng suất bình quân 3 tấn/ha. Như vậy chi phí trực tiếp trên 1ha cà phê là: 38 triệu đồng
Nếu tính chi phí phát sinh khác như cà phê bị bệnh, ve sầu, tưới nước như các bạn nói thì cũng xấp xỉ 50tr đồng/ha.
Còn nếu trồng xen cây ăn quả thì không được vì như vậy năng suất cà phê sẽ giảm tôi đã phải chặt bỏ cây sầu riêng vì không có lời.
Như vậy 1 gia đình 4 người làm mà có 2ha cà phê thôi thì không đủ để chi tiêu được.
AnhĐong , vì tôi đang có ý định đầu tư Cafe tại Bảo Lâm, anh có thể cho tôi xin số liên lạc? Cám ơn anh nhiều.
Theo ý tôi, trong vấn đề biên tập những ý kiến trong phần phản hồi, anh Thịnh cũng nên cho hiển thị những ý kiến dù gay gắt để bật lên vấn đề và hướng giải quyết chứ không nên chỉ chọn những ý kiến chung chung van nài kiểu như “cầu xin nhà nước, cầu mong cấp trên v.v…).
Có thể những ý kiến quá bức xúc thì anh cho gọt cắt những gì quá mất lịch sự, đốp chát cho nhẹ nhàng một chút thôi. Chính vì những đốp chát, gay gắt mới tìm ra con đường cho cà phê bền vững chứ chẳng ai ban cho chúng ta phần trội thêm để chúng ta tồn tại. Một anh ở sở NN cũng nói thẳng “anh làm anh hưởng, anh đóng thuế chứ ai lo cho anh” chúng ta đừng có ý cầu xin ai hết, nước nào cũng thế!
Lời thật mất lòng mà, đốp chát gay gắt mới ngăn ngừa được anh “phát ngôn bừa bãi”, mới tìm ra một quy trình cà phê bền vững, mới tăng năng suất, giảm đầu tư bằng mọi cách thì mới tăng thêm được lợi nhuận để tự sống.
Thân ái chào anh.
Sorry anh Y Nhat Kpa do buc xuc wa nen da wa loi…………Thanh thay sorry!!!!!!!!!!
Bà con nào có tài liệu về trồng cà phê cho đạt năng xuất năm thứ 4 không? nếu có thì vui lòng đăng lên giúp ạ
Chuyện trồng cà phê ở Tây nguyên xưa như trái đất. Nếu bỏ công sức lao động thì có thể thấy lãi từ việc trồng chăm sóc thu hoạch cà phê. Nếu phải đầu tư chi phí vật tư phân bón, công lao động thuê mướn toàn bộ thì có lẽ ít nhất trong thời điểm hiện tại “chủ đầu tư” có khả năng trở thành con nợ. vì thực chất lài rất ít thậm chí là không có lài. Khi hạch toán kinh tế phải tính toán toàn bộ chi phí đầu vào, đầu ra. Tôi đồng ý với phân tích của anh Nguyễn Xuân Huy.
nếu bà con nào muốn giàu thì ngoài việc làm cà phê nên làm thêm môt nghề khác nữa để kiêm thêm thu nhập, cứ trông vào cà phê thì không đủ sống đâu.
Gửi bạn locanchuc ,có gì thì liên lạc với mình theo số điện thoại : 0919259169.
cho em hỏi : nếu mua 1heta đất trồng cafe thuộc đắc ắc thì giá khoảng bao nhiêu
em muốn mua đất để đầu tư vào lĩng vực cafe ,nhưng không có trực tiếp làmthueehuee người làm ,không biết đầu tư như vậy có lời không nữa ? anh chị nào có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì cho em hay với .em xin cám ơn