Tin buồn

Sóng hàng hóa sẽ còn tiếp tục

commoditiesGiá hàng hóa sẽ dừng lại khi ngành công nghiệp dư thừa năng suất và dự trữ một số mặt hàng quá lớn, đặc biệt là dầu.

Bên cạnh việc nhà đầu cơ vẫn tiền vào hàng hóa, các chính sách tiền tệ và những thị trường mới nổi cũng có những tác động lớn đến thị trường hàng hóa.

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm chệch hướng suy nghĩ về xu hướng dài hạn: sự trỗi dậy của những thị trường mới nổi như Trung Quốc đã khiến những quốc gia này trở thành khách hàng lớn trên thị trường nguyên liệu thô.

Nếu như cho rằng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái đã chặn đà hồi phục của hàng hóa vào năm 2008 thì nên nhớ rằng giá dầu tăng mạnh vào năm 2005 rơi đúng vào thời điểm nhu cầu năng lượng tại Mỹ đi xuống. Công nghiệp hóa và chất lượng cuộc sống đi lên đã dẫn tới sự cạnh tranh về nguồn cung dầu, và còn do cả sức ép chính trị.

Tất cả những xu hướng đó sẽ không hoàn toàn mất đi. Nếu Trung Quốc vẫn giữ được mức tăng trưởng mạnh, cạnh tranh về các nguồn tài nguyên sẽ còn khiến giá hàng hóa leo thang.Goldman Sachs đã dự đoán sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt một số loại hàng hóa như ngô, đồng, dầu mỏ, thiếc vào năm tới. Và thậm chí tình trạng khan hàng còn xảy ra ngay vào lúc này.

Những chính sách kích cầu lại càng nảy sinh thêm vấn đề. Chiến lược gia hàng hóa Francisco Blanch của Banck of America Securities-Merrill Lynch nhận định, cung tiền tại những nước tiêu thụ dầu mỏ đang tăng lên mức cao cao nhất kể từ khủng hoảng châu Á vào cuối những năm thuộc thập kỷ 90. Áp lực lạm phát cùng với rủi ro vốn đã khiến tiền đầu tư chảy vào hàng hóa.

Ngay cả vào lúc suy thoái, giá hàng hóa cũng hồi phục sớm hơn. Trong ngắn hạn, giá hàng hóa sẽ còn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, đà tăng giá sẽ dừng lại khi ngành công nghiệp dư thừa năng suất và dự trữ một số mặt hàng quá lớn, đặc biệt là dầu.

Tuy nhiên, các nhà chức trách vẫn đang tìm hướng giải quyết về khả năng đe dọa cơn sốc giá hàng hóa khi kinh tế hồi phục và tiêu dùng tăng trở lại. Đây và vấn đề đau đầu với những quốc gia như Mỹ, Nhật và các nước châu Âu khi phải đối mặt với vấn đề tiến thoái lưỡng nan. Nếu ban hành chính sách cắt giảm tiêu thụ năng lượng trong nhiều thập kỷ, có thể rơi vào giảm phát dài hạn giống như trường hợp của Nhật Bản.

Dầu không phải là hàng hóa duy nhất tăng giá. Trong tháng trước, giá kim loại thường đã tăng từ 23% cho tới 30%.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giá này là do nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh và việc thiếu hụt cung đối với một số hàng hóa chủ chốt. Tiêu thụ đồng trong năm nay được Credit Suisse dự đoán sẽ tăng 40% trong năm nay trong khi các nước khác lại giảm 20%.

Nhu cầu của Trung Quốc phần lớn nhờ nhu cầu công nghiệp và quốc gia này tăng dự trữ hàng hóa vì dự đoán tăng trưởng sẽ hồi phục và giá hàng hóa sẽ còn tằng. Bên cạnh đó, nhu cầu từ các thị trường mới nổi cũng góp phần đẩy giá lên cao.

Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, mức độ hồi phục của giá hàng hóa có thể đã quá cường điệu. Trong năm nay, giá hàng hóa đã tăng mạnh nhưng hầu hết các mặt hàng vẫn thấp hơn so với một năm trước. Nhà đầu tư vẫn lo sợ về dòng tiền đầu cơ quá mức và sẽ gây ra tình trạng bong bóng.

Nguyễn Thịnh
Theo CafeF

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

80