Bản tin thị trường cà phê ngày 28/6/2013

 Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên chỉ điều chỉnh nhẹ, hầu như không đổi, vẫn giữ mức giá 37.200 – 37.500 đồng/kg của ngày hôm qua.

Trên sàn Liffe NYSE tại London, giá cà phê Robusta đảo chiều bật tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 22 USD, tương đương tăng 1,27 %, lên 1.729 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 9 tăng 20 USD, tương đương tăng 1,15 %, lên 1.745 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 21 USD, tương đương tăng 1,2 %, lên 1.756 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE ở New York cũng đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 3,45 cent, tức tăng 2,92 % lên 121,6 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 9 tăng 3,45 cent, tức tăng 2,91 %, lên 121,9 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 3,35 cent, tức tăng 2,76 %, lên 124,9 cent/lb, các mức tăng rất mạnh.

Thị trường London phiên vừa qua thể hiện sự cân đối giữa hai lực mua và bán, tuy nhiên khối lượng giao dịch tiếp tục ở dưới mức trung bình cho thấy nhà đầu tư hầu như đã mệt mõi vì đà giảm đã kéo quá dài.

Thông tin Việt Nam xuất khẩu tháng 6 giảm cả lượng lẫn giá, trong khi Indonesia, Ấn Độ… sản lượng năm nay giảm nhiều so với năm trước cũng góp phần ngăn chặn đà giảm.

Theo các nhà phân tích kỹ thuật, giá cà phê Arabica đã bị sa lầy trên thị trường bởi xu hướng giảm trong dài hạn kể từ tháng 5/2011 tới nay, phân tích sóng Elliott cho thấy cà phê có thể được gần đáy lớn và sẵn sàng để đảo ngược cao hơn.

Giá cà phê Arabica tăng do sự chốt lời của các nhà đầu tư đặt cược vào thị trường giá giảm và nhà rang xay cũng bắt đầu mua sau khi thị trường vẫn quanh quẩn ở mức thấp hơn trong suốt cả tuần qua.

Một thương nhân tại công ty Ally Brazilian Coffee Merchants in Plantation ở bang Florida, Mỹ cho rằng mức giá này là cơ hội tốt cho nhà đầu tư.

Giá cà phê tăng còn do lo ngại từ sự đe dọa biểu tình của nông dân ở tỉnh Caldas, để yêu cầu chính phủ Colombia tăng mức trợ cấp vì giá đã ở dưới chi phí sản xuất, và điều này có thể làm xuất khẩu bị gián đoạn. Theo Liên đoàn những người gieo trồng cà phê quốc gia Colombia (thường gọi là Fedecafe), kể từ đầu niên vụ tới hôm nay, Chính phủ đã trợ cấp 411 tỷ peso, tương đương 213 triệu USD cho gần 300 ngàn nông dân của mình.

Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên chỉ điều chỉnh nhẹ, hầu như không đổi, vẫn giữ mức giá 37.200 – 37.500 đồng/kg của ngày hôm qua do giao dịch thị trường hiện rất yếu kém.

Anh Văn (giacaphe.com)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nvh

    Phiên giao dịch Vàng sáng nay, giá Vàng đã phá vỡ mốc cản quan trọng 1200 USD/oz, như vậy giá vàng tiếp tục lún sâu gây bất lợi cho hầu hết cho các hàng hóa nông sản khác.

    1. Kim hùng

      Ai phá chứ giao dịch không phá !
      Bằng chứng là phiên qua đóng cửa ở 1.211,6 USD/oz , sáng nay mở cửa là đã 1.199 USD/oz. Vậy là ai phá, phá khi nào? chứ giao dịch ko phá.
      Vậy mà khi nào cũng đòi hỏi thị trường minh bạch, còn lâu nhé.

  2. Thintriet08

    Ở mọi người sao chứ Kbang năm nay mưa nhiều và rất đều . Chỉ tội cafe không có quả vì năm trước mưa quá ít chẳng ra nổi chồi , ao hồ cạn rốc trơ đáy không đủ nước tưới . Có nhà không dám ra vườn nỡ nhìn vườn cây đang chết dần tới lúc không còn bông hoa nào trên cành .

  3. Kontum

    DN trong nước thao túng giá nên giá trên sàn tăng nhưng thị trường trong nước vẫn ảm đạm, sự thật quá phủ phàng

  4. Coi

    Nguyên do cũng từ văn bản cấm DN FDI mua của dân thôi! nay DN nội ép dân để bù lỗ mấy tháng gần đây thôi mà. Cho mấy cái ông cán bộ nhà nước làm việc vì lợi ích nhóm nghỉ đi là được rồi.

  5. Song

    Thị trường gì cũng vậy thôi, các tập đoàn tài chính, hay còn được gọi là đầu cơ cá mập đã khuynh đảo, chi phối hết cả rồi!

  6. yennguyen

    Đừng hỏi tại sao người ta ngu mà vẫn giầu có và quyền lực, hãy hỏi rằng tại sao ta giỏi mà vẫn nghèo.
    Sưu tầm được chia sẻ với các bác.

  7. tuan

    không có gì thay đổi quan trọng ngắn hạn . Thị trường vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nguồn quỹ lớn bán khống . Các nhà xuất khẩu đang ôm 1 lượng lớn hàng rất nguy hại cho thị trường lúc này .

  8. thuat

    Bán khống ư, cũng là tay chân của mấy bố cả. Nông dân mình chỉ làm giùm cho họ thôi than làm gì các bác. Các bác bán người ta mua nếu được giá thì bán còn không thì để. Vua chết thì Khanh cũng chết các bác ạ, nhưng khổ lắm bây giờ Khanh chết trước Vua chết sau.

  9. k duông

    Người ta ngủ mà vẫn giàu, ta cần cù lao động mà vẫn nghèo, triết lý rất đúng, vì người ngủ là người có quyền bính trong tay, còn ta cần cù lao động vì ta không có quyền, nên phải lao động kiếm sống. Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa, mà quét lá đa lấy đâu mà giàu.

  10. boynguyen

    Tại sao giá cà phê lại cứ rớt hoài vậy? Người nông dân làm ra cà phê mất bao nhiêu công sức mà giờ đây được đáp lại bằng việc giá cứ rớt từng ngày. Rồi sau này người ta có tin tưởng vào việc làm cà phê, họ sẽ có được cái gì từ việc làm cà phê này chứ…Vất vả, mất sức khỏe hay liên tục chịu lỗ. Tại sao nhà nước không hỗ trợ người dân hay làm 1 việc gì đó để họ an tâm sản xuất. Dân giàu nước mới mạnh, người dân liên tục chịu lỗ như này thì chắc rằng dần dần họ sẽ từ bỏ công việc làm cà phê này mà theo những công việc khác.

  11. Hoàng Văn Tú

    Doanh nghiệp trong nước làm ăn kiểu này thì chắc chắn không lỗ rồi. Kinh tế thị trường gì chứ, lúc lời thì ăn lúc lỗ thì ép nông dân kiểu này. Rõ ràng là trên sàn lên mà lại ép nông dân giảm tới 500đ. Người dân trong nước khổ không bán trước cũng bán sau nên DN mới làm ăn kiểu này.

  12. Tamglai

    Kể cả LD xanh, giá cafe nội địa vẫn đỏ choét! Những lúc này nếu có doanh nghiệp FDI sẽ không có hiện tượng tây xanh, ta đỏ như thế này!

    1. yennguyen

      (1759 + 60)*21.130=38.435.000đ trừ phí vận chuyển và chế biến 1000đ chí ít giá cũng trên 37.000đ chứ. Có nhầm lẫn chăng? Nếu không nhầm lẫn thì thị trường đã đi trước 1 bước trong phiên giao dịch đầu tuần sau (vì sàn London dóng cửa sớm).
      Còn 1 lý do nữa là có khả năng kỳ hạn tháng 7 kết thúc chuyển sang kỳ hạn tháng 9 nhu cầu hàng giao ngay hiện thấp nên người mua không muốn mua! Ai có kinh nghiệm phân tích cho bà con biết với. Tôi cũng rất băn khoăn.

  13. huyhoang

    Theo tôi nghĩ Nhà nước ta nên sớm vào cuộc để bảo vệ lợi ích của người nông dân. Ta thấy khi nhà nước ra văn bản cấm DN nước ngoài vào tham gia mua cà phê của nông dân thì DN là lợi dụng cơ hội này để ép nông dân. Chúng ta tạo ra thị trường minh bạch rõ ràng thì chuyện mua bán sẽ được điều hành theo giá thị trường ở đây chúng ta cứ hô hào công khai minh bạch nhưng đằng sau đó vẫn còn biểu hiện sự lợi ích nhóm.

    1. dinh xuaneatul

      Thực ra không có gì khó hiểu cả lợi ích nhóm luôn dược ưu tiên. Ông doanh nghiệp vỡ nợ kiểu gì cũng ôm một mớ tiền nhà nước ra đi, còn hộ nông dân mà vỡ nợ chỉ có vườn rẩy đội nón ra đi. Nhà nước, ngân hàng đâu có mất đồng nào thậm chí đấu giá còn lãi nữa.

  14. tuan

    Giá cà phê Tây Nguyên gần đây biến động thấp, chậm hơn giá thế giới do thiếu lực cầu trong nước khi lệnh cấm các doanh nghiệp FDI mua trực tiếp nông sản, trong đó có cà phê từ nông dân có hiệu lực từ đầu tháng 6. Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước lại thiếu vốn, nguồn lực kém do chịu lãi suất cao trong những năm gần đây.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

80