Ngay trong thời điểm thu hoạch rộ cà phê niên vụ 2009 này, Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) đã tiến hành chuyển giao quy trình kỹ thuật xử lý vỏ quả cà phê làm phân sinh học cho bà con nông dân nhằm tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm, nâng cao thu nhập…
Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Đình Hải – GĐ Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh cho biết, quy trình đã được chuyển giao cho 4 cụm xã gồm: Tân Châu, Đinh Lạc, Gia Bắc, Hoà Bắc.
Đây là những vùng có đông bà con nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa được ưu tiên tiếp cận với các tiến bộ KHKT trong sản xuất và chế biến cây cà phê. Sau 4 xã này, tới đây, Trung tâm sẽ tiếp tục chuyển giao ứng dụng quy trình xử lý vỏ quả cà phê cho các thôn xã khác trong địa bàn huyện.
Hiện toàn huyện Di Linh có 41.000 ha diện tích trồng cà phê, nếu tính bình quân 2,5 tấn/ha thì có trên 100.000 tấn cà phê, trong đó chứa một lượng vỏ cà phê rất lớn. Trước đây bà con xay xong cà phê là đổ hết vỏ ra vườn.
Vỏ cà phê khó phân huỷ, cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng, gây ô nhiễm môi trường và làm phát tán nhiều mầm bệnh. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã hỗ trợ 40% tiền mua chế phẩm vi sinh, khuyến cáo các hộ nông dân nên xử lý vỏ cà phê trước khi đưa vào sử dụng làm phân bón với quy trình như sau:
Nguyên liệu:
- Vỏ quả cà phê: 1.000kg (4m3)
- Phân chuồng: 100kg
- Urê: 0,7kg
- Lân: 25kg
- Rỉ đường: 0,1 lít
- Chế phẩm vi sinh: 0,1 – 2kg.
Hoạt hoá men:
Tiến hành hoạt hoá men vi sinh bằng cách cho 0,1 kg chế phẩm vi sinh vào 50 lít nước, bổ sung 0,1 lít rỉ đường hoặc 1kg đường đen, khuấy đều cho tan trước khi tiến hành ủ từ 3 – 5 giờ. Sau đó tưới dung dịch đã được hoạt hoá vào đống ủ.
Phối trộn nguyên liệu và ủ:
- Vỏ quả cà phê được tưới nước bảo đảm đủ ẩm cho toàn bộ khối ủ và trộn đều với phân chuồng, phân lân, phân urê và tưới dung dịch đã được hoạt hoá.
- Tiến hành lên luống cao 1,3 – 1,5m, bề rộng luống từ 2,3 – 3m, chiều dài đống ủ tuỳ thuộc vào khối lượng nguyên liệu.
- Dùng bạt hay rơm rạ phủ đống ủ để giữ ẩm và giữ nhiệt cho đống ủ.
- Sau 25 – 30 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ và tưới bổ sung nếu đống ủ thiếu ẩm.
- Sau khi ủ 3 tháng vỏ cà phê hoai mục, có thể sử dụng để bón cho cây trồng.
Công dụng của sản phẩm:
- Cung cấp chất hữu cơ, một số vi sinh vật có ích và một số nguyên tố vi lượng giúp đất tơi xốp, kích thích sự phát triển bộ rễ.
- Cung cấp dinh dưỡng, đặc biệt là kali (0,4%) cho cây trồng làm giảm chi phí bón phân hoá học.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn.
Chất lượng sản phẩm:
Hàm lượng các chất dinh dưỡng của phân hữu cơ sinh học được chế biến từ vỏ quả cà phê so với phân chuồng loại tốt có lượng N gấp đôi, lượng kali gấp 3 lần và lượng lân gấp 1,5 lần.
____________
NGỌC QUANG
Tin từ Nông Nghiệp Việt Nam
xin các nhà khoa học cho tôi hỏi là: tại sao cây caffe nhà tôi lại bị lở thân, võ cây bị bong ra làm cho cây bị còi, giam năng suất. nguyên nhân và cách phòng trừ? tôi xin chân tha nn cảm ơn
em dang lam de tai tot nghieep ve vo trau ca phe. co ai co thong tin gi ve dac tinh cua vo ca phe thi share cho em voi. em cam on moi nguoi nhiu
Ban hoc truong nao vay va lam ten de tai ra sao? Tai toi cung rat la quan tam den viec su dung du thua thuc vat nhat la vo cafe de u lam phan bon tra lai cho cay ca phe. Neu ban hoc o truong Tay Nguyen, ban co the lien he voi Thay Dung ben khoa Nong Lam cua truong Tay Nguyen, hoac phong phan tich Vien Khoa Hoc Ky Thuat Nong Lam Nghiep Tay Nguyen – Hoa Thang – Buon Ma Thuot – Daklak de xin neu nhu ban dung no de tham khao. Con neu ban lam de tai thi bat buoc ban phai phan tich thanh phan cua no roi.sau day la toi tham khao tu nguon http://www.coffeeresearch.org/agriculture/soil.htmthi ham luong dinh duong trong vo ca phe nhu sau: trong 60 kg thi co: 1,068 g of nitrogen, 84 g of phosphorous, 2,250 g of potassium, 246 g of calcium, 78 g of magnesium, 90 g of sulfur, 2.04 g of boron, 1.08 g of copper, 9.0 g of iron, 1.80 g of Manganese, 0.004 g of Molybdenum, and 4.20 g of Zinc (Malavolta 197). trong 60 kg qua: 1,026 g of nitrogen, 60 g of phosphorous, 918 g of potassium, 162 g of calcium, 90 g of magnesium, 72 g of sulfur, 0.96 g of boron, 0.80 g of copper, 3.6 g of iron, 1.2 g of manganese, 0.002 g of molybdenum, and 0.72 g of zinc (Malavolta, 197). Chuc ban thanh cong trong viec lam de tai.
em hoc truong dai hoc nong lam tp HCM. de tai ep van nhan tao tu vo ca phe. cam on a.Tuyen nhiu nhiu ah.
minh rat muon u vo ca phe de lam phan vi sinh; Nhung chua lam duoc ki thuat minh mong ban nao da lam roi xin chi dum Phi cam on nhieu.
Ban len Google danh chu ” u vo cafe lam phan sinh hoc ” la co ngay huong dan.
Cong ty minh co san xuat mot loai che pham sinh hoc (theo cong nghe cua My) de xu ly cac loai phu pham nong nghiep rat hieu qua dac biet nhu: vo trau, cafe, vo cacao, cac loai phan chuong, rac thai huu co,…de lam phan sinh hoc sach.
Cac ban co quan tam thi lien he den dia chi email: tuliptrang1911@yahoo.com.vn va so dt (093.749.5652) – Ms. Nhi.
San pham cong ty minh co ten la WEVIRO, cac ban co the len trang web: http://www.wehgusa.com de tham khao them ve thong tin san pham. Rat vui duoc giup cac ban hoan thanh cong viec cua minh.
Em thay u vo ca phe lam phan vi sinh thi qua tot nhung co the danhgia chat luong chinh sac thi du so voi phan vi sinh huu co song gianh ra sao biet rang o the so the duoc
that’s awesome…
cái này khá hay..ó thể nhiêều người chưa biết,,,lang thang tren mạng ai ngờ cũng tìm dc
thanks a lot..
Cho tôi hỏi.Vì sao cây cafe của tôi mới trồng năm thứ hai lại bị bệnh lỡ cỏ rễ ? và chết hàng loạt.Phòng ngừa bằng nhiều loại thuốc mà vẫn ko đc
minh co 2 kinh nghiem muon chia xe:
co 2 dieu ban nen chu y :
– khi lam co khong de luoi cuoc lam tray xuoc phan vo o goc cay
– khong bon phan sat goc cay, nhat la phan vo co
Xin vui lòng sử dụng tiếng Việt có dấu. Xin cám ơn. BQT
mấy hôm nay Hòa Thuận được vợ cho ăn ớt hơi bị nhiều.
Cho tôi hỏi cây cà phê bị bệnh lơ cổ rễ có chữa được không ?
Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện vào giữa mùa mưa, chủ yếu trên cà phê 2 năm tuổi. triệu chứng rất giống với bệnh lở cổ rễ trong vường ươm. Bắt đầu là cây chậm sinh trưởng, một phần cổ rễ (phần thân tiếp giáp với rễ cọc, cách mặt đất khoảng 10 – 20 cm), bị khuyết dần vào trong, sau đó vết khuyết sâu hơn, toàn cổ rễ bị mất, cây vàng dần và chết.
Biện pháp phòng trị:
-Đất trồng cà phê phải có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, nước ngầm thấp.
-Cây con đạt đủ tiêu chuẩn trồng, sạch sâu bệnh nhất là không có triệu chứng của bệnh lở cổ rễ trong vườn ươm.
-Trồng cây chắn gió tạm thời (3 – 3 hàng cà phê/1 hàng cây chắn gió) trong các vườn từ 3 – 5 tuổi.
-Tránh tạo vết thương trên phần gốc cây qua việc làm cỏ và đánh chồi sát gốc.
-Nhổ và đốt cây bị bệnh nặng.
-Đối với các cây vừa chớm bệnh lở cổ rễ dùng Belat C 0,5% (2lít dung dịch/gốc) + Vivadamy 3% (2lít dung dịch/gốc) tưới 2 – 3 lần.
Bạn ghi tên biệt dược rồi ra hỏi ngoài đại lý, thành phần có trong nhiều tên thương mại khác.
Labacafe