Cà phê … hay nước cống !?

Đậu nành sau khi rang
được đổ dưới sàn nhà cáu bẩn

Không thể tính nổi tại TP Hồ Chí Minh mỗi ngày các quán cà phê bình dân tiêu thụ bao nhiêu cà phê bột, nhưng chúng tôi có thể khẳng định phần lớn lượng cà phê bột tiêu thụ hằng ngày không phải là cà phê mà là… đậu nành, bắp, đường và hóa chất được các cơ sở không đăng ký kinh doanh phù phép thành cà phê. Đó cũng chính là lý do vì sao ai đó có ngày lỡ uống đến 4, 5 ly cà phê hay nhiều hơn nữa mà đêm về vẫn ngủ ngon.

Công nghệ chế biến “cà phê ngõ hẻm”

Theo anh T.B, chủ một cơ sở rang xay cà phê bỏ mối ở Q.12, thị trường TP.HCM đang có đến gần 2.000 thương hiệu cà phê bột đóng gói, từ những cơ sở có vốn chỉ vài trăm ngàn đồng cho đến các công ty với hàng trăm công nhân làm việc. Có những cơ sở mặt bằng chỉ vài mét vuông, kinh doanh theo kiểu đến các lò rang mua cà phê về xay, đóng gói với một nhãn hiệu “mạnh ai nấy nghĩ” rồi mang đi bỏ mối cho các quán cà phê lớn nhỏ, nhiều nhất là các quán cà phê “cóc” lề đường.

Công nhân giẩm cả dép lên đậu

Tôi được nhận vào làm việc ở một lò rang cà phê trong một con hẻm thuộc tổ 44, phường Tân Chánh Hiệp, Q.12 và dần dà hiểu toàn bộ quy trình chế biến cà phê. Sau khi khiêng hai bao đậu nành loại “cực đẹp” đổ vào lò, anh thợ phụ cắm điện, mồi củi, vài phút sau lửa cháy phừng phực, chảo rang quay nhịp nhàng giống như một cái máy trộn bê tông. T. – chủ lò – đi đâu đó thồ về thêm 2 bao đậu nành nữa, mỗi bao là 60 kg, tổng cộng hôm nay T. rang hai tạ tư đậu nành.

Anh ta quay qua tôi: “Mọi khi rang gấp ba như thế“. Nói đoạn T. loay hoay lấy ra 50 kg đường bánh, cho khoảng 10 lít rượu vào khuấy lên rồi đổ vào chảo nấu. Khi chảo đường sôi sùng sục, đen xì trông giống như nhựa đường, T. cho vào đó khoảng hơn 10 loại hóa chất và bắt đầu từ đây mùi cà phê tỏa ra ngào ngạt. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, T. giải thích đó là công đoạn “tẩm”.

Nấu chảo đường khoảng hơn một tiếng, T. nếm thử đường và gật gù: “OK”. Lúc này, một thợ phụ cho biết đậu nành đã “tới”. Hai thợ phụ khác đưa xe đẩy vào gầm lò rang, rồi mở lò chuyển đậu ra. Đậu nành cháy đen đổ đầy ra nền xi măng, hai chiếc quạt công nghiệp mở hết cỡ để thổi cho mất mùi đậu nành. Khi đã bớt khói, thợ lấy đường từ chảo đang sôi sùng sục đổ vào đậu rồi ra sức đảo (theo T., đường và đậu được trộn đều khi còn nóng sẽ chỉ còn lại mùi cà phê mà thôi).

Công đoạn này kết thúc, đậu chuyển sang màu đen nhánh trông giống hệt như cà phê, dính vào nhau thành từng bánh. Hai thợ phụ dùng cào cào đậu rộng ra rồi tăng tốc quạt. Đậu nguội một chút, một thợ phụ để nguyên cả dép nhảy vào, dùng xẻng, bàn cào và dùng cả chân đạp cho đậu tơi ra. Sau đó đậu nguội được đóng bao, giao cho chủ cơ sở xay đóng gói chở về. Toàn bộ quy trình chế biến “cà phê” kết thúc, nhưng tôi không hề thấy một hạt cà phê nào hiện diện trong quy trình này.

Bí quyết làm giàu của các ông chủ lò

Hóa chất từ Chợ Kim Biên

Sáng ngày 3/5, tôi được chủ lò dẫn lên chợ Kim Biên mua hàng. Đảo quanh một vòng, chúng tôi ghé vào tiệm N.S. Chủ lò hỏi mua hai loại hóa chất được ký hiệu gì đó rất khó nhớ (mỗi loại 1 lạng), một nhân viên của tiệm xách ra 2 can nhựa loại 5 lít có màu sậm chiết ra giao hàng. Rời tiệm N.S, chúng tôi sang tiệm T.N, chủ lò mua 1/2 kg sữa Úc (150.000đ/kg), 1 kg ca cao (40.000đ/kg). Sau đó chúng tôi về tiệm H.L trên đường Nguyễn Trãi. Chủ lò đưa cho ông chủ tiệm người Hoa một danh sách gồm 9 loại hóa chất, liếc qua tôi thấy trong đó ghi 200g ĐĐ1 (đây là hương cà phê Đông Đức loại 1), 200g HK (Hồng Kông), 200g MOP (Môca Pháp) và một số loại hóa chất khác. Liếc qua một lần, ông chủ tiệm gọi nhân viên lấy hàng, cho vào bịch xốp. Số tiền phải trả là 769 ngàn đồng. Tất cả 14 loại hương liệu, hóa chất được mua trong buổi sáng hôm đó hết hơn một triệu đồng.

Tìm hiểu nhiều lần tôi mới biết được đại khái là chủ lò muốn “cà phê” có mùi gì, vị gì cũng được. Tất cả đều có thể mua được ở chợ Kim Biên. Ghê nhất là một loại hóa chất “tạo bọt” nhìn gần giống như nước rửa chén, ly cà phê sẽ nhanh chóng nổi lên một lớp bọt hấp dẫn ngay khi người uống khuấy nhẹ muỗng.

Một người quen của tôi tên H., làm nghề bỏ mối cà phê cho biết: muốn chế biến cà phê bằng đậu nành hay bắp đều được. Cà phê kiểu này khi giao cho các quán giá khoảng 30.000 đồng/kg, lời gấp 5 lần so với chế biến bằng cà phê thật. Lợi nhuận quá cao nên sau 5 năm làm ăn, H. tậu một hơi 3 miếng đất, nhà, xe ô tô, xe Honda @ mà vẫn chỉ coi là… “chuyện nhỏ”. Nhiều chủ lò còn lái cả ô tô để đi giao hàng. Mỗi chủ lò loại vừa có khoảng trên một trăm quán “ruột” ở khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận như: Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai… Nhiều chủ lò sẵn sàng đầu tư cho những quán cà phê mới mở toàn bộ đầu máy, ti vi cho đến bàn ghế. Chủ quán chỉ cần nhận hàng đều đều, đủ 500 kg cà phê thì toàn bộ những gì được đầu tư sẽ thuộc về chủ quán. Chưa kể các chủ lò còn khuyến mãi quà, lịch… cho quán mỗi dịp tết lễ để tăng sức cạnh tranh.

Kết thúc hơn 10 ngày đi làm thợ “rang cà phê”, trong tôi là một cảm giác ớn lạnh khi nhớ lại bàn chân mang dép cáu bẩn của anh thợ đang đạp cho tơi “cà phê”, thứ hóa chất tạo bọt sền sệt được cho vào “cà phê”, chợt thấy thương cái thói quen ngày nào, tôi và mấy người bạn cũng ra vỉa hè nhâm nhi một ly cà phê sáng.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. minh hiếu

    đọc bài viết cafe hay….. nước cống mới thấy được cuộc sống lắm mưu mẹo nhưng chúng ta phải hiểu là không chỉ ở cafe mà còn ở nhiều sản phẩm khác nữa chúng ta đang bị lừa ghê ghớm hãy cùng nhau chống lại nhưng tiêu cực như vậy bằng cách không làm ăn theo hiểu đó nha. Nếu mỗi người tự ý thức thì sẽ ko có chuyện đó xảy ra.H ãy cùng nhau làm cho cuộc sống tươi đẹp….

  2. Nguyễn Duy Khai

    Tôi sinh ra và lớn lên trông vùng đất đỏ bazan tôi thấy cái cảnh những người dân nơi đây làm caphe theo đúng nghĩa là cà phê. họ vất vảnhun7 thế nào để làm nên một hương vị đặt trưng cũa cà phê, vậy mà tại đây có những người không biết thế nào là sự cực khổ của những người nông dân một nắng hai suong này họ làm nhưng vậy cuộc sống của những người nông dân ấy sẽ đi về đâu, không những no ảnh hưởng tới danh tiếng của những người làm cà phê mà ảnh hưởng tới thương hiệu việt nam, về một nước dứng thứ 2 về trữ lượng cà phê của trhe61 giới, tôi rất mong những nhà chức trách hãy lên tiêng và ngăn chặng bọn làm hàng gia nhưng thế này, vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mỗi chúng ta khi ai uống phải những sản phẩm nay.

  3. Nhoc Chuot

    bọn khốn nạn này không có lương tâm rồi … nước uống mà nó làm như là rác rưởi … đề nghị mấy chú công an bắt tụi nó lại đập cho 1 trận đi or là phạt tiền từ 500tr – 1 tỷ mới hết tức được :!: :!: :!:

  4. hoang

    Kinh dị quá!! Đề nghị phạt 10 tỷ mới thấm, không trả nổi thì đi làm lao động công ích… Thật quá đáng, coi sức khỏe con người như cỏ rác thế kia mà vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội ah?

  5. tina

    hehehehe !
    co ve duoc day ! neu ma la to, to cung lam theo cach do ! de nhanh chong thanh DAI GIA !co nha lau, xe hoi, va dac biet la khoan GAI DEP !
    hehheh

  6. Mr Gấu

    Nếu mà tớ được làm Thủ Tướng, tớ hứa sẽ không để những chuyện như này xảy ra, đặc biệt là các vấn đề an sinh xã hội. Mọi người hãy bỏ phiếu cho tớ nhé… :lol:

  7. ngoccup

    Theo số liệu của Hiệp hội Cà phê Ca-cao Việt Nam, tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam là 40’000 tấn. Theo nghiên cứu của WB về kinh tế Việt Nam, thì lượng tiêu thụ nội địa là 100’000 Tấn.

    Cả hai đều là nguồn tin đáng tin cậy. Hiệp hội thì dĩ nhiên nắm chắc sản lượng mỗi niên vụ và con số xuất khẩu – tồn lại. Còn WB thì thuê cả một công ty nghiên cứu thị trường đi tính số người uống cà phê, số ly trung bình hàng ngày, theo mùa, theo tháng, rồi cách pha bao nhiêu ly cho 1 kg cà phê… để nhân lên theo đúng phương pháp thống kê.

    Vậy tại sao có sự khác biệt ấy?

    Chỉ có một cách giải thích hợp lý rằng 60’000 Tấn chênh lệch giữa hai con số là Đậu nành và Bắp !!!

  8. hoang123

    :???: Trời ạ thứ gì mình ghiền, mình thích cũng bị đăng lên như vầy thì làm sao bi chừ. Thời buổi gì mà chán quá :sad: Hèn nào con người ta dạo này lắm người bị ung thư quá. Phải có biện pháp gì chứ Nhà nước ơi :!: :?: :!: :?:

Tin đã đăng

Tin mới nhất

87