Bất cập và yếu kém trong tạm trữ và xuất khẩu cà phê

Việc kinh doanh xuất khẩu cà phê hiện nay là một bài toán cần có lời giải cụ thể ở trình độ và khả năng đọc thị trường tương lai của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Qua việc bị thua lỗ liên miên cùng với bị phá sản rất nhiều mà chủ yếu là do yếu kém và bị ép quá nhiều…

Xuất khẩu và tạm trữ cà phê ở ta còn nhiều bất cập
Xuất khẩu và tạm trữ cà phê ở ta còn nhiều bất cập

Tôi xin được có vài ý kiến về chính sách thu mua tạm trữ của nhà nước đối với nông sản cà phê.

– Xét trên góc độ tạm thời ở thời điểm NN quyết định thu mua cà phê: có vẻ khả quan, vì lượng cầu tăng tất nhiên sẽ kéo theo giá tăng trên từng đơn vị sản phẩm…nhưng cũng có thể làm lợi cho các nước xuất khẩu cà phê khác. Còn đối với người nông dân trực tiếp sản xuất sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tiêu thụ cà phê làm ra với giá cả hợp lý hơn.

– Xét trên góc độ Doanh nghiệp Tư nhân : các DN này có thể nói là rất thuận lợi trong việc tát nước theo mưa. Khi chính sách chuẩn bị kích hoạt chắc chắn giá của nông sản còn rẻ hơn khi được kích hoạt. DNTN có thể thu gom cà phê trước đó với giá rẻ nhưng lại bán ra khi chính sách tạm trữ bắt đầu thực hiện (Nông dân nắm bắt thông tin chậm thua DN, tất nhiên sẽ thiệt). Còn nếu được giao chỉ tiêu thu mua và cho vay vốn tạm trữ…

– Xét trên góc độ Doanh nghiệp CP hoặc DNNN được giao chỉ tiêu thu mua và cho vay vốn tạm trữ : Đây là cơ hội quá béo bở để thu gom và phân phối lại SP (chỉ khác ở mục đích..).

Ví dụ: Trong kho của các DNNN đã có 1.000 tấn cà phê trước khi chính sách tạm trữ được kích hoạt. Các DNNN này có thể bán cà phê cho DNTN hay các tổ chức KD cafe khác. Họ chờ đến khi chính sách bơm vốn tạm trữ thì mua lại, họ có thể mua lại chính số cà phê mà họ đã bán ra trước đó với giá cao hơn (tùy trình…) Đối với họ thì cứ mua tạm trữ cho đủ chỉ tiêu còn đầu ra tính sau…(chết ai, khi đó là vốn của mẹ nó cho nó mượn?).

– Xét trên góc độ kinh doanh : như một quả bóng chứa đựng rủi ro, chính sách tạm trữ chỉ có thể giải quyết được trước mắt. Chỉ trong thời gian rất ngắn, rủi ro được đẩy từ đối tượng này sang đối tượng khác. Người dân bán cà phê khi giá cả tốt, tất nhiên sẽ có người mua cà phê đó và cứ như vậy lập đi lập lại. Đến một lúc không thể tiếp tục được nữa thì ắt phải có đối tượng thiệt mạng khi quả bóng rơi vào chân đối tượng nào lúc đó.

– Khi cung và cầu gặp nhau ắt sẽ phát sinh trao đổi và khi giá cả đã gặp nhau thì cung và cầu sẽ cân bằng.

Đơn giản như thế này

Khi số cafe được chủ trương thu mua tạm trữ không có gì khác hơn là do một đơn vị cụ thể nào đó tạm trữ. Có nghĩa là trong phạm vi của một đất nước số cafe đó vẫn tồn tại mà không hề mất đi, mà có thể chuyển dịch được thời gian cung cà phê, vậy tất sẽ đến lúc số cà phê đó xuống giá cho đến lúc gặp cầu đích thực. (ngoại trừ tạm trữ một thời gian thì các nước sản xuất cafe khác có biến động như mất mùa, không có cafe bán, … thì mới có thể bán ra với giá cao và với lượng cà phê lớn ra khỏi nước, lúc đó mới phát huy thật sự về giá cả cà phê và chính sách tạm trữ). Hơi mơ hồ, khó hơn trúng vé số… (như một con cua được bỏ trong một cái nồi rồi đậy vung lại, con cua sẽ bò đến một điểm nào đó rồi … tắt thở).

Cách khắc phục là phải chuyên sâu về vấn đề xuất khẩu cà phê. Trình độ và khả năng đọc thị trường tương lai của các DN xuất khẩu của Việt Nam rất kém, thể hiện rõ nhất trong việc bị thua lỗ liên miên cùng với bị phá sản rất nhiều (tất nhiên trong KD có được có mất… nhưng chúng ta bị mất và bị ép quá nhiều).

Vậy việc cần giải quyết là xuất khẩu chứ không phải là tạm trữ (không phải chỉ cần đấy mạnh xuất khẩu mà còn phải giải quyết tương lai của ngành sẽ diễn biến ra sao… khi đó sẽ bớt được rủi ro).

Xem thêm:

Lê@

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. hoathuan

    Nói chung trình độ chỉ có thế thôi, khắc khoải làm gì để làm mất chất lượng sống. Nước ta rừng vàng biển bạc, tài nguyên phong phú… ( sách giáo khoa), chiến tranh đã chấm dứt 35 năm, nhìn lại 1 nước Nhật , nghèo nàn về tài nguyên, họ sau 35 năm chấm dứt chiến tranh mà nẫu ruột…

    1. Nhin khong duoc

      Hồi đi học cấp 1, mình còn nhớ bài học địa lý đầu tiên :
      -“Đất nước ta hình cong chữ S, chạy dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, rừng vàng biển bạc, ruộng đồng phì nhiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú”.
      Còn anh bạn Nhật, sau khi gánh chịu 2 quả bom nguyên tử làm tan hoang đất nước, họ đã dạy con cháu :
      -“Đất nước Nhật Bản gồm những hòn đảo nhỏ bé, nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, chung quanh là biển cả. Đất đai cằn cỗi, tài nguyên thiếu thốn, không có gì ngoài rất nhiều hỏa diệm sơn, bão tố và sóng thần luôn đe dọa. Vì thế để vươn lên trở thành một đất nước vững mạnh, xứng đáng là con cháu của Thái Dương thần nữ thì không có gì hơn là các em phải cố gắng học tập.”
      Ôi, hai bài học địa lý vỡ lòng của hai nền giáo dục !
      (Cho nên chớ trách gì con cháu khi lớn lên cứ thế mà ăn chơi xả láng vì của cải thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta là vô tận.)

  2. Nông Văn Dân

    Vấn đề anh Lê@ nêu tôi thấy phân tích rõ ràng hay quá. Vấn đề hiện nay là giải quyết việc xuất khẩu chứ không phải là tạm trữ. Theo tôi hiểu mua tạm trữ chẳng qua là giải quyết về đẩy giá tạm thời trước mắt, nhưng lượng cà phê đó vẫn nằm trong kho chứ chưa xuất khẩu ra nước ngoài. Vậy liệu nếu như đến mùa thu hoạch tới lượng cà phê đó vẫn chưa xuất được ( vì các nước trồng cà phê họ được mùa, giá không tăng) thì nhà nước cũng tiếp tục mua tạm trữ tiếp …
    Rồi chuyện gì xẩy ra sau vài năm mua tạm trữ nhỉ ?

  3. vũ phương thắm

    Tôi thấy các bác tranh luận hay quá nên vô, theo tôi thì việc mua tạm trữ chỉ là kế sách tạm thời thui, mà chẳng qua chỉ làm giàu cho mấy bác đại lý thu mua nông sản giàu vốn, còn nông dân thì hỡi ơi, khi giá lên thì cà phê đã hết tự bao giờ, bởi quyết định thu mua chỉ xảy ra khi người nông dân đã hết cà! Phải chăng chúng ta cần xem lại cách làm, mà thửu hỏi cà phê của chúng ta bán giá thấp bắt nguồn từ đâu? Chất lượng? Khó trả lời phải không các bác

  4. đình khiêm

    Lợi thế “thiên nhiên đó, sẵn của trời… cứ việc …XẢ LÁNG ” như lời bạn Nhin khong duoc đang trách con cháu chúng ta đó.
    Còn bạn Hoathuan lại tự mâu thuẫn với mình,đoạn trên bạn nói:”khăc khoải làm gì…đoạn dưới lại bảo :”Nhìn lại 1 nước Nhật…mà nẫu ruột”.
    Theo tôi thì sau khi đất nước ta rút ra đc bài học sẽ là lúc ta lớn lên như PHÙ ĐỖNG!

Tin đã đăng