Cà phê arabica tháng 7 giao dịch hôm thứ Tư đóng cửa tăng 11,85 cent/pound và cà phê Robusta tháng 7 đóng cửa tăng chưa từng có trong lịch sử giao dịch ngành cà phê 218$ nằm ở mức 4195$/tấn.
Tuy cà phê Arabica chỉ nằm ở mức cao nhất trong 2 năm, nhưng giá loại Robusta đã tăng lên ở mức cao nhất trong mọi thời kỳ, bỏ khá xa mốc cao lịch sử đã lập vào năm 1994 khi Brazil bị sương giá tàn phá 50% sản lượng.
Mọi nguyên nhân tăng giá đều được mô tả ngắn gọn qua một câu là do lo ngại về vụ mùa và tình hình cây trồng ở Brazil và Việt Nam.
Dự trữ cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên thị trường New York được cho là đã giảm 1.064 bao vào ngày hôm qua, ghi nhận lượng tồn kho này ở mức 623.481 bao.
Đà cà phê tăng mạnh đến độ thị trường này phớt lờ luôn cả sự sụt giá khá mạnh của đồng Real Brazil và có vẻ như Nông dân Brazil đã không bán cà phê ra như mỗi khi đồng real của họ sụt giảm, thực vậy đồng Real đã bắt đầu sụt từ ngày 11/4 đến mức 5,1 real ăn 1USD, và đến ngày 16/4 còn sụt thêm tới gần 5,3 real đổi được 1USD. Đồng Real có đôi chút tăng cải thiện so với đô la vào hôm qua hiện nằm ở mức 5,23 real, tuy nhiên thị trường dường như đã không còn lưu ý đến yếu tố này .
Bên cạnh những lý do đã được nêu trong nhiều bản tin vừa qua, khi cho rằng giá cà phê tăng do tình hình thời tiết hạn hán, ít mưa, không có nước tưới ở Việt nam và Brazil, còn có một nguyên nhân khác mang tính âm thầm hơn, đó là sự tiêu thụ toàn cầu cũng tăng lên. Tổng số khẩu phần cà phê có mức tăng trưởng 5% so với năm trước trên toàn cầu.
Theo dữ liệu Dịch vụ Thực phẩm Thương mại CREST của Công ty Circana, một công ty có trụ sở tại Chicago, Illinois, hoạt động tại hơn 20 quốc gia với đội ngũ nhân viên hơn 10.000 người.
Xu hướng tăng trưởng này được quan sát thấy ở 11 trong số 12 quốc gia được theo dõi, trong đó Trung Quốc nổi lên là nước dẫn đầu, có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cà phê cao nhất.
Dưới đây là phần thông tin văn hóa/sức khỏe về cà phê
Theo một nghiên cứu của những nhà khoa học Đan mạch về Cà phê Việt nam, họ đi đến một số kết luận ngắn rằng:
Cà phê: loại Cây trồng rủi ro
Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Cà phê là cây trồng lâu năm và việc sản xuất diễn ra chủ yếu ở vùng Tây Nguyên trên các trang trại nhỏ do gia đình quản lý.
Cây cà phê có tuổi thọ hơn 50 năm, việc chặt cây để làm đất thích hợp cho các hình thức sản xuất nông nghiệp khác là một công việc tốn kém và tốn nhiều công sức. Chuyển đổi là tốn kém. Điều này có nghĩa là khi giá cà phê thấp, nông dân không thể từ bỏ sản xuất cà phê một cách dễ dàng để chuyển sang các loại cây trồng khác.
Khi không thể nhanh chóng điều chỉnh diện tích cây cà phê, người nông dân dễ bị tổn thương khi giá cả hàng hóa quốc tế biến động lớn.
Kinh Vu (giacaphe.com)
Năm nay giá đẩy lên cao, nhưng dân không được hưởng lợi nhuận là mấy. Nếu ổn định được một thời gian dân đỡ khổ. Mấy năm rồi dân làm cà fê đâu có dư. Chán nản đã bỏ đi trồng những loại cây có giá trị cao hơn cà fê…
đã
Chỉ cần Chính phủ bơm vào nông dân trồng cà phê vay ưu đãi ! Chỉ 3 năm sau tin chắc xk tốp đầu