Trong nền kinh tế thị trường không ai phủ nhận vai trò của tư thương trong việc thu mua hàng hóa và làm đại lý cho các Công ty xuất, nhập khẩu, tuy nhiên vai trò đó có được minh bạch và hưởng phần trăm đúng nghĩa của nó hay không?
Tuy rằng đã bỏ cây cà phê mười năm nay nhưng những mánh khóe trong việc thu mua cà phê mà tôi đã chứng kiến nhằm chia sẻ cùng bà con trong cộng đồng thông qua đó các ngành chức năng nhìn lại mình trong việc phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Khi mua cà phê của dân thì quạt sạch, đem về kho rồi trộn thêm vỏ cà phê vào, cà phê của dân thì khô 12-14 độ, mua về làm cho ẩm đi nhằm tăng ký lên. Với 2 thủ đoạn trên làm cho giá của Công ty mua của nông dân chênh lệch đến vài ngàn đồng. Cuối cùng không ai thua thiệt ngoài người nông dân.
Cách làm ăn này diễn ra không chỉ ở hạt cà phê mà còn nhiều loại nông sản khác. Từ những việc trên cho thấy sự kiểm soát của Nhà nước như thế nào, có kiểm soát không hay chỉ là lý luận cho vui vậy.
Những bức xúc trên chắc hẳn nhiều người cùng tâm trạng với tôi nhưng đến giờ nhìn lại kết quả của ngành cà phê lại thấy buồn, thông qua đây tôi mong rằng, chúng ta-những người sản xuất cà phê và những người bênh vực cho người trồng cà phê hãy lên tiếng về những bất bình đẳng đã và đang diễn ra nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nông dân chân lấm, tay bùn, một nắng hai sương để đem lại những hạt cà phê thơm ngát cho đời.
Xem thêm: Vì sao nông dân phải gửi cà phê cho đại lý?
Bài viết được gửi bởi anh. Nguyễn Thành Tâm
Địa chỉ: 4/64 Quang Trung, F10, Gò Vấp, Tp HCM
Điện thoại: 0903500949
Email: tam7472003@yahoo.com
—————————————–
Y5cafe rất cám ơn những thông tin từ bài viết mà anh Tâm đã chia sẽ cùng bà con.
Đây là một điều thấy rất là thường xuyên của các đại lý cafe. Khi người dân đã nhận ra được tại sao giá cả bị ảnh hưởng là do chất lượng thì họ đã cải thiện rất nhiều. Nhưng mặt trái là các đại lý thu mua thì chỉ biết cái lợi của họ chứ ngoài ra họ đâu nghĩ đến chất lượng.
Chỉ khi nào nhà nước có cách làm để người dân bán trực tiếp cho cty cafe thì mới đỡ phần nào về giá.
Cà phê của Việt Nam đang bị khâu gia công – chế biến làm cho giảm chất lượng, đơn cử như sau:
– Hàng nguyên liệu khi mua của nông dân chắc chắn không bao giờ đen vỡ lên tới 5%, hoặc tạp chất 1%, độ ẩm 13% (tương đương 15 độ máy KETT II). Sau khi qua các đại lý hoặc Công ty chế biến nó sẽ thành hàng thành phẩm với tên gọi là R2 5%. Như vậy chúng ta đã đổ thêm vào các thứ kém chất lượng để được hưởng chênh lệch về trọng lượng, quy ra giá bán thì lợi nhuận nhiều vô kể.
– Vậy thì vấn đề cải thiện chất lượng nằm ở chỗ nhận thức của giới kinh doanh cà phê và tập quán mua bán đã được áp đặt từ mấy chục năm nay. Sản phẩm hàng hoá của chúng ta đang tốt, cố gắng giữ cho nó “tốt” thôi cũng chưa được thì làm sao làm cho nó “tốt hơn” được. Vậy nông dân có bán trực tiếp cho các công ty cà phê không thông qua đại lý cũng vậy thôi.
Dạo này khó ăn lắm rồi ^^
trước khi đăng bài này tác giả dựa vào cơ sở nào để đưa ra ý kiến của mình và có hiểu biết gì về tiêu chuẩn thu mua cà phê?theo tiêu chuẩn hiện nay của các công ty cà phê thường ap dụng là:15Độ,5%đen ,1%tạp chất.với tập quán thu hái xanh của nông dân hiện nay,khi thu hái xong lại không phơi ngay,công đoạn phơi bằng cách xay dập,hoặc phơi trái khô máy xay xát thô sơ,diện tích sân phơi không tương ứng với sản lượng cà phê nhận thức của người nông dân về tầm ảnh hưởng của chất lượng cà phê trong giai đoạn chế biện chưa có thì lấy đâu ra mà có sản phẩm đủ tiêu chuẩn công ty thu mua chứ đừng nói trộn thêm vào.Tôi cũng là đại lý thu mua cà phê lâu năm tôi nhận thấy:nếu mua xô của dân mà đi giao cho nhà máy thì bao giờ cũng vượt tiêu chuẩn.
Kính gửi anh Thấu,tôi cũng là dân trong ngành cafe đến nay đã hơn 30 năm rồi.Nếu anh nói hiện nay các công ty thu mua cafe thường áp dụng tiêu chuẩn 15% độ ẩm.5% đen ,1%tạp chất ,tôi nghĩ là khg đúng.Anh nên tra cứu lại tiêu chuẩn nhé.Đối với các đại lý mua cafe của dân chỉ theo cảm tính ,chứ khg bao giờ theo sách vở.Nông dân chân lấm tay bùn,cứ ngõ cafe của mình sạch,khô là bán được giá,nhưng khg ngờ lại bị các đại lý “sát hại” trắng trợn …
Bạn nói bạn mua cafe xô của dân ,bạn giao cho nhà máy đều bị vượt tiêu chuẩn?Vậy theo bạn hiểu và biết tiêu chuẩn của cafe có bao nhiêu laoị khg? Hay bạn cũng chỉ nói theo cảm tính của một đại lý thu mua cafe lâu năm???
Nhưng nói gì thì nói ,nông dân là người chịu thiệt thòi lớn nhất,vì phải hứng chịu nhiều vết cứa trên cổ …..
Tôi không nói người nông dân mà ỏe đây tư thương mua của nông dân khô và sạch, khi đem về lại trộn tạp chất và tăng độ ẩm lên, đại lý bán cho Công ty như vậy nên mới ép giá người nông dân.
Tôi thật bức xúc vì việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn mới cho cà phê VN. Gía cà phê VN thấp hơn giá cà phê thế giới cũng một phần do người dân kém hiểu biết trong vấn đề đảm bảo chất lượng cà phê. Tiêu chuẩn cà phê mới là đảm bảo đúng kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái va bảo quản, chế biến. Tuy nhiên luật vẫn chỉ nằm ở cấp đầu ngành chứ không xuống đến người nông dân. Việc triển khai, khuyến khích người nông dân áp dụng đúng tiêu chuẩn cà phê thuộc về các cấp chính quyền địa phương. Họ nên làm gì để triển khai luật, để luật được áp dụng, để người nông dân thấy được lợi ích của việc áp dụng đúng quy trình chất lượng..? Tôi tin là người nông dân sẽ sớm áp dụng TCCP VN nếu được hướng dẫn tốt. Cà phê là một sản phẩm nông sản xuất khẩu lớn ở nước ta vậy mà việc chuyên môn hóa cho ngành này vẫn chưa được xem trọng.
Láo toét ! cứ đổ hết lên đầu nông dân.
Nếu bạn nói là bạn bức xúc thì tại sao bạn không nghĩ là tôi cũng bức xúc khi bạn cho rằng tại vì nông dân chúng tôi làm cho cà phê không đảm bảo chất lượng. Nói như thế là bạn công nhận những công ty, đại lý thu mua và đội ngũ kcs là có mắt mà như mù à. Cái lợi ích lớn nhất đối với nông dân chúng tôi là giá, là giá… bạn hiểu không. Nếu mua giá tốt thì có hàng tốt và tất nhiên mua giá xấu thì có hàng xấu. Thị trường là thuận mua vừa bạn có phải vậy không bạn ?
Đọc hết ý kiến phản hồi mới thấy bạn quá mâu thuẫn !
cà phê của nông dân khi bán cho người mua gom tôi thấy thường có độ ẩm khoảng 14-15độ( két 2) tỷ lệ đen tạp chất kkông tới 5% nhưng khi mua về người mua gom ,đại lí thường độn thêm cho đủ theo tỷ lệ cho phép ! – khổ bà con mình bị oan !
phai noi rang cac nha tu thuong da cuop di cua ba con nong nhan bat chao khi vua dua toi mieng chu chua kip cho vao mieng,da lam cho thuong hieu caphe viet nam dan dan sa vao dam lay khong loi thoat ,”Dat nuoc se mat trong tay cua nhung tu thuong “
toi cung la 1 nguoi dan trong ca phe theo toi tinh hinh nhu the nay thi ko it nam nua nguoi dan trong ca phe se pha bo het ca phe va trong mot loai cay khac mat,dan dan nguoi dan trong ca phe o vung cao nguyen cung chang may ai gan bo nua va se mat can bang trong cac cay cong nghiep,mong cac ban nganh hay dua ra 1 loi thoat de giup nguoi dan trong ca phe vuot qua kho khan nay de co hung khoi tang gia san xuat .
Phương pháp kiểm định cà phê đang áp dụng hiện nay chỉ mang tính chất tương đối, ngẫu nhiên, nếu nhiều người kiểm tra chất lượng lô hàng trên cùng một mẫu thì cũng sẽ cho ra nhiều kết quả khác nhau. Do đó, phương pháp kiểm tra của chúng ta đang làm không thể chính xác tuyệt đối được. Nhưng khi làm ra kết quả chất lượng rồi thì các đại lý hoặc nhà máy chế biến lại quy chuẩn ra lượng rất là tuyệt đối, cho nên nếu anh nào ngẫu nhiên chất lượng tốt thì cả lô hàng sẽ được đánh giá tốt mặc dù bên trong anh độn đủ thứ tạp chất (đã qua mặt được nhân viên kiểm định).
Do đó, khi xuất sang nước ngoài cà phê chúng ta bị đánh giá là kém chất lượng, bị trừ lùi từ 70 đến 100 USD/Tấn, thật là nực cười.
Nếu Doanh nghiệp nước ngoài vào mua hàng trực tiếp của nông dân và xuất khẩu thì chắc chắn cà phê của chúng ta sẽ không có tình trạng chất lượng bị đánh giá sai đi.
rat kho cho nguoi nong dan
theo toi chung ta cung khong nen buoc toi tu thuong va doanh nghiep dung manh khoe , phai nhin tu moi goc do ,thu hoi nong dan chung ta cham soc va thu hoach ,den khau phoi xay va xay ra thanh ca fe nhan . chinh chung ta cung chua tuan thu theo tieu chuan cua ca fe viet nam .cu manh nha ai nha do lam .khi hai qua xanh cung hai sach . con ve tu thuong va doanh nghiep ho khinh doanh thi ho phai co loi .ho phai hach toan .chung ta muon ban duoc hang cao thi truoc het phai bat dau tu khau cham soc, thu hai ,phoi xay ,bao quan cho tot da va tat ca cac ban nghanh co nien quan phai giam sat chat luong ca fe tung khau tung giai doan ,phai mo mot chien dich giong nhu la kiem tra dich cum ga vay ,leu ca fe khong du chat luong ,tinh theo gia kem chat luong roi dem di tieu huy , cu manh tay ,ai sai thi phai chiu ,tuy co hoi khac nghiet nhung ma the moi cai thien duoc chat luong ca fe viet nam ,luc do ca fe moi co gia tri dich thuc cua no,…/
Cung co nhieu ba con lam ca phe kem chat luong lam ,khi xay ba con chinh coi xay cho tap chat xuong nhieu cho nang ky vuot muc cho phep trung binh 0.5%-0.7%(Muc cho phep tap chat trung binh la 1.5%) .Neu tu thuong mua dan khong tru thi ve bi Cty tru “Te Tua” chu o do ma “tron vo”. Theo toi thi khong phai ba con nong dan nao cung lam ca phe “dang thuong” nhu may anh noi dau!
tui đã từng làm trong một công ty chuyên thu mua chế biến càfe xuất khẩu: và đặc biệt là hồi đó tui đảm nhận khâu “chế tạp”nên tui mún tiết lộ một số bí mật của dân chế biến cafe như sau: vì khi mua cafe xô về thì tạp chất và độ ẩm thường ở dưới mức quy định nên phải “chế tạp”để kiếm thêm chút lời.Chế tạp có nghĩa là độ chế tạp chất sao cho vừa với tiêu chuẩn xuất khẩu. – một là : cho thêm vỏ cà vào cho đủ 5% tạp chất, – hai là dùng bình xịt thuốc sâu xịt nước đều(vừa xịt,vừa bốc mẫu đo độ thường xuyên để kiểm sóat độ ẩm) lên cà fê ngay tại băng tải hoặc gầu tải,sao cho đủ 15 độ.- Ba là: chế thêm cà phế cho dủ 3% đen vỡ(nếu hợp đồng là 3%ĐV) còn nếu hợp đồng là 1%ĐV thì sàng bớt ra.-Bốn là: trước khi KCS CONRTONL đến xăm mẫu thì lo trước khỏang 300 000đ cho mỗi công hàng để họ nương tay cho một chút,nưong tay bằng cách khi xăm mẫu cảm thấy bao nào rốc hơn thì xăm nhiều hơn một tí.- năm là: dặn trước bốc xếp khi bao nào ko đạt thì cho vác đi lòng vòng trong kho rồi lựa lúc KCS ko để ý vác thẳng lên xe…và cuối cùng là “hàng đạt”,và” được bấm chì”Chính vì những cách chế tạp như trên nên cà fê của việt nam thường bị trả lại khi đã cập cảng nước ngòai vì ngay từ khâu kiểm định trong nước đã “ép quá” theo tôi đây là một tư duy làm ăn nguy hiểm của các nhà doanh nghiệp việt nam,dẫn đến sự mất uy tín của cafe VN trên Ttrường quốc tế.nhà nườc nên có biện pháp về vấn đề này.hãy bắt đầu từ khâu kiểm hàng từ trong nươc. …..tui có sao nói vậy,nếu có mếch lòng ai thì bỏ qua nhé….! HÃY BIẾT NHÌN XA VÌ ĐẠI CỤC CỦA NGHÀNH CAFE VIỆT NAM VÀ CŨNG LÀ VÌ TƯƠNG LAI CỦA BẠN.!
Tôi không hoàn toàn đòng tình với bài viết của ban Plei Nguyen Cuong một số điểm như sau:
Trước nhất, bạn có thể cho tôi biết bạn làm việc với cà phê bao nhiêu lâu không? Nhà máy bạn làm việc máy móc được trang bị như thé nào, hiện đại ra sao không khi bạn phải “chế tạp”. Chế tạp của bạn là đổ thêm nhưnggx gì không phải tạp chất vào lo hàng nguyên kiệu chuẩn bih được đóng bao cho hợp đông mà doanh nghiệp đã ký chứ không phải cứa đổ vào để kiếm lời trong đó đâu bạn nhé. Đấu là phần”chế tạp” của bạn.
bạn làm bạn có biết doanh nghiệp của bạn mua bán thế nào chưa? Xin thưa với bạn tất cả những ai mang cà phê tới bán gồm: nông dân, đại lý đi thu mua lẻ(xưa gọi là Con Buôn đó).Vì vậy chất lượng sẽ không đòng đều buộc bạn phải lấy ra hoặc đổ thêm vào cho phù hợp họpp đồng đã ký của lô hàng ấy.
Thứ hai là “Chế tạp có nghĩa là độ chế tạp chất sao cho vừa với tiêu chuẩn xuất khẩu. – một là : cho thêm vỏ cà vào cho đủ 5% tạp chất”. Xin thưa với bạn rằng chẳng có cái hợp đồng nào mà ky tới 5% tạp chất cả. Và thêm nữa “cho đủ 15 độ” 15 độ của bạ là gì? Nói với bạn rằng nói là độ là không phải đâu, cái này là chỉ số được hiển thị của 100gr cà phê nhân trên máy Kett2(gọi dân dã vì tôi không nhớ có phải là PM400) mà quy chuẩn ra là 13%, con số này hiểu là ỷ lệ lượng nước còn trong hạt cà phê – Thuỷ phần. Bạn nói dùng bình tưới nước làm tăng trọng lượng cà phê, điều này có nhưng nếu hiểu cà phê không ai làm như bạn và doanh nhgiệp bạn cả vì hạt cà phê sẽ bị bong tróc lớp vỏ lụa, sần xùi bề mặt. sau khi bị như vậy sẽ rất xấu về cảm quan và dễ dàng nhận ra rồi sau đấy không lâu sẽ hao hụt trong lượng rất nhanh, lên mốc và lây lan cũng rất nhanh, đóng thành những bánh cà phê mốc trong bao.
Thêm vào nữa là:”…Bốn là: trước khi KCS CONRTONL đến xăm mẫu thì lo trước khỏang 300 000đ cho mỗi công hàng để họ nương tay cho một chút,nưong tay bằng cách khi xăm mẫu cảm thấy bao nào rốc hơn thì xăm nhiều hơn một tí.- năm là: dặn trước bốc xếp khi bao nào ko đạt thì cho vác đi lòng vòng trong kho rồi lựa lúc KCS ko để ý vác thẳng lên xe…và cuối cùng là “hàng đạt”,và” được bấm chì”…”.Bạn nói thê la bôi nhọ người khác đấy.điều này khong tốt đâu bạn. KCS về cà phê họ làm việc rất chân phương nhiệt tình, không kể thời gian đâu.Họ làm việc không vì 300 000vnd của bạn mà lấy mẫu kiểu bạn nói đâu,cho hàng đi bậy bạ đâu.Làm như bạn nói thì chợ búa người ta gọi là: Lưu manh hay có thể diên giải là mưu cao kế hèn.
Tôi muốn viết tiếp để tranh luậnh với đoạn cuối của bạn nữa nhưng thssy bạn về tìm hiểu thêm kiếmn thức cà phê rồi chúng ta tranh luận, chứ kiến thức vậy mà viết bài trong trang báo cho nông dân(nhưng người đang đói thông tin ) quả nguy hiểm và ảnh hưởng hình ảnh hạt cà phê VN lắm.
Còn về phần chất lượng hạt cà phê Vn thì liên quan nhìu thứ lắm bạn ah. Đơn giản thế này thôi: Chất lượng phụ thuộc giá cả và giá cả phụ thuộc chât lượng. Ví dụ nếu tất cả các hợp đồng 13% thủy phần, 1% tạp chất, 5% hạt đen và vỡ, 90% trên sàng No13 thay vào bằng hợp đồng 12% thuỷ phần, 0.1% tạp chất, 0.5% hạt đen và vỡ, 95% trên sàng no13 và 98% trên sàng No12, mùi vị tự nhiên, đạt thủ nếm. Các bạn cứ thử xem một mẫu hàng chất lượng thế này thì các bạn sẽ thấy chất lượng cà phê VN ở đâu nhé. Từ đây sẽ có thay đổi trong canh tác, thu hái bảo quản và mua bán đấy.
Mr.Pleiku
Mong bạn Mr.Pleiku viết chữ nghĩa tiếng Việt dấu má rõ ràng thêm tí nữa cho bà con nhờ với. Chứ để cho bà con vừa đọc vừa đánh vật không phải vì nội dung cần hiểu biết thì tội cho bà con quá! Mà hình như bạn không phải người Việt hả? Vậy thì thôi nhé!
Tâm lí trên 90 % người Nông dân rất “Sợ” bị trừ lượng .Nên phơi sấy,sàng sảy khô khén và sạch sẽ . . . Bởi cả quá trình làm ra từng hạt cà phê cực nhọc,vất vả ,khó khăn . . . chỉ có đội ngũ mua rong,bán lẻ,gia công,làm hàng cho các nhà xuất khẩu mới “Chế “lại hàng cho đúng theo HĐ của mình mà thôi .’Chế” theo kiểu qua cầu rút ván nên nhà xuất khẩu cuối cùng lãnh đủ .Khoản này lại ngược đường về lại điểm gốc là người Nông dân.
Tất cả đều là lợi nhuận, vì mục đích riêng của mỗi cá nhân. Nếu cùng nhau mỗi người (đại lý) hãy nghĩ chút lại cho người nông dân, thì nông dân sẽ đỡ khổ. Hãy vì cafe Việt nhé!
Gửi bạn: Nông dân nghèo.
Tôi sẽ cố viết đúng chính tả hơn nữa. Cảm ơn vì đã nhắc nhở. Và mình ko thích câu “Mà hình như bạn không phải người Việt hả?” của bạn lắm vì dù sao ở đây là chia sẻ mà.
Gửi bạn Mr.Pleiku
Trước hết tôi xin khẳng định những gì tôi nói là có thật 100%, phản ánh đúng thực tế khách quan thôi, và tôi cũng không hề có ý nói thiên về người nông dân hay nói xấu các doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu nói về chuyên môn trong lĩnh vực kcs cà fê thì tôi có lẽ ko chuẩn như bác, nhưng tất cả bài viết của tôi chỉ muốn nói lên một điều là chất lượng càfê của chúng ta là “chất lượng gò ép”; nghĩa là tìm mọi cách sao cho đạt được chất lượng công hàng và xuất đi khỏi kho là xong…
Và chính xác như lời bạn nói: tức là tôi cũng chứng kiến rất nhiều công hàng bị trả lại… và trong đó có mốc, tróc vỏ, đông thành bánh, hạt cà chuyển màu xanh và bị chua kiểu đậu nành thối.Tất cả những điều đó cộng lại làm mất uy tín cà phê Việt Nam./.hết
Không biết mấy ông mua càfê ở chỗ mấy bác thế nào chứ chỗ em ở, họ mua cà đen mốc rồi họ vẫn đổ trộn lẫn với cà sạch mà giá 2 loại này họ mua chênh nhau tới 5 giá.
ở chỗ tôi thì các đại lý hay mua phần vỏ cà phê lớn và cứng gần họng cối do các bà nông nhàn sàng sảy lại… để trộn vào cà phê cho thêm kg,
Bình thường thôi. Có cầu ắt có cung, có người mua mới có người bán.
Cà phê bột độn thêm đậu nành, bắp… mà uống cà làng còn khen ngon thì cà phê nhân mà độn mẻ hay vỏ cứng có gì lạ đâu, uống còn ngon chán !