Tin buồn

Ngành cà phê lo đi tìm… chứng chỉ

Tăng giá trị cho cà phê nhân đại trà (mainstream coffee) qua chế biến ngay từ gốc thường là việc khó thực hiện. Nhiều loại cà phê chỉ phù hợp để pha trộn hay chế biến thành các sản phẩm cuối cùng vô danh hoặc trung tính, bao gồm cả cà phê hòa tan. Đối với các loại cà phê đại trà, khó có thể nâng cao giá trị do giá của chúng chỉ do các điều kiện thị trường quyết định.

Chứng chỉ nào cho cà phê Việt Nam?
Chứng chỉ nào cho cà phê Việt Nam?

Tuy nhiên, quy trình phân loại đồng nhất và đáng tin cậy, quy trình sản xuất quan tâm đến môi trường và xã hội, sự tuân thủ chặt chẽ các nghĩa vụ hợp đồng và giao hàng đúng hạn sẽ làm tăng giá trị gia tăng theo nghĩa sản phẩm đó sẽ được những nhà nhập khẩu sơ cấp ưa chuộng hơn so với các sản phẩm kém ổn định hơn.

Các mối quan tâm ngày càng lớn từ phía tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất cà phê ngày càng gia tăng, hình thành nên một mảng thị trường riêng cho các sản phẩm đạt được các chứng chỉ về môi trường và xã hội như FairTrade (1997), UTZ Certified (2007), RainForrest Alliance (1992) và bộ tiêu chí 4C (2006)…. Tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau nhưng các chứng chỉ này đều có điểm chung đó là hướng tới phát triển cà phê bền vững.

Trong khi chứng chỉ hữu cơ chú trọng tới một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp, phủ đất bằng nguyên liệu hữu cơ, điều tiết cây bóng mát và phòng trừ dịch bệnh theo hướng sinh học thì chứng chỉ Rainforest hướng tới mục tiêu bảo tồn đa dạng hóa sinh học và bảo đảm cuộc sống bền vững thông qua đổi mới cách thực hành sử dụng đất, buôn bán và cách hành xử của người tiêu dùng.

Thông qua việc sử dụng các sản phẩm đạt chứng chỉ RainForest, người tiêu dùng hỗ trợ nông nghiệp bền vững bằng cách mua các sản phẩm của các trang trại đã được cấp chứng chỉ.

Chứng chỉ UTZ cấp cho những sản phẩm cà phê được đảm bảo về chất lượng xã hội và môi trường, có thể áp dụng cho mọi loại cà phê được đánh giá, đồng thời các sản phẩm có UTZ Ceritified cho phép truy nguyên xác định nguồn gốc của lô hàng.

Trong khi đó, 4C là một bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê, ra đời và phát triển nhằm phục vụ cho toàn bộ chuỗi giá trị của cà phê đại trà. Bộ quy tắc chung hướng tới tính bền vững ở cả ba mảng bao gồm như xã hội, môi trường và kinh tế nhằm đảm bảo diều kiện lao động, sinh hoạt của người lao động; bảo vệ rừng nguyên sinh và tài nguyên thiên nhiên như nước, đất, đa dạng hóa sinh học và năng lượng; và phát triển trên cơ sở xã hội và môi trường bền vững.

Triển vọng thị trường cho cà phê có chứng nhận

Thị phần của các loại cà phê có chứng nhận phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Năm 2009, trên 8% tổng lượng cà phê nhân xuất khẩu trên thế giới được chứng nhận hay xác nhận tin cậy về sản xuất bền vững. Hà Lan dẫn đầu thị trường với gần 40% lượng cà phê có chứng nhận, Mỹ là thị trường thứ 2 với 16% tổng lượng cà phê nhập khẩu có chứng nhận.

Tại các thị trường Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy thị phần cà phê có chứng nhận cũng chiếm trên 10%, các thị trường nhỏ hơn như Thụy Sĩ và Bỉ lượng cà phê nhập khẩu có chứng nhận cũng đạt trên 10%.

Phân khúc cà phê có chứng nhận đã tăng trưởng với tốc độ khoảng 20-25% mỗi năm, so với mức tăng trưởng khoảng 2% của cà phê thông thường. Nhiều tập đoàn rang xay cà phê lớn trên thế giới đang bộc lộ các mối quan tâm đặc biệt tới phân khúc này và do đó triển vọng phát triển của mảng thị trường này còn rất nhiều tiềm năng.

Năm 2011, Sara Lee cam kết sẽ tăng gấp 3 lượng thu mua cà phê có chứng chỉ UTZ Certified Good Inside trong vòng 5 năm tới. Starbuck bắt đầu chỉ phục vụ cà phê có chứng nhận Fairtrade với tất cả các loại đồ uống dạng espresso tại châu Âu kể từ tháng 3/2010.

Tháng 5/2011, Kraft Food công bố họ phấn đấu sử dụng 100% nguồn cung cà phê bền vững cho các nhãn hiệu tại thị trường châu Âu vào năm 2015.

Các chứng nhận bền vững và quy trình xác nhận có mức độ phổ biến khác nhau ở các thị trường tiêu thụ. Chứng nhận cà phê hữu cơ quan trọng hơn ở các thị trường Đức, Canada, Úc, Ý và Mỹ. Chứng nhận Fairtrade chiếm lĩnh các thị trường Anh và Pháp (và hiện nay cả ở Mỹ). Chứng nhận Rainforest Alliance dẫn đầu ở thị trường Nhật Bản và cũng rất đáng chú ý tại thị trường Tây Âu. Chứng nhận UTZ Certified chiếm lĩnh thị trường Hà Lan và có vị trị quan trọng ở một số thị trường phía Bắc Âu.

[ Xem thêm: Chứng nhận cà phê phổ biến trên thế giới ]

Ưu thế chứng nhận

Cũng như các loại cà phê thông thường, giá cả cà phê có chứng nhận chịu điều tiết của quy luật cung cầu, và không được đảm bảo sẽ được hưởng mức giá ưu đãi (premium) do với phần lớn người tiêu dùng, chất lượng của sản phẩm quan trọng hơn nhiều so với chứng nhận đảm bảo các tiêu chuẩn bền vững hay đạo đức.

Mặc dù vậy, các chứng nhận này góp phần tạo dựng hình ảnh và thương hiệu cho cà phê, và bằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn chặt chẽ trong quá trình sản xuất, nó góp phần củng cố chất lượng tự nhiên của cà phê. Hơn thế nữa, khi áp dụng đúng các quy trình chứng nhận bền vững này, sản lượng vườn cà phê sẽ được cải thiện theo hướng tích cực, và từng bước làm giảm ô nhiễm môi trường.

Theo thống kê của Tổ chức cà phê thế giới (ICO), mặc dù không được đảm bảo mức ưu đãi so với cà phê thông thường và có sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường tiêu thụ, nhưng các loại cà phê có chứng nhận hữu cơ đã được trả mức giá cao hơn cà phê thông thường trung bình 660 đô la/tấn.

Cà phê có chứng nhận Fairtrade luôn được đảm bảo một mức giá ưu đãi xác định là 440 đô la/tấn so với mức giá tham chiếu hoặc mức giá Fairtrade tối thiểu.

Với chứng nhận Rainforest Alliance, mặc dù không có đảm bảo mức ưu đãi nhưng các loại cà phê này được hưởng mức giá cao hơn cà phê thông thường trung bình từ 110-176 đô la/tấn trong năm 2011.

Mặt khác, các lợi ích cơ bản nhất từ việc đạt được các chứng nhận này là khả năng tiếp cận thị trường. Cà phê có chứng nhận hữu cơ có khả năng tiếp cận vào các thị trường phát triển và đáng tin cậy. Cà phê có chứng nhận Fairtrade ngoài khả năng tiếp cận các thị trường phát triển cao còn được hưởng các hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà nhập khẩu Fairtrade.

Với các chứng nhận Rainforest Alliance, UTZ Certified và 4C, cà phê có khả năng mở rộng thị trường và tiếp cận người mua một cách ổn định do nó đảm bảo với các nhà nhập khẩu/rang xay rằng sản phẩm này đáp ứng một số tiêu chuẩn và quy định cụ thể.

Chứng chỉ nào cho cà phê Việt Nam

Ở Việt Nam, khối lượng cà phê có chứng chỉ hiện mới chỉ đạt khoảng 10% tổng sản lượng cà phê hàng năm. Trong đó lượng cà phê đạt UTZ vào khoảng 70 nghìn tấn, đạt 4C là 93 nghìn tấn vào năm 2011 và một lượng nhỏ cà phê đạt các chứng chỉ Rainforest, Fairtrade và Organic.

Tương tự như thông lệ về giá của các loại cà phê đạt chứng chỉ này trên thị trường quốc tế, mỗi tấn cà phê đạt tiêu chuẩn 4C tại thị trường Việt Nam được trả một mức ưu đãi thêm khoảng từ 30-50 đô la/tấn. Mức ưu đãi thêm đối với cà phê UTZ vào khoảng 60 đô la/tấn.

Do cà phê của Việt Nam chủ yếu là dòng cà phê Robusta đại trà, chỉ một lượng nhỏ Arabica với chất lượng đặc biệt có thể áp dụng các chứng chỉ hữu cơ nên các lựa chọn phù hợp với cà phê nhân sống của Việt Nam là 4C, RainForest, UTZ và Fairtrade.

Trong lúc đó, được coi là bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê, hướng tới chủ yếu là dòng cà phê đại trà, việc áp dụng các quy tắc 4C có thể tích hợp với các chứng chỉ khác như Fairtrade, RainForest và cả UTZ với các chi phí bổ sung nhỏ do mức độ tương hợp giữa 4C và UTZ hay Rain Forest lên tới 70%.

Cà phê đạt chứng chỉ kép có thể có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình giao dịch về đối tượng mua, về mức giá ưu đãi cũng như khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.

Xem thêm: 

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

79