Đăk Lăk: Xuất hiện kiểu kinh doanh mua cao bán thấp cà phê

Nghịch lý “mua cao – bán thấp” đã khiến thị trường cà phê ở Đăk Lăk bị xáo trộn.

Tại tỉnh Đăk Lăk, thời gian gần đây, thị trường cà phê trên địa bàn có nhiều biến động bất thường. Đã xuất hiện hàng chục công ty  được thành lập mới để thu mua cà phê giá cao bán giá thấp, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không mua được nguyên liệu.

Riêng tại thị xã Buôn Hồ đã có 14 công ty hoạt động theo hình thức này, đã thu mua được 136 nghìn tấn, trong khi tổng sản lượng cà phê của địa phương chỉ khoảng 30 nghìn tấn. Các công ty này luôn mua với giá cao hơn so với thị trường từ 500 đồng đến 700/kg, sau đó đưa xuống TP HCM bán thấp hơn giá mua cũng khoảng 500 đồng.

Nghịch lý “mua cao – bán thấp” đã khiến thị trường cà phê ở Đăk Lăk bị xáo trộn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở địa phương phải xuống tận TP HCM để thu mua nguyên liệu. Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Đầu tư và Du lịch tỉnh Đăk Lăk cho biết, có nhiều dấu hiệu mờ ám trong cách làm ăn của các công ty này, nên ngành chức năng địa phương đang ráo riết vào cuộc:

Theo ông Dương, những tổ chức đăng ký kinh doanh này hầu như chỉ hoạt động mang tính tạm thời. Người địa phương khác đến thuê người trong tỉnh đứng ra làm giám đốc, mua cao bán thấp, bóc tách từ khấu trừ thuế trong hóa đơn sản lượng cà phê, làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong tỉnh không mua được hàng. Hiện ngành thuế và công an đang ráo riết vào cuộc.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. quan tâm

    Những DN thu mua trong bài viết không biết sai phạm gì nhưng tôi thấy họ mang lại lợi ích cho người nông dân đã! Thời buổi kinh tế thị trường nên quan tâm đến lợi ích người mua và người sản xuất mới đúng. Biết đâu những DN trên có cách làm ăn mới loại bỏ được trung gian nên mới làm như vậy thì sao? mà không chừng họ xuất cho khách hàng không bị trừ lùi mới có giá mua như vậy. Xin bà con cho ý kiến thêm.

  2. vanhofas

    Cái này xảy ra ở toàn Tỉnh luôn thì phải.
    Nhà mình ở Krong Pak-DakLak. Hôm nay mặc dù giá hạ xuống 38.4, nhưng các Đại lý vẫn mua với giá 39.1. Ko lẽ những Đại lý nhỏ tại Tỉnh đã bị những doanh nghiệp trên thâu tóm về nguồn hàng.
    Thật sự, nếu mua với giá cao vậy. Khả năng dân bán ra rất nhiều, như vậy sắp tới thì giá sẽ giảm mạnh, vì nguồn hàng trong dân không còn nhiều, và quyền quyết giá lại thuộc “người ta”.

  3. Nông dân cà phê

    Bí quá thì phải làm liều thôi. Nguyên do cũng là ông Bộ Tài Chính tạo ra kẽ hở ngon ăn cho bọn lừa đảo có đất sống. Nếu ông này đưa ra chính sách thuế VAT của ngành cà phê là 0% thì làm gì có chuyện lừa đảo nhà nước như vầy.

    1. Cà phê đắng

      Tức là người ta kinh doanh được như vậy là nhờ thuế suất VAT của cà phê đang ở mức 5% đó bạn, thì khi bán người ta xuất hóa đơn và lấy tiền hoàn thuế, cứ giả sử giá cà phê là 40000 đ/kg thì người bán xuất HĐ sẽ được hoàn thuế 5% x 40.000 = 2.000 đ/kg, trong khi đó người ta sẽ ko nộp thuế này lại cho ngân sách NN, vì vậy họ có thể mua vào cao hơn giá xuất khẩu cả ngàn đồng/kg nhưng bán ra thì lại chỉ ngang giá xuất khẩu. Nên ý kiến như bạn Nông dân cà phê nói là đúng đó, nên bỏ thuế còn 0-1% thì sẽ chẳng có hiện tượng này, hoặc truy thu thuế tại một đầu mối nhất định thôi, không cho hoàn thuế nữa thì mình nghĩ có lẽ cũng ổn.

    2. nông dân cà phê

      DN A kê mua cà phê của nông dân giá 40, và bán cho DNXK B giá đã có thuế VAT là 42 (2 đồng là tiền thuế VAT mà DNXK B trả cho DN A sau đó DN A phải đem 2 đồng này đi nộp cho nhà nước và khi DNXK B đi hoàn thuế XK cà phê thì nhà nước lấy 2 đồng đó trả cho DNXK B) như vậy chẳng ai được gì của tiền thuế VAT cả. Đằng này DN A lợi dụng chính sách chậm nộp thuế VAT (hoặc lừa đảo tuyên bố phá sản) để quỵt luôn 2 đồng tiền thuế VAT mà đáng ra phải nộp cho nhà nước, thế là DN A hưởng lợi bất chính 2 đồng này (họ sẵn sàng chi ra thêm 1 đồng để mua cà phê của dân là 41. Trường hợp nhà nước đưa ra chính sách thuế của cà phê là 0% hết thì làm gì có 2 đồng thuế VAT nữa.

  4. mmtuan

    Nên đưa thuế VAT về 0% , chỉ có vậy thì mới có sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty với nhau mà thôi.

    Còn nếu ko thì những DN làm ăn chân chính sẽ chết !

  5. bienho

    Hoạt động mua cao bán thấp như thế này không phải mới diễn ra trong năm nay mà đã diễn ra trong vòng 2 năm vừa qua, khác nhau ở chỗ là các năm trước họ làm ít và kín đáo, còn vụ này họ lại làm công khai và số lượng ngày càng lớn, thách thức dư luận. Không rõ họ kinh doanh như thế nào mà mua bán như vậy, nhiều người cho rằng họ trốn thuế, người thì cho rằng họ là các doanh nghiệp cực lớn và kinh doanh đa ngành nên dựa vào khe hở của luật thuế VAT để lách luật và thu lợi nhuận bất chính rất lớn. Vậy trong cuộc chơi này ai là người được lợi và ai thiệt hại, theo tôi :
    – Người được lợi là Nông Dân, các doanh ngiệp mua bán theo phương thức này và cuối cùng là các donh nghiệp Xuất Khẩu và FDI
    – Người bị thiệt hại là các doanh nghiệp nội địa không kinh doanh XK nhưng làm ăn chân chính vì không thể acnhj tranh giá được và thiệt hại nhiều nhất chính là NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC mà suy cho cùng là tiền thuế của dân mà thôi.
    Đến khi nào các hoạt động kinh doanh theo hình thức MUA CAO – BÁN THẤP như vậy mới chấm dứt ?

    1. XL

      Doanh nghiệp FDI sẽ không dám làm điều này vì họ rất tôn trọng pháp luật và không muốn bị tai tiếng dẫn đến làm ảnh hưởng uy tín của tập đoàn toàn cầu.

      Hiện nay, nghe nói rằng các DN đen ăn chia và được sự bảo trợ của một số nhân viên công vụ nên hàng đen vẫn được sắp xếp thời gian đi trót lọt.

      Điều trớ trêu hiện nay xuống Đồng Nai mua cà phê Đăk Lăk rẻ hơn mua cà phê Đăk Lăk ở Đăk Lăk.

      Nghe nói các DN FDI và nhiều nhà xuất khẩu cà phê lớn của VN cam kết với nhau là quyết không mua cà phê ở dạng này, và hiện nay họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

  6. Cafe Vối

    Vấn đề này tôi có ý kiến với bà con như sau : Bà con nông dân là người đứng ngoài cuộc chơi, chỉ cần biết ai mua giá cao hơn thì mình bán, thế thôi !
    Còn về phía các DN, kể cả nội ngoại hay gì gì đi nữa, DN nào bán thấp thì cứ theo DN đó mà mua. Không ai cấm được nếu họ không phạm luật. Việc còn lại là của cơ quan chức năng, chắc chắn đã để mắt đến… Nhưng ai biết gì trong trái ổi !

  7. Cafe con

    Thị trường có kẻ mua người bán, thiếu 1 bên thì không có thị trường.
    Giá cả thị trường là giá thuận mua vừa bán.
    Nhưng giá thu mua cà phê thì sao? Hầu như chỉ diễn ra 1 chiều, chiều độc quyền. Nông dân không thể cỏng cà phê qua London để bán mà cần có DNXK. Giá thu mua do DN áp đặt từ trên xuống, nông dân không muốn bán phỏng có được không? Thử hỏi, có sự câu kết của DNXK để ép giá nông dân không? Khi có DNXK mua với giá cao hơn thì la làng lên là phá giá, là chơi xấu, vì họ không thuộc nhóm G20 của Vicofa. Vô hình chung đã tạo nên thế chân vạc, có phải vậy không? Và người ta đang cố lợi dụng chính sách để loại bỏ đối thủ, thủ tiêu cạnh tranh để hướng đến độc quyền thị trường… Ai biết xin trả lời giùm ?

  8. Antam

    Đó chỉ là người mua trữ, ở Lâm Đồng cũng vậy nhiều người có tiềm lực kinh tế thì mua trữ chờ giá cao. Theo tôi cũng lành mạnh thôi.

  9. Tìm sự thật

    Việc có những doanh nghiệp mua cao hơn giá của các công ty trong nước và nước ngoài là có thật, còn việc họ có bán thấp hơn giá mua để ăn thuế VAT hay không cần phải có sự kết luận của cơ quan điều tra mới rõ. Tất nhiên khả năng đó cũng có thể xảy ra. Nhưng nếu như họ dự đoán được giá lên, sẵn sàng mua cao để gom hàng cho nhanh, sau đó chờ giá lên mới bán chốt lời thì họ đã làm được việc có ích, vừa thu được lợi nhuận, vừa mua được giá cao cho nông dân thật đáng bậc anh hào, rất đáng khích lệ phải không nhỉ?

  10. phu hoang

    Chào các bạn. Ở đây tôi không nói về vấn đề gian lận hay trốn thuế… Một cách làm ăn chân chính luôn: Tôi là cửa hàng thu mua nhỏ, một mùa thu được từ 100-200 tấn. Thuế khoán là 100 nghìn đồng một tháng. Ok. Tôi mua cho một doanh nghiệp xuất khẩu cũng nhỏ thôi. Họ cho giá 8h sáng. Mình vô tư mua chiều 18h chốt hàng. Tuy nhiên họ được đỡ giá (giá có xuống hay lên họ cũng được 1000/kg). Vì vậy họ vô tư thu mua, có khi giá xuống họ càng mừng vì lúc đó chênh lệch càng tăng. Vì họ được cho chậm giao hàng từ 3-5 ngày do gom lại từ các cơ sở nhỏ lẻ khác. Còn cty mua lại của họ làm ăn sao thì tui chịu. Đôi dòng tâm sự. thân!

  11. XL

    Ai hưởng lợi trong việc mua cao bán thấp?

    Nếu 1 huyện có sản lượng bình quân hàng năm là 50.000 tấn (50.000.000 kg), giá mỗi kg là 40.000 đồng , vậy tổng giá trị chưa thuế sẽ là 50.000.000 kg x 40.000 đồng = 2000.000.000.000 đồng (2 ngàn tỷ đồng).

    Giả sử đại lý bán cà phê cho một DN A với giá 40.000 đồng:
    – Nếu mua bán hợp pháp, DN A khi mua hàng sẽ phải trả cho đại lý 42.000 đồng/kg (40.000 đồng x 5% = 2.000 đồng thuế GTGT) và đại lý xuất hóa đơn GTGT 5% cho DN A. Sau đó, đại lý sẽ phải đem 2.000 đồng tiền thuế này nộp cho Chi cục thuế của huyện.

    Như vậy, tổng số tiền đại lý phải nộp là 50.000.000 kg x 2.000 đồng = 100.000.000.000 đồng (100 tỷ đồng) tiền thuế.

    Vậy nếu buôn bán hợp pháp thì mỗi năm huyện sẽ thu được 100 tỷ đồng tiền thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Số tiền này sẽ được trích phần trăm lại cho địa phương để kiến thiết huyện như xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi,…

    Nếu buôn bán không hợp pháp thì tiền này sẽ đi đâu:
    1. Đại lý bán cà phê sẽ bán cho DN Đen với giá 41.000 đ/kg mà không xuất hóa đơn (vì nếu đại lý xuất hóa đơn thì sẽ phải đi nộp thuế ở huyện). Như vậy đại lý có khả năng mua cao hơn thị trường đến cả 1000 đồng/kg, nhưng thông thường là 700 đ/kg (đây là phần nông dân hưởng) và đại lý hưởng 300 đ/kg. DN Đen mua mà đại lý không cần xuất hóa đơn. DN Đen này lại đem bán cho DN Trắng với giá 40.000 đ/kg cả thuế và xuất hóa đơn 42.000 đ/kg (2.000 đ là tiền thuế); DN Trắng phải thanh toán cho DN Đen 42.000 đồng/ kg; DN Đen có nghĩa vụ phải đem 2.000 đồng tiền thuế đi nộp ở chi cục thuế địa phương. Với chính sách dãn thuế GTGT 3 tháng của chính phủ (đây còn được cho là chính sách cứu DN ma và giết DN chân chính, và còn được gọi là “chính sách làm lũng đoạn thị trường”), Sau 3 tháng dãn thuế, sở thuế mới kiểm tra thấy DN Đen chưa đóng 2.000 đông/kg tiền thuế nên sở thuế gởi thanh tra xuống thì DN Đen la khó khăn và tiếp tục xin nợ tiền thuế, sau đó DN Đen không đóng 1 đồng tiền thuế nào cả và tuyên bố phá sản vì không có khả năng đóng thuế.

    Một cách lý giải để dễ hiểu là nếu DN Đen đóng thuế thì họ bị mất 1000 đ/kg, nhưng họ không đóng làm tuyên bố phá sản thì họ sẽ giữ được 1.000 đồng/kg.

    Nói cách khác ở phi vụ này tiền thuế sẽ chay đi đâu:
    1. Vào túi nông dân là: 35 tỷ đồng.
    2. Vào túi đại lý là: 15 tỷ đồng.
    3. Vào túi các DN Đen là: 50 tỷ đồng
    4. Ngân sách Nhà nước: Thất thoát 100 tỷ đồng
    5. Các DN làm ăn chân chính tại địa phưong không mua được hàng bị mang tiếng là mua ép giá và rút cuộc họ không hoàn thành các chỉ tiêu được giao, mất uy tín với khách hàng vì không có hàng giao như cam kết, thua lỗ và phá sản hoặc rút các tài trợ của họ ra khỏi địa phương.

  12. ham rong

    Chính xác và hay quá XL ạ . Do vậy muốn triệt tiêu kiểu kinh doanh này cách hay nhất là giảm thuế suất VAT cho mặt hàng cà phê XK là 0% . Nhưng sửa luật thì đến bao giờ hay các vị QUAN nhà ta muốn tiếp tục duy trì để cho những thằng DN đen này chung chi dài dài và kẻ thua thiệt là Nhà Nước mà thôi!

  13. Hoàng phúc

    Trên thế giới trường hợp này hay xảy ra ở những nước nam Mỹ, Hồng Kông,… những nơi có hoạt động rửa tiền phát triển mạnh để hợp thức hóa những đồng tiền bẩn. Ở VN hoạt động rửa tiền này bắt đầu manh nha để hợp thức hóa khối lượng tiền khổng lồ do hoạt động buôn bán ma túy, tham nhũng của cả trong nước và cả ngoài nước chuyển vào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

87