Hiện nay có 3 tiêu chuẩn có thể đáp ứng cho hướng đi cà phê bền vững mà đội Brownee đang hướng tới là: tiêu chuẩn UTZ, tiêu chuẩn 4C và tiêu chuẩn Rainforest Alliance.
Xin chào bà con trên Y5Cafe!
Chúng cháu là nhóm sinh viên thuộc đội SIFE trường Đại học Kinh tế TP HCM. Hiện tại chúng cháu đang thực hiện dự án Brownee, là dự án cộng đồng hỗ trợ người nông dân trồng cà phê.
Sau khi thực hiện chuỗi chương trình “Hỗ trợ kiến thức về kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp cho bà con trồng cà phê ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” năm 2010, các thành viên trong Brownee tiếp tục mở rộng dự án sang các vùng lân cận với 3 hướng đi chính:
- Xây dựng cụm nông hộ sản xuất cà phê bền vững ở huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
- Hỗ trợ nhà nông xây dựng thương hiệu cà phê Arabica ở Cầu Đất, Đà Lạt. Bước đầu tiên là giới thiệu qui trình chế biến ướt cho bà con.
- Hỗ trợ những thanh niên tâm huyết với cà phê, muốn tham gia vào việc phát triển cà phê Việt Nam trong tương lai
Với hướng đi như trên, chúng cháu mong muốn giúp người nông dân nhận thức rõ hơn về việc bảo vệ môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất cà phê bền vững, góp phần nâng cao chất lượng và thương hiệu cà phê Việt trên trường quốc tế. Khoảng đầu tháng 7 năm nay, chúng cháu sẽ giới thiệu các tiêu chuẩn thế giới về cà phê bền vững cho cụm nông hộ (khoảng 20 hộ) ở ở Xã Đoài, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
Hiện nay có 3 tiêu chuẩn có thể đáp ứng cho hướng đi cà phê bền vững mà đội Brownee đang hướng tới là: tiêu chuẩn UTZ, tiêu chuẩn 4C và tiêu chuẩn Rainforest Alliance.Tuy nhiên, Đội nhận thấy mỗi tiêu chuẩn có những ưu nhược khác nhau và Đội rất phân vân trong việc lựa chọn tiêu chuẩn nào để áp dụng thích hợp nhất với địa phương Đăk Mil.
[ Tìm hiểu các chứng nhận cà phê phổ biến trên thế giới ]
Do đó,chúng cháu muốn được tham khảo ý kiến của các bác đã có kinh nghiệm trong việc trồng cà phê. Rất mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý qua diễn đàn.
Xin chân thành cảm ơn sự góp ý của bà con và chúc diễn đàn Y5Cafe ngày càng phát triển.
- Lâm Đồng: Lập hội sản xuất cà phê bền vững
- Quản lý dinh dưỡng để sản xuất cà phê bền vững
- Giới thiệu chứng nhận cà phê UTZ CERTIFIED
- Ngành cà phê lo đi tìm… chứng chỉ
Đội SIFE BROWNEE
Xin chào toàn thể bà con, chào nhóm sinh viên thuộc đội SIFE trường Đại học Kinh tế TP HCM. Mình ở Lâm Hà nhưng không biết các bạn về huyện nhà hỗ trợ kiến thức về kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp cho bà con trồng cà phê, chắc có lẽ mình không để ý vì mình ở tít “trên núi”. Khi được các bạn thông tin về việc phát triển cà phê bền vững mình rất háo hức muốn tham gia cùng các bạn, các bạn có thể sơ qua về điều này cho mình qua địa chỉ Yahoo “hoangngochoa1909@yahoo.com”.
Cảm ơn anh Hòa rất nhiều, em là Giao, trưởng dự án brownee rất mừng vì được nói chuyện với anh. Chúc a sức khỏe, có gì mình nói qua yahoo hen. Ah, tụi em cũng lên “trên núi” rồi, thú vị lắm.
Chào Giao,
Rất cám ơn các anh chị đã trả lời, tất cả đều đúng vì tất cả các tiêu chuẩn mà Nhóm các bạn định chọn dể áp dụng đều có chung mục tiêu là sản xuất cà phê theo hướng bền vững và được thế giới công nhận.
Tuy nhiên có thể khái quát 4C (Common Code for Coffee Community = 4C: Bộ quy tắc chung cho cộng đồng sản xuất cà phê) là bộ quy tắc nền tảng để có thể làm cơ sở để phát triển lên các tiêu chuẩn sản xuất cà phê có chưng nhận cao hơn như UTZ và Rainforest Alliance (RA) hoặc Fairtrade. Nếu bạn muốn tham khảo thêm về các tiêu chuẩn có thể vào địa chỉ website của 4C: http://www.4c-coffeeassociation.org/en/, hoặc UTZ: http://www.utzcertified.org/index.php?pageID=101, Rainforest: http://www.rainforestalliance.com/. để tham khảo thêm.
Riêng chúng tôi là những người giúp nông dân sản xuất cà phê bền vững, luôn khuyến cáo bà con nông dân nên đi từ phương thức đơn giản đến phức tạp, tức là từ 4C ==> UTZ ==> Rainforest. Bạn có thể liên hệ trực tiếp email của tôi để tôi sẽ gửi thêm thông tin về các tiêu chuẩn mà bạn đang muốn lựa chọn (pphungoc@gmail.com). Xin chúc các bạn thành công và giúp được nhiều nông dân sản xuất cà phê bền vững, tăng thu nhập và mức sống của bà con.
Thân mến, Phạm Phú Ngọc – NVN
Các cháu phải giới thiệu rõ từng tiêu chuẩn một để bà con tiện tham khảo và đưa ra ý kiến cụ thể từng tiêu chuẩn một.
Dùng kết hợp cả 4C và UTZ CERTIFIED thì sẽ tốt hơn. 4C không phải là một sáng kiến chứng nhận sản phẩm mà nó được xây dựng trên cơ sở kiểm tra xác nhận quá trình, tức là không áp dụng chứng nhận cho thành phẩm cà phê. Nói cho đúng hơn nó là “tiêu chí 4C” chứ không phải “tiêu chuẩn 4C” hay “chứng nhận 4C”. Bản thân “4C” đã nói lên điều đó rồi.
Còn Utz. Có thể nói đó là một chứng chỉ thực hành sản xuất cà phê tốt. Nó đảm bảo sản phẩm tốt cho các vườn đạt chứng chỉ, tính truy xuất của vườn và sự tin tưởng của người tiêu dùng. Nghiên cứu sâu UTZ thì ta sẽ thấy nó phù hợp với nông dân hiện nay hơn. 4C sẽ bổ sung cho Utz tốt hơn.
Tuy nhiên, nói gì thì nói. Dù với chứng chỉ hay quy tắc nào cũng đều là đảm bảo lợi ích gián tiếp hay trực tiếp của người tiêu dùng cuối cùng (người uống).
Diễn đàn của người nông dân mà dự án lại tên tây “SIFE” “Brownee”
“Rainforest” “Alliance.” “UTZ” là gì tôi chẳng hiểu gì?
Tại sao lại không dùng chữ và nghĩa tiếng Việt để nói chuyện với nông dân !
Xin chào @lam cafe máy. Thực chất, những tiêu chuẩn này đều mang lại lợi ích và đảm bảo đầu ra cho người nông dân. Đó cũng chính là mục đích của dự án. Dù sao xin cảm ơn góp ý của bác. Tụi cháu sẽ gửi thêm tài liệu về những tiêu chuẩn này.
Mà các cô chú có ai đã từng có kinh nghiệm thực tế khi thực hiên những tiêu chuẩn cà phê bền vững này chưa? Tụi cháu rất cần lời khuyên của các cô chú. Của những người đi trước.
Chào SIFE, mình là “cụ” SV ĐH Kinh tế đây. SIFE có thể cho mình xin các tài liệu nói về các tổ chức này được ko? Và, các định nghĩa về cà phê sạch/cà phê bền vững. Vì mình cũng đang làm đề tài về cà phê. Hiện tại cũng đang ở “trên núi” Daklak, có gần nhau ko nhỉ?
Có gì liên hệ với mình qua menfuong@gmail.com nhé. Cám ơn SIFE và chúc dự án thành công.
Chào Phuong Nguyen, là một Browneer, rất vui vì chị đã quan tâm đến dự án. Các tài liệu chị cần sẽ được gởi trong thời gian sớm nhất. Rất mong những đóng góp quý báu của chị cho dự án .
Chúc đề tài của bạn thành công.
Sản suất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ hay 4C thấy cũng rất hay. Nhưng ở Việt Nam mình đã có đơn vị nào thu mua cà phê theo chuẩn trên chưa, vì hầu hết ở địa phương người ta mua giá thô bằng nhau hết, thiệt thòi cho những người làm theo tiêu chuẩn lắm, chỉ tốt ở điều là làm theo tiêu chuẩn sẽ đem lại cho bản thân về năng suất và độ bền cà phê thôi.
Hy vọng nhà nước sớm có quy định để các đơn vị thu mua phân loại giá từng loại cà phê, chứ như hiện nay các đơn vị thu mua cà phê xô về phân loại để bán thì thiệt cho người nông dân, và cũng không làm thay đổi nhận thức của mọi người sản xuất cà phê.
CẢ LÀNG VI PHẠM LUẬT nói thế chứ tôi rất đau lòng khi thấy hầu hết ở sân cà phê thu hoạch về quả chín chưa được 50%, có nhà chỉ mới 30% là đã phải thu rồi. Thu hoạch như thế có nhiều nguyên nhân, ai cũng có lý do riêng của mình, nhưng nhìn chung là do ý thức của mọi người chưa muốn nông sản mình có thương hiệu và cạnh tranh trên thế giới. Một mặt phần đa mọi người chấp nhận bị hao hụt khi thu non cho kịp thời vụ và thuận tiện công việc của mình v.v… Nhưng ko ai nghĩ đến việc làm như thế thương hiệu cà phê Việt Nam giảm với Thế Giới.
Mặc dù chính quyền có công văn yêu cầu từng địa phương bảo vệ nông sản và thu hoạch cà phê chín đạt yêu cầu, nhưng thực tế thì không khả thi với người dân vì nhiều nguyên nhân.
Thiết nghĩ Nhà Nước và các ban ngành có liên quan khuyến khích giúp người nông dân nhận thức và thấy lợi thực tế khi thu hoạch cà phê đã chín tương đối, bằng hình thức thương mại hay lợi nhuận kinh tế giữa thu hoạch cà phê xanh và chín.