5
Phản hồiGia Lai: Trộm cắp cà phê trước vụ thu hoạch
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Kẻ gian còn dùng cưa cắt ngang thân cây đưa đi nơi khác để tuốt quả.
Cà phê chưa chín đều nhưng một số vườn cây của nông dân ở các huyện Đắc Đoa, Ia Grai, Chư Păh tỉnh Gia Lai đã bị kẻ xấu đột nhập hái trộm. Không chỉ dừng lại ở việc tuốt cành, hái quả, bọn trộm còn dùng dao, kéo cắt cành, thậm chí còn dùng cưa cắt ngang thân cây đưa đi nơi khác để tuốt quả. Điều này không chỉ làm mất sản lượng cà phê trong vụ này, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những vụ sau, nhất là đối với vườn cà phê từ 5 đến 7 năm tuổi. Thủ đoạn trộm cà phê ngày càng tinh vi nên rất khó phát hiện, bắt giữ.
Ông Vũ Ngọc Vĩnh, ở tổ dân phố 4, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah, có 1 hecta cà phê chuẩn bị thu hoạch đã bị trộm hái quả và chặt mất mấy chục cây. Ông Vĩnh cho biết: “Dân mất của thì cứ kêu suông vậy thôi. Thực tế, không có lực lượng nào bảo vệ cà phê. Chỉ có của ai, của gia đình nào thì gia đình ấy trông nom. Nếu kẻ gian chỉ tuốt quả thì sau này cành ấy còn nuôi lên được, nếu cắt cả cây thì triệt luôn”.
Cách ăn trộm cà phê cũng rất có “tổ chức”. Chúng dùng điện thoại, có bộ phận canh gác, có bộ phận hái và một bộ phận đóng bao khuân đi.
Theo VTV
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Bộ NN&PTNT ‘nới tay’ cho doanh nghiệp bán chất cấm? (03/07/2019)
- Ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces sp trong nông nghiệp (11/12/2018)
- Đăk Lăk: Hỗ trợ “từ a tới z” giúp hộ nghèo tái canh cà phê (23/11/2018)
- Các nhà sản xuất cà phê Brasil và Colombia cảnh báo về “kịch bản ăn thịt” (05/09/2018)
- Trang trại Nhật ‘khóc’ vì thuốc bay từ trang trại Việt (15/03/2017)
- Táo tợn dùng cả xe tải trộm cà phê, dân trắng đêm canh giữ (23/11/2016)
Thảo luận (5 ý kiến)Gửi ý kiến mới
Cùng thảo luận vì một diễn đàn của người nông dân lớn mạnh
Chúng ta là người một nhà, hãy giành cho nhau những ngôn từ lịch sự và thân thiện. Nhấn vào đây nếu bà con định hỏi về xu hướng giá cả và hãy đọc hướng dẫn này để biết cách sử dụng Tiếng Việt khi gửi phản hồi.
Cà phê Việt Nam
Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết
Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch?
Nông dân ‘khóc ròng’ vì cà phê… được mùa, được giá
Việt Nam: Thiếu container rỗng tiếp tục kìm hãm xuất khẩu cà phê
Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam
Vậy sao bà con không tổ chức cùng nhau canh giữ. Kẻ gian còn biết “tổ chức”, người ngay thì chỉ biết mạnh ai nấy lo. Lực lượng bảo vệ cũng không phải tự trên trời rơi xuống ông Phạm Ngọc Vĩnh và bà con à. Kêu suông thì có ích gì? Thua kẻ gian cũng phải.
Chuyện cũng không mới mẻ gì, năm nào cũng kêu, tại sao không rút ra được bài học để bà con bảo vệ cà phê cho nhau?
Cách tốt nhất là các hộ cùng một khu vực trồng cà phê tự tổ chức ra đội bảo vệ, phân công nhau gìn giữ chung cho khu mình để chống trộm cắp. Cần thông báo xin kết hợp, nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ khi cần thiết…
Rất tán thành với ý kiến của Dân Dak Mil. Bà con ta phải hợp lực nhau lại trên từng địa bàn để giữ thôi. Đúng là tại sao “kẻ gian còn biết tổ chức mà những người có của lại không?”
Sao không thành lập tổ tự quản. Chổ tôi cứ đến mùa là thành lập tổ tự quản nên tình hình an ninh rất tốt.
Mất bò mới lo làm chuồng… Bà con nên thành lập đội tự quản thay nhau tuần tra, bảo đảm nạn trộm cắp sẽ giảm hẳn.