Tin buồn

Mùa nhộng sâu muồng ở Tây Nguyên

Những con sâu muồng to tròn kéo kén thành nhộng là món đặc sản của người dân Tây Nguyên khi những cơn mưa mùa hạ bắt đầu đổ xuống.

>> Săn ve sầu làm… mồi nhậu, lại trừ hại cho cà phê

Kết thúc một mùa tưới cà phê đầy vất vả với đợt nắng nóng khắc nghiệt, Tây Nguyên lại bước vào những cơn mưa giông đầu mùa. Lúc cây cối nở lộc, thảo nguyên xanh yên bình trải dài theo triền đồi xa xa, khi đàn bươm bướm vàng chấp chới bay khắp vùng Tây Nguyên là lúc phát triển của mùa sâu muồng…

2-3176-1401877462

 

Không khó khăn để bắt gặp những con sâu muồng đang ăn lá khi đi dọc những con đường trên các quốc lộ hay trên các rẫy cà phê, tiêu trên vùng đất nắng gió này. Sâu có màu xanh đậm, không phủ trên mình một lớp lông như các loài sâu khác mà mình trơn, di chuyển bằng cách cong người lại rồi tung đầu ra phía trước. Bất cứ lúc nào những chú sâu cũng có thể “nhảy dù” trêu người. Sâu muồng không gây ngứa.

Khi trời nắng nóng, chúng ép sát thân mình vào cây muồng hòa lẫn trong sắc xám đen của vỏ muồng, phải tinh mắt mới nhìn thấy hằng hà sa số chú sâu đang nép trên vỏ cây muồng. Khi sâu trưởng thành, chúng bắt đầu rời bỏ ngọn cây, trở về cùng thân cây muồng để kéo kén, thành nhộng. Đây là thời gian ngủ và chờ đợi tái sinh, để cuối cùng được bay lượn khắp trời Tây Nguyên với cặp cánh vàng lung linh.

Đây cũng là thời điểm người dân đi tìm bắt những kén sâu này về chế biến thành món ăn dân dã mà béo ngậy. Dân địa phương còn bắt kén sâu bán cho các quán nhậu. Lúc khi mới ăn sâu không quen lắm thì sợ nhưng càng ăn, càng thấy ghiền. Có khi một thời gian không được ăn sâu lại thèm vì không phải mùa nào cũng có sâu nhiều như cuối xuân, đầu hạ”. Có nhiều cách chế biến món sâu. Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống, ai thích cảm nhận hương vị bùi, béo ngậy của nó thì chiên lên rồi dùng mắm xào, ai thích ăn theo kiểu luộc thì sẽ cảm nhận hương vị béo núc của nó.

1
Nhộng sâu muồng – đặc sản được chế biến đầy hấp dẫn.

3
Sâu muồng là loại sâu đặc sản của người Tây Nguyên.

6
Bỏ công sức đi bắt sâu và nhộng sâu về làm đặc sản.

2
Rung cây, lá nhặt “đặc sản”.

4
Một chảo “thức ăn” từ sâu muồng của người dân làng Dei Go.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. dzung

    Tôi ăn rồi! Gần chết, sau ăn 15′ mặt sưng vù ngứa khắp người, nổi mẩn mề đay. Nằm viện 03 ngày tiêu tốn hết gần triệu bạc. Bye bye tới già.

    1. Nguyễn Vịnh

      Có thể bị ngộ độc do nhầm lẫn với 1 loại sâu nào đó khác chăng?
      Vì tôi sống trên đất cà phê hơn 30 nay mà chưa hề thấy và cũng chưa nghe ai ăn nhộng của sâu muồng đen này bị ngộ độc cả !

  2. cánh cam

    Không hẳn như anh Vịnh nói đâu! Tôi là Dr cánh cam đây! Cà phê tôi ko biết nhiều nhưng cái khoảng dị ứng với các loại côn trùng thì có biết đấy! Cơ địa mỗi người là khác nhau anh ạ! Nên có nhiều người bị dị ứng dạng phản vệ là bình thường thôi. Có nhiều người bị rất nặng nữa đấy! Tôi từng cấp cứu cho ko ít người bị dị ứng với nhộng ong, nhộng tằm, cua, tôm…. hằm bà lằng nè. Ai có phản ứng với 1 trong các loại kia thì không nên ăn những thức ăn dạng như thế héng!

    1. Nguyễn Vịnh

      Chào bạn. Tôi muốn nói về ngộ độc. Còn khoản dị ứng thì tôi bó tay, vì không thể ngờ được. Tôi đã chứng kiến… ai dè ăn chè đậu xanh mà cũng bị dị ứng !

    2. Chùa Bộc

      – Nói như bác cánh cam đúng đấy.
      – Vì cơ địa của mỗi người khác nhau, nên phản ứng với các chất cũng khác nhau. Vì nhộng sâu, hoặc ong, tằm, v.v.. có hàm lượng đạm Protein rất là cao. Khi ăn loại protein này vào, đối với con người thì đó là protein lạ xâm nhập vào cơ thể. Với những người không hấp thu được, thì lúc này protein sẽ là độc tố làm cho con người ngứa, mẩn đỏ,… lúc này có thể gọi là dị ứng, hay ngộ độc đều được. Nếu cơ thể có khả năng tạo ra kháng thể để “tiêu độc” thì cơ thể sẽ bình thường lại, còn không thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
      (theo quan điểm của tôi, ngoài cơ địa ra (ăn ít cũng bị), có thể do ăn quá nhiều, hoặc hệ tiêu hóa bị viêm nhiễm nên protein này có thể xâm nhập trực tiếp vào tế bào. Chứ bình thường, nếu nuốt phải nọc rắn (protein) nếu hệ tiêu hóa không bị viêm nhiễm, sứt mẻ thì người nuốt cũng không sao)
      – Nhờ đặc tính này của động vật, người ta đã tạo được nhiều kháng sinh chữa nhiều loại bệnh.

    3. Kinh Vu

      Bác Sĩ Cánh cam nói đúng đó, đâu xa, như con rể anh Vịnh một lần chúng tôi cùng ngồi ăn con sùng gì sống trên đọt dừa, cháu nó ăn vừa nuốt qua khỏi cổ một chốc thôi là đã đỏ phừng mặt lên dị ứng, hôm đó suýt chút nữa chở cháu nó đi bệnh viện, khiếp luôn, dị ứng gì mà giống như ngộ độc. Có nhiều người ăn nhộng ong mà cũng phù cả người lên. Theo kinh nghiệm nên ăn thử một con trước xem nó ra làm sao đã, chứ như KV tôi đây ăn cả rổ cũng không sao

  3. long

    Tôi là người dân Tây nguyên chinh hiệu tôi biết chắc chắn rằng tác giả bài viết này đã thưởng thức đặc sản này rồi. Tôi xin khẳng định 99,99999% từ xưa đến nay chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sâu nhộng, nhưng cũng xin nói rõ không phải ai cũng ăn được vì có thể xảy ra đối vói một số người như trường hợp của dzung nêu trên.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

87