Cách tính ra số lượng phân đơn cần thiết để bón?

Tôi đọc trong tài liệu của PGS. Phan Quốc Sủng có hướng dẫn : thời kỳ kinh doanh, cây cà phê cần bón  200kg N + 150kg P + 200kg K/ha/năm.

Nhưng tôi không biết phải tính ra lượng phân đơn cụ thể cần dùng là bao nhiêu?

Ví dụ bao nhiêu phân đạm Urê. Bao nhiêu lân Văn Điển. hay bao nhiêu Kali loại KCl. Mong bà con chỉ cho cách để tính toán.

Xin cám ơn.

Trần Thanh Bình ([email protected])

*Đọc thêm: >> Phối trộn phân đơn để bón cho cà phê.

 

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nông Văn Dân

    Theo Văn Dân hiểu và lâu nay vẫn tính như sau :
    Cứ 100kg u rê có 46 kg N, 100 kg Sunfat có 21 kg N , 100 kg KCl có 60 kg K, 100 kg lân Văn Điển thì có 60 kg P. Do đó Văn Dân bón một năm /ha cà phê 300 kg u rê +300 kg Sunfat +350 kg KCl + 250 kg lân Văn Điển, số lượng phân trên U rê chia làm 3 đợt bón trong mùa mưa, Sunfat chia 2 đợt ( 1 đợt khi tưới lần 2, 1 đợt đầu mùa mưa, KCl chia 3 đợt trộn với U rê, còn lân bón luôn 1 lần vào đầu mùa mưa. Như vậy không biết Văn Dân tôi bón đã đúng chưa, bác nào biết chính xác hơn chỉ giúp.
    Cảm ơn nhiều .

    1. đinh hơp

      Bạn Nông Văn Dân thân mến! Bạn xem lại chỉ số % của lân văn điển? Theo mình thì lân văn điển chỉ có 15-17% thôi. Tức 100kg lân văn điển chỉ có 15-17kg P mà không phải 60kg như bạn viết ở trên. Chúc bạn thành công!.

      1. Đình Quốc

        Chào các anh chị sau đây Mình xin giới thiệu 2 cách bón phân từ phân đơn sang hỗn hợp và từ hỗn hợp sang phân đơn như sau:
        Cách 1: Phân Đơn sang hỗn hợp
        – Theo khuyến cáo vào giai đoạn kinh doanh chúng ta cần một tỉ lệ bón ha/năm là: 200kg Đạm (N), 150kg P205, 200kg K2O từ URE, Lân Văn Điển, KCL …
        Theo tỉ lệ: Trong 100kg URE có 46% N; trong 100kg Lân văn điển có 15%P2O5 + 15% MgO + 28% CaO; trong 100kg KCL có 60%K2O + 35% CL
        – Vậy thì để bón 200kg đạm từ URE thì lượng URE phải bón là: 200*100/46 = 435kg URE – Để – bón 150kg P2O từ lân văn điển thì lượng lân cần bón là: 150*100/15 = 1000kg văn điển
        – Tương tự K2O : 200*100/60 = 333kg KCL
        Cách 2 từ hỗn hợp sang phân đơn:
        Theo khuyến cáo cần dùng 435kg URE, 1000Kg Lân, 333kg KCL để bón cho cây nhưng nhà vườn đã sử dụng 100kg NPK (20-20-15)
        – Lượng URE có trong 100kg 20-20-15 là: 100*20/46 = 43kg
        – Lượng Lân Văn Điển có trong 100kg 20-20-15 là : 100*20/15 = 133kg
        – Lượng KCL có trong 100kg 20-20-15 là : 100*15/60 = 25kg
        Vậy thì phải thêm là: 392kg URE+ 867kg Lân + 308kg KCL
        Chúc anh chi bón phân hiệu quả

      2. Phan Thanh Tùng

        Bạn Đinh Quốc trả lời Cách 2 từ hỗn hợp sang phân đơn như sau:
        Theo khuyến cáo cần dùng 435kg URE, 1000Kg Lân, 333kg KCL để bón cho cây nhưng nhà vườn đã sử dụng 100kg NPK (20-20-15)
        – Lượng URE có trong 100kg 20-20-15 là: 100*20/46 = 43kg
        – Lượng Lân Văn Điển có trong 100kg 20-20-15 là : 100*20/15 = 133kg
        – Lượng KCL có trong 100kg 20-20-15 là : 100*15/60 = 25kg
        Vậy thì phải thêm là: 392kg URE+ 867kg Lân + 308kg KCL

        Cho mình sin hỏi bạn là tổng lượng phân mà nhà vườn đã sử dụng là 100 kg nhưng theo cách bạn tính ra phân đơn thì tổng lượng phân nhà vườn đã bón là: 43kg (N) + 133kg (P) + 25kg (K) = 201kg. Vậy tổng lượng nhà vườn mới bón 100kg sao tính ra lại được 201kg hả bạn. Mình không hiểu đoạn này mong bạn trả lời hộ mình với nhé. Cảm ơn bạn nhiều nhé!

      3. Thực tập CP

        Anh ĐÌNH QUỐC cho em hỏi Theo khuyến cáo cần dùng 435kg URE, 1000Kg Lân, 333kg KCL là cho bình quân khoản bao nhiêu tấn nhân/cây vậy anh, nếu 1ha 1000 cây thì bình quân 1 cây là 0,43 kgUre thương phẩm, 1kg phân Lân, 0,33 kg kali đúng không a

  2. hoang long

    Nếu là phân đạm thì anh cứ nhân hệ số (200*100/21)=952kg hay tương đương 20 bao 50kg đạm còn ure (200*100/46)=434kg tương đương 10 bao 50kg, tương tự lượng lân là (150*100/17)=882kg tương đương 18 bao lân văn điển 50kg hay (150*100/46)=326kg tương đương 6 bao rưỡi phân DAD. Kali cũng vậy (200*100/60)=333kg gần 7bao kali. Đó chỉ là cách tính tương đối cho vườn cà phê chỉ đạt 2 tấn cà phê nhân trên 1ha.

  3. Trương Hồng

    Chào bạn Bình,
    Minh giới thiệu cách tính chuyển từ phân nguyên chất sang phân đơn nhé, nhưng bạn lưu ý khi người ta đưa công thức ở dạng nguyên chất như sau N: P2O5: K2O, chứ không phải là N:P:K nếu là P và K sẽ tính khác đi. Ở đây mình chỉ giới thiệu chuyển từ dạng N, P2O5 và K2O sang dạng phân đơn thương phẩm.
    – Từ đạm nguyên chất (N) sang u rê bạn nhân cho 2,17 (N x 2,17). Nếu chuyển sang phân SA thì nhân cho 4,76 (N x 4,76).
    – Từ lân dạng P2O5 chuyển sang lân nung chảy thì nhân cho 6,6 (P2O5 x 6,6); chuyển sang lân supe thì nhân cho 5,9 (P2O5 x 5,9).
    – Từ K2O chuyển sang kali clo rua (KCl) thì nhân cho 1,67 (K2O x 1,67); chuyển sang kali sun fat (K2SO4) thì nhân cho 2 (K2O x 2).
    Chúc bạn thành công

    1. nông dân con

      Mong bạn Trương Hồng giải thích rõ vì sao từ đạm nguyên chất (N) sang u rê bạn nhân cho 2,17 (N x 2,17). Tui ko hiểu con số đó ở đâu ra? các con số khác cũng vậy? cám ơn bạn.

      1. daokimbinh

        Minh muon hoi cach xay dung ke hoach du tru phan bon cho 1,5 ha dat co do phi trung binh du kien nang suat dat 7 tan/ha thi phai tinh nhu the nao
        Vui lòng viết tiếng Việt có dấu để được hiển thị !

    2. Nguyễn Văn Đô

      Anh Bình ơi, mình chưa hiểu được cách tính ra công thức N-P-K. Anh giúp mình với, ví dụ hàm lượng N-P-K cho 1 tấn sản phẩm là 20-20-15, vậy trong 1 tấn sản phẩm N-P-K đó thì có bao nhiêu kg Đạm, bao nhiêu kg Lân, bao nhiêu kg Kali. Cảm ơn anh nhiều !

      1. Hòa Bình

        Trước hết, bạn thấy trên bao Urea có ghi 46%, tức là cứ 100kg Urea thì có 46kg N.

        Do vậy, bạn có thể tính theo quy tắc tam suất sau đây:

        Cứ 100kg Urea thì có 46kg N
        Hỏi ? kg Urea thì có 200kg N

        Bạn cần chú ý:
        1. Mỗi bên phải đồng đơn vị như trên.
        2. Cứ đường chéo nào không có dấu hỏi thì nhân lại với nhau và chia cho số còn lại như sau:

        ? = (100 x 200)/46 = 435kg Urea

        Cách tính cho P2O5 và K2O cũng tương tự tùy theo tỷ lệ phân nguyên chất ghi trên bao bì.

  4. nguyen hoang

    Theo tài liệu trên, số lượng các loại phân được tính theo nguyên chất.
    Urea = 46%N (trong 100kg urea có 46kg N nguyên chất).
    200kg N = 435kg Urea
    100kg Lân Văn Điển có 16 => 20kg lân nguyên chất.(P)
    150kgP = 750 kg lân Văn Điển (với P= 20% )
    100kg Clorua kali có 60kg K nguyên chất
    200kg K = 333kg Clorua kali
    Bạn cứ theo quy tắc tam suất sẽ tính ra được với tất cả các loại phân khác, kể cả phối trộn theo hàm lương như :16-16-8 hoặc 20-20-15…
    Chúc bạn thành công.

    1. Võ Hoàng Trung Hiếu

      Mình tính 20-20-15 với nguyên liệu là : UREA ( 46%) ; DAP ( 16-44) KALI 60% mà vẫn không tính ra,xin chỉ dùm. Cám ơn rất nhiều.

      1. phuoclinh

        Ví dụ bình thường bạn bón 100 kg 20 -20-15. Nay do muốn phối trộn phân đơn để bón.
        Ta có: 100 kg 20-20-15 có 20 kg N nguyên chất, 20 kg P nguyên chất, 15 kg K nguyên chất.
        – trong 100 kg SA có 21 kg N nguyên chất.
        cần ? kg SA để có 20 kg N nguyên chất
        = 100*20/21 = 95 kg SA.
        – Trong 100 kg lân nung chảy có 18 kg lân nguyên chất
        Cần ? kg lân nung chảy để có 20 kg lân nguyên chất
        = 100*20/18 = 111 kg lân nung chảy
        – Trong 100 kg KCl có 60 kg K nguyên chất
        cần ? kg KCl để có 15 kg K nguyên chất
        = 100*15/60 = 25 kg KCl.
        chú ý SA không nên phối trộn với lân vì làm mất đạm ( nên bón đạm và lân riêng rẽ)

    2. Thế Anh

      Theo mình biết, phân ure 46% tức là cứ mổi 100kg có 46kg hợp chất của Ni tơ chứ không phải là N nguyên chất.

  5. Nông dân CÀ

    “thời kỳ kinh doanh, cây cà phê cần bón 200kg N + 150kg P + 200kg K/ha/năm.”
    Đó là lượng phân đơn nguyên chất.
    Cách tính dựa trên tỉ lệ % ghi trên bao bì.
    1. Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N (100kg Urea (2bao 50kg) có 46kg N nguyên chất).
    Như vậy 200kgN = 434,78kg Urea = 8,6 bao ure loại 50kg.
    2. Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
    3. Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]
    4. Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5
    5. Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
    6. Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O
    Cách tính như trên.
    Đối với phân hỗn hợp: Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…

  6. hoangnam

    em nghĩ bác nên chia ra bón theo từng đợt tùy theo nhu cầu khi nào bón thúc .. ví dụ trong giai đoạn làm trái thì cây cần nhiều phân kali bác có thể bón kali nhiều hơn. Bác để ý trên bao kali xem lượng kali chiếm bao nhiêu % ghi trên bao bì rồi đem nhân với khối lượng bao là 50kg rồi chia cho 100 thì ra được trong bao đó có bao nhiêu là kg kali.
    Ví dụ trên bao có ghi 17% kali thì trong 1 bao ta có 17 x 50 : 100 = 8.5kg (kali). Tương tự cho các loại phân khác.
    Chúc bác làm vườn thành công…!

  7. Phạm Văn Nam

    Cách tính như sau:
    Đạm có thành phần N là 46%
    Lân có thành phần P2O5 là 16%
    Ka ly có thành phần KCl là 60%
    Như vậy: 200Kg N = 200 x 100/46 = 434.7Kg Urê
    150Kg P2O5 = 150 x100/16 = 937.5 Kg lân
    200 Kg KCl = 200×100/60 = 333 Kg ka ly
    Kính chúc Bác tính toán hợp lý cho vườn cây của gia đình mình

  8. cuba

    Qua phân tích trên , mua phân đơn trộn là tốt nhất ( rẻ, đảm bảo đủ phân …)
    Trong phân npk trộn sẵn thường thiếu K, ( đôi lúc do khách quan, đôi lúc do K mắc quá,trộn đủ thì lãi ít…).
    Trong phânNPK trộn sẵn , loại 17 là cao rồi , ( K là con số cuối trong 3 số ) , nhưng chỉ có 8,5 kg K.
    Bởi bà con chịu khó mua phân đơn trộn cho đảm bảo !
    cuba khi nào cũng bón phân đơn !

  9. Hungpm

    Em xin hỏi các bác:
    – Tỉ lệ này (200kg N + 150kg P + 200kg K/ha/năm) mà PGS. Phan Quốc Sủng là đối với loại cây cà phê nào (Chè hay Rô ?); vì hiện nay mật độ cây/ha đối với cà chè và cà rô là khác nhau, thậm chí mật độ cây/ha theo thổ nhưỡng khí hậu cũng khác nhau nửa kia.
    – Vậy em nhờ các bác tư vấn để quy chuẩn tỉ lệ N-P-K/cây đối với cà chè (katimor) vùng cao (Xuân thọ – Xuân trường Đà lạt), tỉ lệ phù hợp nhất hiện nay là bao nhiêu kg N-P-K/cây theo mỗi thời kỳ.
    Em xin cảm ơn các bác !
    Chúc giá cà chè 2011 lên 20.000/kg tươi.

  10. hoang long

    bác Nông văn Dân bị lộn rồi bác 100kg super lân nung chảy chỉ khoảng 16~20% P2O5 thôi bác chỉ có khoảng 16~20kg P2O5 trong 100kg lân nung chảy thôi bác

  11. Phạm Văn Tính

    Tôi đọc trong tài liệu của PGS. Phan Quốc Sủng có hướng dẫn : thời kỳ kinh doanh, cây cà phê cần bón 200kg N + 150kg P + 200kg K/ha/năm.
    Anh thực hiện cách tính như sau:
    Tỉ lệ của N trong Ure là 46%.
    Có nghĩa là có 46kg N trong 100kgUre
    200kg N trong X?
    Suy ra X= (200 x 100): 46 = 435kg Ure, tương đương 9bao.
    Tỉ lệ của P trong phân lân Văn Điển là 15%,
    Tỉ lệ của K trog phân K là 60%
    Anh cứ tính theo cách trên.
    Chúc anh được mùa trong năm tới!

  12. bay

    Các bác cho tôi hỏi, đạm urea và đạm sunfat khác nhau ở điểm nào? Urea có 46%, sunfat có 21% N còn lại những hợp chất gì mà trên bao bì không thấy ghi.

    1. phuoclinh

      Đạm ure không có lưu huỳnh còn SA có thêm lưu huỳnh. Tuy nhu cầu của cây trồng , tùy chất đất của bạn nên sử dụng loại nào. Đất thiếu S thì nên bón SA nhưng nếu đất chua, pH thấp thì nên bón ure

  13. hoang long

    đạm ure và đạm sunfat khác nhau ở chỗ công thức thôi chứ bón cho cây thì như nhau chỉ có điềm đạm ure dễ tan hơn thôi. Phân ure có công thức là (NH2)2CO phân đạm(SA) (NH4)2SO4 từ công thức trên ta suy ra ure có 60% nitơ và đạm 21% nitơ bằng công thức tam thức với khối lượng riêng của từng chất trong bảng tuần hoàn Hóa học.

  14. Nguyễn Hoài Bảo

    Các bác ơi em tính Phân lân nó cứ làm sao ấy?
    Lân văn điển ghi tỷ lệ P2O5 là 16% chứ không phải tỷ lệ P là 16 % mà
    Trong khi đó tỳ lệ P trong P2O5 là 60.8%. (tức Mp/M p2o5 =[(31*2)/(31*2+16*8)]/100= 60.8%

    Như vậy thì trong 102 g P2O5 thì có 62g P và 40g O
    Như vậy thì trong X ? kg < –150Kg P(công thức Của PGS. Phan Quốc Sủng cần 150kg P thời ký kinh doanh)
    X=(150×102)/62 = 246.8 kg (P2O5)

    Vậy lượng phân văn điển (15%P2O5) cần thiết là (246.8*100)/15=1645 kg
    Nếu bao 50Kg thì 1645/50 =33 bao
    Vậy có sai gì không ? Vậy hóa ra lượng lân lớn quá. Các bác giải thích lại cho em công thức 200kg N + 150kg P + 200kg K/ha/năm. Và quy ra bao 50 kg xem

    1. phuoclinh

      Trong 100 kg lân Văn Điển có 16 kg lân nguyên chất.

      Cần bao nhiêu lân Văn Điển để có 150 kg lân nguyên chất
      = 100*150/16 = 937 kg lân Văn Điển, khoảng 19 bao 50 kg

  15. sơn quế

    Các anh ơi, cho em hỏi 1 câu nhé.
    Theo GSTS Phan Quốc Sủng đưa ra công thức cơ bản là 200kg N, 150kg P và 200kg K.
    Như vậy thì theo GSTS đưa ra công thức phân NPK là 20-15-20; trong khi đó những công thức phân phối trộn cơ bản trên thế giới đều là 16-16-8 hoặc 20-20-15.
    Vậy ai đúng, ai sai?
    Ở nhà ba em cũng bỏ phân trộn, nhưng ba em đều tính dựa trên công thức 16-16-8 hoặc 20-20-15; ví dụ đợt 1 ba em bỏ 383g ure + 1173g lân + 147g kali cho mỗi gốc trong đợt đầu mùa (công thức 20-20-15)

    1. cà cuống

      Còn cà cuống tôi nghĩ đơn giãn như vầy: theo GSTS Phan Quốc Sủng 200kg N = 4bao50kg, 150kg K = 3bao50kg, 200kg K = 4bao50kg trộn vào là bón, chứ ở đây GSTS Phan Quốc Sủng tính kilogam chứ đâu thấy tính hàm lượng % của N hay P và K đâu. Đó là suy luận của cà cuống. Nếu thấy không đúng mong các bạn chỉ giáo thêm để cà cuống trao đổi học hỏi thêm kinh nghiệm.

  16. Nguyễn Vịnh

    Mèng ơi! Không phải vây đâu cà cuống.
    Trước hết, cà cuống đọc bài này để tìm ra con số cần cho rẫy cà phê của mình. https://giacaphe.com/6964/phoi-tron-phan-don-de-bon-cho-ca-phe/
    Rồi tôi sẽ hướng dẫn từng bước cho đến khi cà cuống thấy nó đơn giản thật, tìm đọc đi. (Nhớ đọc những phản hồi nữa, hay lắm)
    *Nói thêm: hàm lượng % là của phân chứ đâu phải của PGS tính ra đâu. Ví dụ: Urea = 46% N, SA = 21% N, KCl = 60% K…

    1. cà cuống

      À! tôi đã hiểu ra rồi. Cảm ơn Nguyễn Vịnh đã cho tôi đọc hướng dẫn của GSTS Phan Quốc Sủng chứ như những phản hồi trên của các bạn làm cho tôi rối trí quá. Tôi còn một thắc mắc nữa nếu bạn biết xin chỉ giúp: nếu trộn phân đơn đạm, lân, kali chung có ảnh hưởng gì không? Ở chỗ tôi hầu hết dân họ đều trộn như vậy ngay bản thân tôi cũng thế. Vì không nắm được tí kiến thức nào cả, chỉ học lỏm theo nhau là chính. Nếu đúng thì đúng cả làng còn nếu sai thì cả làng cùng sai…

  17. Nguyễn Vịnh

    Trộn như bạn nói là hỏng rồi. Bạn dừng ngay việc trộn đạm với lân, chỉ mới trộn thôi thì đã mất khá nhiều phân. Bạn có ngửi thấy mùi khai bốc lên không? Phân mới trộn đang rủ nhau bay lên trời đó.
    Bạn đọc thêm bài này> https://giacaphe.com/9821/bon-voi-cho-cay-trong/

    Đáng buồn là việc trộn các loại phân thuộc về kiến thức hóa học lớp 9 và kỹ hơn trong lớp 11. Không hiểu con cháu mình học hành thế nào, khi thấy cha chú ko biết nên trộn vậy lại không có ý kiến… !

    1. cà cuống

      Đa tạ Nguyễn Vịnh. Vậy là cả làng tôi hàng năm đã làm thất thoát một số tiền không nhỏ. Bọn trẻ cũng có đóng góp ý kiến chứ nhưng lúc nào cũng bị phản bác te tua “trứng đòi khôn hơn vịt”… Mà cũng lạ chứ trộn như vậy bón cho cà, nhưng cà lại xanh đen mới khổ cho bọn trẻ chứ… Giá mà biết từ sớm thì cà còn tốt đến đâu nữa. Thật là…là… Bảo Thủ.
      “Trót vì tay đã nhúng chàm,
      dại rồi còn biết khôn làm sao đây”…

  18. MUF

    Các bác cho hỏi tí: ở chỗ mình có phân vi lượng: bo, mg, zn và đồng, họ đóng bao 25 kg, ngoại nhập, các bác cho hỏi có trộn chung các thứ trên với nhau bón cho đỡ công được không? có trộn chung với các phân khác như K, Ure hay lân được không? cảm ơn các bác.

  19. Đinh Công Hưởng

    theo mình tính: lượng lân 16% số kg ban đầu sử dụng 11.6 kg. kaly 60% số kg ban đầu 0.68 kg theo tỷ lệ 1-3-1.
    ta tính từ lượng kg ra tinh chất theo công thức( 11.6 *16)/ 100=
    tương tự kaly (0.68*60)/100=
    tính từ lượng tinh chất ra số kg phải dùng ( 100/16)*11.6= số kg lân phải dùng để có được lượng tinh chất đó

  20. Nguyễn văn dũng

    Các bác cho em hỏi? Ví dụ họ cho bón phân NPK 5-1-5. Phân chuyên dùng cho mía thì trong công thức đó có tính ra được: bao nhiêu đạm ure ? Bao nhiêu lân Văn Điển? Bao nhiêu kcl?
    Các bác cho e hỏi cách tính như thế nào ah. Chúc các bác thành công.

    1. Lê Hàn duy

      Bạn cứ tính thế này ra Loại phân đơn cần dùng đơn giản :
      NPK 5-1-5
      N 5 : (5 * 100 ) / 46 =
      P 1: (1 * 100) / 16 =
      K 5 : (5 * 100) / 60 =

      Vậy xong rồi đó !

  21. Hà Anh

    Anh chị cho em hỏi :
    Công thức bón phân cho mía được khuyến cáo là 180-120-180. Một nông dân có 2 bao phân NPK 16-16-8, 3 bao phân DAP (18-46-0). Hỏi ông ta cần mua bao nhiêu phân urea (46-0-0), super lân (0-16-0) và Kali clorua (0-0-60).

    1. Lê Vũ Phương

      Chào bạn!
      Rất vui khi được trả lời câu hỏi của bạn

      Theo đề bài của bạn thì khối lượng 1 bao phân NPK cũng như DAP là không rõ nên mình gán
      m: là khối lượng 1 bao NPK
      n: là khối lượng 1 bao DAP

      Lượng URE có trong 2m NPK(16-16-8) là: 2m*16/46
      Lượng super lân có trong 2m NPK(16-16-8) là: 2m*16/16
      Lượng KCL có trong 2m NPK(16-16-8) là: 2m*8/60

      Lượng URE có trong 3m DAP(18-46-0) là: 3n*18/46
      Lượng super lần có trong 3m DAP(18-46-0) là: 3n*46/16

      vậy người trồng mía cần bón thêm:

      180 – ((2m*16/46) + (3n*18/46)) URE

      120 – ((2m*16/16) + (3n*46/16)) super lân

      180 – 2m*8/60 KCL

      * các phép toán trên mình không khai triển để bạn dễ nhìn, bạn chỉ cần thay khối lượng của 1 bao NPK (m) và 1 bao DAP (n) là tìm được lượng phân cần bón thêm*

      Chúc bạn thành công!

      1. Bích Trâm Dương

        Chào bạn Lê Vũ Phương,
        Trước tiên là cảm ơn câu trả lời rất rõ ràng và chi tiết của bạn. Tuy nhiên có chỗ mình ko rõ lắm, mong bạn giải thích thêm.
        Công thức bón phân theo khuyến cáo là 180 – 120 – 180. Mình nghĩ đây là tỉ lệ N:P:K, tức là N:P2O5:K2O. Vậy thì mình cần phải đổi ra lượng phân Urea: Super lân: Kali clorua rồi mới đem trừ được. Như thế nào mới đúng ạ?

  22. lê thị linh

    Cho con hỏi cách tính số lượng phân đơn cần thiết để bón trong phân 20-20-15. Con chưa hiểu rõ về cách tính này. Mong cô chú chỉ giúp con. Con xin cảm ơn!

  23. Nguyễn Hải Yến

    Các bác cho tôi hỏi là tôi muốn trộn 100kg phân bón 20-20-15+TE hoặc 16-16-8+ TE…..từ các loại phân đơn Urea; DAP; SA, chất độn thì tôi phải độn theo công thức nào và cách tính ra sao.
    Xin cảm ơn nhiều và chúc thành công!

  24. Duy Nguyen

    Bạn nào biết giải giùm mình 2 câu này nhe
    câu 1: Cho biết % (N, P2O5 và K2O) có trong các loại phân ure ,DAP,và KCL
    câu 2: Tính lượng N,P2O5 và k2O đã sử dụng. Biết rằng nông dân đã bón 50kg ure và 120kg DAP

    1. thaihy

      trên vỏ bao ure có ghi đó thôi 46% có nghĩa là 100kg có 46kg N thì 50kg ure có 23kg N ,cũng vậy trên vỏ bao kali clo rua (KCL) có ghi 60% có nghĩa 100kg có 60kg kcl .còn DAP thì cứ 100kg có 18kg N 46 kg P2O5 suy ra 120kg DAP có 21,6 kg N ,55,2kg P2O5

  25. Bình

    Có ai biết cách tính này không cho em hỏi tý ạ: bón phân lúa xuân trên đất phù sa sông hồng là 120kg N; 90kg P2O5 và 30kg k20 tại sao lại quy đổi sang tỷ lệ N:P2O5:K2O LÀ 1:0,75: 0,25 ạ ? Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất ạ. Chân thành cảm ơn!

    1. Chùa bộc

      Chào anh,
      – Ý người ta muốn đưa ra tỷ lệ đạm (N), Lân (P), Kali (K) là 1:0,75:0,25 cho mọi người dễ tính đó mà.
      Vì mỗi nhà có diện tích khác nhau nên lượng phân khác nhau, từ tỷ lệ đó mà ta tính 1 cách dễ dàng.
      Ví dụ: nhà bác có 1 ha lúa, 100 kg (N), 75 kg (P) và 25 kg (K). Nhưng nhà bác bên cạnh có 3 ha, thì cứ thế mà nhân 3 cho mỗi loại là ra.
      – Mặt khác, đưa về tỷ lệ là 1:0,75:0.25 để các bác nếu có dùng phân thành phẩm nào thì cũng phải tuân theo tỷ lệ này để đảm bảo đúng theo nhu cầu của cây lúa.

  26. le anh nam

    kính thưa quý vị: tôi xin dẫn chứng cách chăm sóc cà phê bền vững, tiết kiệm như sau (áp dụng cho mọi loại đất ở tây nguyên và cafe đang kinh doanh)
    1 – bón lần 1 (khi tưới nước 2) = 0.5kg SA + 0.3kg P2O5 (khoảng từ tháng 12 – 1 âm)
    2 – bón lần 2 = 0.5kg SA + 0.5kg P2O5 + 0.3kg kly + 2kg vi sinh (gà), (khoảng từ 10 – 15 tháng 3- âm )
    3 – bón lần 3 = 0.5kg SA + 0.5kg urê + 0.5kg P2O5 + 0.5kg kly + 2kg vi sinh (gà), (khoảng từ 10 – 15 tháng 5 – âm)

    1. ho nam

      Cách bón phân như bạn với công thức có tỷ lệ 60 -23 =53 thì không không thể coi là bền vững và tiết kiệm khi mà 1 ha (1100 cây )có tới 1,65 tấn SA + 0, 550 tấn u rê +1,430 tấn lân + 0,88t tấn ka ly được bón xuống . Bón như vậy làm đất dư đạm (N) nấm bệnh phát triển mạnh, thừa quá nhiều lưu huỳnh và ka ly gây nên chua đất làm rễ cây khó hấp thụ các chất khác và thừa lân gây lãng phí! Lượng ” S ” cần bón cho đất trồng cà phê có độ P.H từ 5,5 – 6 là 120 đến 160 kg nguyên chất tương đương lượng ” S ” có trong 150 -190 kg phân SA. Lượng ka ly nguyên chất cần cho 1 ha cà phê có sản lượng từ 3-5 tấn nhân là từ 300-390 kg tương đương 0,5-0, 65 tấn phân thành phẩm.Lượng lân cần bón là cở 0,7 tấn lân nung chảy cho 1 ha, riêng lân thì nên bón 1 lần vào đầu mùa mưa.Phân bón cho cây cà phê cần bón đúng loại nó cần và đủ lượng nó thiếu. Tùy vào từng vườn từng thời kỳ và từng năm mà điều chỉnh lượng phân cho thích hợp. Đối với cà phê vối bón đúng và đủ phân thì lá có màu xanh khi đứng xa 2-3 chục mét trông lá nổi rất rõ gân sóng!

  27. ho nam

    Hôm trước do gõ nhầm : Lượng ”S” cần bón cho đất trồng cà phê có độ pH từ 5,5 – 6 là 120 đến 160 kg nguyên chất tương đương lượng ”S” có trong 150 -190 kg phân SA. Nay mình xin đính chính lại: Lượng “S” cần bón cho 1 ha đất trồng cà phê có độ pH từ 5,5 – 6 là 120 đến 160 kg nguyên chất tương đương với 500 – 670 kg SA phân thương phẩm. Đối với cà phê sau khi bón phân SA thì thấy cây xanh hơn do cây đã được cung cấp một lượng lưu huỳnh. Nếu bón quá nhiều “S” lượng còn thừa sẽ làm đất chua, cà phê có hiện tượng ra nhiều “cành đực” không phân hóa mầm hoa làm giảm năng suất. Nếu bón phân đơn thì phân SA nên bón vào giữa mùa mưa vì đạm Sulfat Amôn tan chậm hơn và lúc này cây cũng cần lưu huỳnh nhiều hơn.

  28. Bình

    -Cho em hỏi không liên quan bài đăng tý ạ : tại sao từ tỷ lệ : N-P-K là 1: 0.4: 1.3 người ta lại quy đổi được thành =>’ “như vậy tỷ lệ N chiếm 13% , P2O5 chiếm 5,7 % và K2O chiếm 17,4 %” ( công thức nào để chuyển đc như thế ạ ?
    -Thứ 2 là :hướng dẫn giùm em cách pha loãng dung dịch đạm urê 1% với ạ
    Chân thành cảm ơn.
    (câu trả lời vui lòng check vào ô trả lời giùm em tý ạ để em tiện theo dõi )
    Cảm ơn !

  29. phuoclinh

    Chào tất cả mọi người.
    Đọc qua topic này mình thấy còn một số bạn chưa hiểu rõ về cách phối trộn phân bón. Mình xin góp ý để dễ hiểu hơn.
    Trong phân ure chứa 46% N nguyên chất.
    Phân SA chứa 21% N nguyên chất và 18% S.
    Kali clorua chứa 60% K nguyên chất.
    Super lân chứa khoảng 16% P nguyên chất, ngoài ra còn chứa S.
    Lân nung chảy chứa khoảng 18% P nguyên chất, ngoài ra còn chứa Ca, Mg và một số vi lượng.
    Giả sử ta cần tính lượng phân đơn để bón theo tỷ lệ 200 kg N nguyên chất – 150 kg P nguyên chất – 200 Kg K nguyên chất ta làm như sau:
    – Trong 100 kg ure (a) chứa 46 kg N nguyên chất (b)
    Vậy cần bao nhiêu ure (c) để có 200 kg N nguyên chất (d).
    Ta tính theo quy tắc tam suất d = b*c/a = 100*200/46 = 435 kg ure
    -Tương tự 100 kg super lân có 16 kg lân nguyên chất
    Cần bao nhiêu kg super lân để có 150 kg lân nguyên chất
    = 150*100/16 = 937 kg super lân.
    – Trong 100 kg KCl có 60 kg K nguyên chất
    Cần ? kg KCl để có 200 kg K nguyên chât
    = 200*100/60 = 333 Kg KCl.

  30. nguyen minh tri

    khuyến cáo : 6.18 kg N- 4.8 kg P2O5- 2,4 kg K2O
    bón: DAP, urea, KCl . cần bao nhiêu để phù hợp?
    anh giúp dùm em …. cảm ơn

  31. nông dân

    Một ha cà phê mỗi năm cần bón 1 tấn lân, 500kg Urê, 500kg SA 500kg Kali và thêm 100kg phân trung vi lượng. Cứ theo cách này bà con sẽ có một mùa bội thu và chi phí rất thấp

  32. triệu kỳ long

    Có ai trả lời giùm mình có thể trộn thành phân NPK 20-20-15 bằng ure, dap và kali ko? mỗi loại bao nhiêu kg? và cách tính như thế nào không ạ?

    1. Nguyễn Xuân Hiếu

      Dựa vào thành phần:
      Urea: N=46%
      DAP: N=18%, P2O5=46% (bạn phải dùng DAP 64% thì mới tính thế này nhé, nếu DAP 62% hay 60% thì lại tính lại theo thành phần N & P2O5 của nó).
      MOP (Kali): K2O=60%.
      Nếu bạn muốn trộn thành phân 20-20-15 thì bạn dùng:

      (1) DAP: 43 kg = (20/46).
      Khi trộn 43 kg DAP thì bạn đã có thêm 7.74% N (43×0.18) rồi, nên muốn N=20 thì bạn chỉ cần bổ sung thêm 12.26 % N từ Urea mà thôi. Nên:
      (2) 27kg Urea (= 12.26/46).
      (3) 25 Kg MOP (kali)

      Còn thiếu 5kg bạn có thể dùng chất độn vào thì sẽ được 100 kg phân 20-20-15.
      Nếu bạn không dùng chất độn thì phân của bạn sẽ hơn 20-20-15 1 chút.

      Chúc bạn thành công.

  33. Hồ Anh Ty

    Có ai giải mấy bài này giúp em với?
    Đề: Câu 1: Một trang trại trồng bắp, yêu cầu công thức phân bón
    -Phân hữu cơ 5 tấn/ha (0.2% N, 0% P2O5, 0.5% K2O)
    -Phân vô cơ: 120 N – 60 P2O5 – 80 K20 /ha
    -Phân URE, KCL, và phân hỗn hợp 20-20-15 có sẵn tại nông trại.
    Tính tổng lượng phân vô cơ cần bón cho 1ha đáp ứng công thức

    Câu 2: Trộn một tấn phân hỗn hợp có công thức 20-20-15

    Câu 3: Một lô hạt giống bắp có 90% hạt nảy mầm 5% hạt lép. Tính trọng lượng hạt giống cần gieo cho 1 ha? Biết lượng hạt giống quy định gieo 20kg/ha.

    Em cảm ơn nhiều ạ

    1. Văn Huỳnh

      Câu 1: Lượng N có trong 5 tấn hữu cơ =(5000*0,2)/100=10kg
      Lượng K có trong 5 tấn hữu cơ =(5000*0,5)/100=25kg
      – Quy ra phân vô cơ sẽ là 130N – 60P – 105K cho 1 ha
      Tính cho lượng 20-20-15 sẽ lần lượt là 130/20=6,5; 60/20=3; 105/15=7 lấy số nguyên nhỏ nhất là 3 thì sẽ ra được tỷ lệ mới sẽ là 60:60:45 như vậy tỷ lệ NPK thiếu lần lượt sẽ là 130 – 60 =70N; 60 – 60 = 0P; 105 – 45 = 70K; với đề bài phía trên là có Ure tỷ lệ N là 46%; KCL tỷ lệ K là 60% thì lượng Ure với KCl sẽ là:
      Ure = 70*100/46 = 152
      KCL = 70*100/60 = 117
      Câu 2: Với tỷ lệ 20:20:15 tức là cứ 55 sẽ có 20N; 20P và 15K vậy 1 tấn sẽ quy ra được số N; P: K là
      N = 1000*20/55 = 364N
      P = 1000*20/55 = 364P
      K = 1000*15/55 = 272K
      Từ đó nếu bạn muốn trộn kiểu gì thì tính toán nó ra là được, chứ bạn ko nêu cụ thể ở đây là dùng gì trộn nên ko thể giải dc cho bạn
      Câu 3 bạn đưa ra đề khó hiểu nên mình chịu, ko giải được

  34. Nguyễn Vịnh

    @Văn Huỳnh
    – Bạn hãy lí giải sự khác nhau giữa phân NPK 20-20-10 và NPK 16-16-8
    – Dựa trên các loại phân đơn bán phổ biến trên thị trường, tính từng loại cho 1 tấn NPK cụ thể.
    Cám ơn bạn !

  35. tranphuocthanh

    nhờ các bạn giải giúp dùm : tính lượng phân (urê, lân văn điển, K2S04) cho 0,25 ha cao su theo công tức phân NPK 20-5-6. Xin cám ơn

Tin đã đăng

Tin mới nhất

95