Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và bệnh tiểu đường

Cà phê là đồ uống quen thuộc được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cà phê có mối liên hệ thế nào với bệnh tiểu đường?

Các nhà nghiên cứu ĐH Harokopio (Hy Lạp) đã công bố một nghiên cứu tiếp theo kéo dài 10 năm nhằm xem xét mối liên hệ giữa việc uống cà phê và bệnh tiểu đường. Nghiên cứu theo dõi 1.514 nam giới từ 18 đến 87 tuổi và 1.528 phụ nữ từ 18 đến 89 tuổi không mắc bệnh tiểu đường khi họ đăng ký tham gia.

ca phe va tieu duong
Cà phê cung cấp các lợi ích chống oxy hóa và chống viêm, có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường

‏Họ chia thành 3 nhóm: kiêng cà phê, uống ít hơn 250ml và nhiều hơn 250ml mỗi ngày. Trong 10 năm theo dõi, 191 người tham gia được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các tác giả nghiên cứu nhận thấy nhóm uống thường xuyên trên 250ml có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 54% so với nhóm không uống cà phê. ‏

‏Efi Koloverou, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, tác giả chính của nghiên cứu tin rằng tác dụng của cà phê không chỉ nằm ở caffeine mà còn ở các chất chống viêm. Cà phê được chứng minh có tác dụng chống viêm trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer, Parkinson, tiểu đường loại 2, bệnh gút, bệnh tim và một số bệnh ung thư. ‏

‏Lợi ích chống viêm của cà phê bắt nguồn từ hơn 1.000 hợp chất hoạt tính sinh học có trong loại đồ uống này. Chuyên gia Efi Koloverou kết luận những người không có tiền sử bệnh tim mạch sẽ được hưởng lợi từ việc uống cà phê hàng ngày. ‏

‏Tuy nhiên lợi ích chống viêm, chống tiểu đường chỉ có ở cà phê đen không có chất tạo ngọt như đường, sữa, kem. Các chất tạo ngọt chứa đường, hoá chất và chất béo bão hoà sẽ gây viêm cũng như tăng đường huyết, không tốt cho người mắc tiểu đường.‏

‏Đặc tính chống oxy hoá và giảm viêm của cà phê cũng được chứng minh là yếu tố giúp loại đồ uống này làm giảm nguy cơ tiểu đường trong một nghiên cứu trên 150.000 người mới công bố tháng 5/2023. ‏

‏”Mặc dù béo phì và ít vận động là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng các nghiên cứu cho thấy stress oxy hóa có thể góp phần vào cơ chế sinh bệnh bằng cách tăng sức đề kháng insulin hoặc làm suy giảm bài tiết insulin. Cà phê có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học chống viêm và chất chống oxy hoá, ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường”, Tiến sĩ Ambrish Mithal, Trưởng Khoa Nội tiết và Tiểu đường bệnh viện Max Healthcare (Ấn Độ) cho biết.‏

‏Nghiên cứu cho biết uống thêm 1 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường 4-6%. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên uống quá 2 tách cà phê, nạp nhiều hơn 400mg caffeine mỗi ngày. Việc bổ sung chất làm ngọt nhân tạo và kem có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở người mắc tiểu đường.‏

‏Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể giảm đến 50% nhờ vào việc giảm cân trong khi caffeine được biết với công dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy chất béo và hạn chế cảm giác thèm ăn. 100mg caffeine tiêu thụ hằng ngày tương đương với mức tiêu hao năng lượng tới khoảng 100 calo 1 ngày.‏

‏Tiến sĩ Ambrish Mithal vẫn cảnh báo mọi người không nên uống quá nhiều phê có thể làm tăng nhịp tim, gây lo lắng, bồn chồn, run tay, mất ngủ và đau đầu. “Với những bệnh nhân tiểu đường, tôi luôn nói rằng đường huyết sẽ không giảm đáng kể chỉ vì trà hay cà phê mà còn cần điều chỉnh nghiêm túc trong lối số. Điều đó nghĩa là bạn cần hoạt động thể chất vừa phải, ngủ đủ giấc, kiểm soát cân nặng và kỷ luật trong sinh hoạt”, Tiến sĩ Mithal nói thêm.

>> Mẹo uống cà phê sáng giúp kiểm soát đường huyết

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

79