Thị trường cà phê Việt Nam – Phần 2

Tiêu thụ

Dự báo tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2008/2009 khoảng 1,06 triệu bao (tương đương 64 triệu tấn cà phê hạt tươi), chỉ chiếm 5,9% tổng sản lượng cà phê của cả nước. USDA cũng đã điều chỉnh dự báo về tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2009/2010 từ 1,1 triệu lên 1,2 triệu bao (tương đương 72 triệu tấn cà phê hạt tươi), tăng 13% so với niên vụ trước và chiếm 6,7% tổng sản lượng cả phê của cả nước. Dự báo tiêu thụ cà phê trong nước niên vụ 2010/2011 khoảng 1,26 triệu bao (tương đương 75,6 triệu tấn), tăng 5% so với niên vụ 2009/2010.

Tiêu thụ cà phê trong nước tăng chủ yếu là do kết quả tích cực của các chiến lược marketing của các thương hiệu cà phê có phong cách châu Âu như Highlands Coffee, Gloria Jean’s, The Coffee Bean, Tea Leaf, và Illy. Nhiều người tiêu dùng trung lưu phản ứng tích cực với các nỗ lực marketing của ngành cũng giúp cho xu hướng mua cà phê sử dụng tại nhà phát triển mạnh. Tuy nhiên, theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê theo đầu người tại nước ta vẫn chỉ dừng ở mức 0,83 kg, thấp hơn nhiều so với Brazil (5,2kg/người), EU (4,83kg/người) và Hoa Kỳ (4,13kg/người).

Tiêu thụ cà phê tại nước ta từ năm 2005 đến năm 2014 (đơn vị: nghìn bao)

2005 2006 2007 2008 2009* 2010** 2011** 2012** 2013** 2014**
Tiêu thụ cà phê 618 687 858 900 1,064 1,101 1,189 1,292 1,420 1,556

2009 = 2008-09; Nguồn: USDA, Vicofa, BMI. (*: ước tính; **: dự báo)

Thương mại

Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta từ năm 1991 đến năm 2009

Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2008/2009

Theo số liệu thương mại, niên vụ 2008/2009, Việt Nam xuất khẩu khoảng 16,3 triệu bao cà phê (tương đương 977 triệu tấn). Giá cà phê toàn cầu giảm mạnh khiến kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta giảm 25% so với niên vụ trước. Hoa Kỳ vẫn là thị trường đứng thứ 2 (sau Đức) về nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch. Việt Nam cũng xuất khẩu một lượng nhỏ cà phê rang và cà phê 3-trong-1 sang Hoa Kỳ, với tổng kim ngạch khoảng 193 triệu USD.

Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Thời gian 2007/2008 2008/2009 2009/2010 % thay đổi
09/10 so với 08/09
Khối lượng
(triệu tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Khối lượng
(triệu tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Khối lượng
(triệu tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Khối lượng Giá trị
Tháng 10 41 73 34 60 52 74 53% 23,30%
Tháng 11 70 121 63 106 70 100 11% -5.70%
Tháng 12 110 192 159 262 114 160 -28% -39%
Tháng 1 171 309 118 182 112 158 -5,10% -13,20%
Tháng 2 77 156 119 181 64 92 -46,20% -49,20%
Tháng 3 97 218 110 158 104 142 -5,50% -10,10%
Tổng 6 tháng 566 1069 603 949 516 726 -14,40% -23,50%
Tháng 4 78 171 103 149
Tháng 5 73 162 69 100
Tháng 6 96 213 64 93
Tháng 7 65 147 44 63
Tháng 8 49 110 49 70
Tháng 9 50 110 45 65
Tổng cộng 977 1,982 977 1,489

Nguồn: Vicofa, Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2009/2010

Dự báo kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta niên vụ 2009/2010 khoảng 16,67 triệu bao (tương đương 1 triệu tấn). Theo bảng 4, 6 tháng đầu niên vụ, nước ta xuất khẩu được 8,58 triệu bao (tương đương 515 triệu tấn), giảm 14,4% so với cùng kỳ niên vụ trước. Về giá trị, tổng xuất khẩu khoảng 726 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ do giá cà phê thế giới giảm mạnh.

Nước ta hiện xuất khẩu cà phê sang 90 thị trường, trong đó 16 thị trường đứng đầu chiếm khoảng 79% tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu niên vụ (xem bảng 5). Theo Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu cà phê rang và cà phê hòa tan nước ta 6 tháng đầu niên vụ 2009/2010 là 343 triệu USD.

Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng nhỏ cà phê tươi, cà phê rang và cà phê hòa tan. Theo số liệu thương mại, niên vụ 2008/2009, tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê tươi (gồm cà phê Robusta và Arabica) là 92.000 bao (tương đương 5,5 triệu tấn) trị giá 6 triệu USD, tăng 41% so với niên vụ trước. Phần lớn lượng cà phê nhập khẩu có xuất xừ từ Lào được dùng để chế biến hoặc tái xuất.

Bảng 5: Một số thị trường nhập khẩu cà phê chính của nước ta từ giai đoạn 06/07 đến 09/10

Thứ tự Thị trường 2006/2007 2007/2008 2008/2009 2009/2010* (Tháng 10 – tháng 3)
Khối lượng(triệu tấn) Giá trị(nghin USD) Khối lượng(triệu tấn) Giá trị(nghin USD) Khối lượng(triệu tấn) Giá trị(nghin USD) Khối lượng(triệu tấn) Giá trị(nghin USD)
1 Đức 249 408.995 174 373.024 165 292.418 81 116.008
2 Hoa Kỳ 193 291.914 158 317.572 157 243.084 74 116.455
3 Tây Ban Nha 100 159.715 100 221.092 88 154.426 34 46.077
4 Italy 79 130.174 80 171.176 83 163.948 34 47.265
5 Bỉ 20 33.562 61 144.529 44 87.251 25 34.428
6 Nhật Bản 35 57.532 44 99.789 50 86.768 25 38.935
7 Hàn Quốc 40 59.849 44 90.875 39 72.551 15 20.977
8 Pháp 44 72.589 37 79.558 37 66.545 7 9.633
9 Algeria 24 43.948 28 69.386 29 56.667 12 16.900
10 Anh 40 55.922 29 53.587 25 45.698 19 24.640
11 Nga 26 43.711 23 51.237 20 38.221 15 19.620
12 Malaysia 26 42.490 21 45.778 20 34.754 9 12.787
13 Trung Quốc 16 24.227 14 28.730 16 29.457 9 12.496
14 Indonesia 45 68.370 3 6.371 4 5.569 19 25.725
15 Philippin 17 27.590 10 19.996 13 19.660 9 11.198
16 Thụy Sĩ 10 16.857 10 23.149 9 18.047 18 23.245
Tổng 964 1.537.445 836 1.795.849 799 1.415.064 405 576.389

Nguồn: Global Trade Atlas; * Vicofa và Tổng cục Thống kê Việt Nam

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

72