Nếu nói rằng cà phê chồn chỉ có trong huyền thoại thì không ít người làm cà phê ở Tây Nguyên rất may mắn đã từng được tiếp xúc với huyền thoại đó. Chỉ khi việc săn bắt động vật hoang dã còn diễn ra và càng ngày rừng càng xa rẫy thì huyền thoại đó theo thời gian sẽ chỉ còn trong ký ức của một số người may mắn trong đó có tôi…
Kì 6 : Hồi ức – Tôi nhặt cà phê Chồn.
Sau ngay thống nhất đất nước, tôi được điều lên công tác ở Tây Nguyên. Công ty Quốc doanh Nông nghiệp Đắk Lắk được giao tiếp quản các khu đồn điền cũ của quá trình cải tạo XHCN và của nhóm tư sản bỏ chạy ra nước ngoài. Các nông trường được thành lập.
Đắk Lắk khi ấy đúng là thủ phủ của cây cà phê. Số lượng công nhân nông nghiệp sản xuất dần dần được hình thành và bổ sung, sắp xếp, tuy nhiên thiếu hụt trầm trọng nhất vẫn là công nhân để thu hái khi đến mùa cà phê chín.
Lực lượng đoàn viên thanh niên khối cơ quan và học sinh khối trung học phổ thông phải đóng cửa trường học cả tuần để tham gia cùng ngành nông nghiệp địa phương thu hái. Tôi đã biết đến cà phê Chồn từ hồi ấy.
Tôi theo chân những “ông cai” nhân công của các đồn điền cũ đi bảo vệ và kiểm tra khu vực đang được thu hái (nguyên là cai của những chủ đồn điền trước được sử dụng làm cán bộ kỹ thuật cho nông trường). Trong khu vực đồn điền, bây giờ được gọi là đội sản xuất, thường không có người lạ lai vãng, được bảo vệ nghiêm nhặt với nhiều chòi canh rất cao, quan sát được cả vùng rộng lớn nên rất vắng vẻ, hoang vu, lại nằm sát những cánh rừng chưa được khai phá, rừng nằm sát rẫy.
Các loại thú rừng hoang dã thường gặp như chồn, nhím, thỏ…rất nhiều. Thảng hoặc chúng tôi còn gặp cả cheo, mang, nai, gấu chó, gấu lợn… Đó là những lúc chúng tôi có những phút giây thoải mái bằng những màn rượt đuổi tưng bừng, những tiếng cười sảng khoái, tuy phần nhiều là chẳng được gì cả vì địa hình và cây cối quá rậm rạp.
Sau đó, tôi thường đi theo các “ông cai” để nhặt cà phê chồn. Có mùa tôi đã nhặt được đầy cả bao cát (khoảng hơn 10kg) ! Nói thật không phải ai cũng mang số cà phê này ra khỏi nông trường mà an toàn qua được các vọng gác bảo vệ nếu không nhờ vào sự cả nể của họ dành cho cán bộ tăng cường thu hái.
Qua trò chuyện với các “ông cai” và với những công nhân là đồng bào thiểu số, cùng phân tích, nhận xét, tôi mới được biết chỉ có con chồn hương mới ăn quả cà phê chín. (Thực ra còn một loài nữa cũng ăn quả cafe chín, đó là những bầy chim chào mào. Nó ăn phần thịt, nhã phần nhân đầy gốc). Mà không phải cây hay quả nào chín chồn cũng đều ăn. Nó chọn những quả chín (tất nhiên) ở những cây đã chín mọng mà (…) Vậy là phải qua hai lần chọn lựa (…), lần thứ hai mới là chồn hương. (…).
Con chồn hương là loài đi ăn đêm, thường sống đơn lẽ, tính rất cẩn thận. Sau khi vạch ra được nhiều đường đi lại an toàn từ hang ổ đến nơi có thức ăn bằng mùi mồ hôi của chính mình (xạ hương). Nó đánh dấu đường đi lại bằng nhiều lối cẩn thận rồi mới bắt đầu lựa chọn qủa để ăn. Không bao giờ nó đi về cùng một đường. Cho nên chọn đường đi xong thì trời cũng sắp sáng.
Đem được số cà phê Chồn về rồi, hôm sau tôi đưa xuống nhà của “ông cai” để nhờ vợ ông rang xay thủ công. Nhà ông này có 2 hécta cà phê vối nên ông thường tự rang xay cà phê để làm quà cho người thân, quen biết. Thế là tôi cũng bắt đầu tiếp cận việc rang xay cà phê từ đó…
Hồi đó, ở Buôn Ma Thuột số lượng quán cà phê đếm trên đầu ngón tay. Người ra quán uống cà phê còn ít. Những người ghiền cà phê thường tự pha uống ở nhà vì cho rằng cà phê ở quán uống không ngon. Tôi thường ra quán cà phê bà Thành (bây giờ là tiệm đồng hồ Nhật Vĩnh ở đường Y Jut) và quán Uất Kim Hương ở đường Hai Bà Trưng uống và nói chuyện với những người khách ghiền cà phê để so sánh những ly cà phê của Buôn Ma Thuột với cà phê của các tỉnh thành khác và với những ly cà phê chồn mà tôi uống với “ông cai”.
Cho đến bây giờ tôi không còn nhớ chính xác hương vị của những ly cà phê Chồn mà mình đã từng uống vì đã quá lâu, tuy rằng uống không phải là ít. Nhưng chính vì nó mà sau này tôi miễn cưỡng uống những ly cà phê khác của những quán khác ở Đà Nẳng, Huế mà tôi từng uống và càng không thể uống được những ly cà phê tình cờ đi cùng bạn bè vào các quán ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Chính cảm giác có được từ những ly cà phê chồn đã ức chế tôi cho đến nay. Cà phê ở đâu cũng không bằng cà phê Buôn Ma Thuột, lại càng không thể so sánh với cà phê chồn !
Cùng chuyên đề “Việt Nam đã có cà phê chồn“
- Kỳ 1: Truyền thuyết về cà phê
- Kỳ 2: Cà phê, một thức uống quý tộc
- Kỳ 3: Cây cà phê với các vùng thuộc địa Châu Á
- Kỳ 4: Cây cà phê ở Việt Nam
- Kỳ 5: Các giống cà phê chính
Kì tới: Cà phê chồn, một món quà quý hiếm.
Nguyễn Vịnh
Cư Kuin, Đăk Lăk
Nghe bác kể truyền thuyết về cà phê chồn thật là hấp dẫn và thật là khó khi bây giờ ko còn nhiều chồn như thời của bác. Hiếm khi còn gặp chồn hoang dã, bây giờ toàn là chồn nuôi ko ah. Khó có một ly cà phê chất lượng như của bác.
Ước gì mình có được một ly cà phê chồn đúng nghĩa, thật là tuyệt!
Trước đây cà phê chim do từng bầy chim chào mào về ăn rồi nhã hạt đầy gốc vào mùa quả chín rất nhiều. Từ nhỏ tôi thường đi vào lô cà phê nông trường xin mấy chú bảo vệ nhặt về phơi, hết mùa cà cũng được vài kí để mẹ rang cho cả nhà uống, ngon và rất đậm đà. Về sau chim ít về ăn quả mà lô cà nông trường giao cho bà con liên kết nên không được vào nhặt nữa.
Mẹ tôi vẫn rang cà cho cả nhà uống nhưng hình như không còn ngon như trước đây uống cà chim. Vậy mà bác lại uống được nhiều cà chồn thế chắc hẳn là ngon lắm nhỉ. Ước gì có được cốc cà chồn để uống nhỉ! Bà con biết có quán nào bán không? Quán Trung Nguyên mấy năm trước nghe có bán mà giờ cũng không còn nữa. Còn mua về, eo ôi, đắc quá! đành nhịn thèm thôi bà con.
Đi học ở thành phố nhớ nhà lắm, mà nhớ nhất là những cốc cà phê của mẹ rang. Cà phê thành phố nhạt và trong như nước đậu ván mẹ thường rang vào mùa hè để giải nhiệt nhưng không thơm bằng.
Đâu phải cafe ở Hồ Chí Minh chỗ nào cũng giống nhau đâu. Hồi xưa tôi cũng cứ tưởng cafe ở Sài Gòn chỉ tòan là Cafe loãng, một ly đầy tòan nước và đá. Loãng ơi là loãng ! Chẳng có vị đậm đà của Cafe gì hết. Tới nỗi lúc vào nhà chú, tôi pha cafe cho chú, chú tôi uống rồi cười bảo: “Dân Đak Lak mà keo kiệt, pha cafe gì mà nhạt quá”. Nhưng được bạn bè dẫn đi thấy nhiều quán pha cũng được, tuy đúng là ko bằng cafe Ban Mê.
Ko phải là cà phê pha nhạt, mà tại là cà phê tổng hợp nên bạn ko biết, cứ pha như ở Dak Lak làm sao uống đc. Bây giờ thì đỡ nhiều rồi, do dân Dak Lak xuống mở quán bán cà phê nhiều lắm.
Hiện nay tôi đang lên kế hoạch làm cà phê chồn. Tuy nhiên điều khó khăn mà tôi gặp phải là kỹ thuật nuôi chồn và nơi để tiêu thụ sản phẩm thô chưa qua chế biến . Hiện nay thị trường cà phê chồn đã có công ty tạo thương hiệu và xuất khẩu ra nước ngoài ? Anh chị trong ngành có ai biết không chia sẻ giùm tôi nhé!
cảm ơn các anh chị.
Người ta nuôi khắp cả nước rồi giờ mới lên kế hoạch.
Nhưng ko sao đâu, cứ nuôi đi rồi bán cho Trung nguyên, giá 3.000USD/kg cũng được đấy
Vào thập niên 80 của TK trước Anh Vịnh còn nhớ ở NT 19/8 Di Linh có hai lô cà phê nằm hai bên đường 1 mít, 1 vối. Hồi đó năm 80 xuất ngũ về vào Lâm Đồng chẳng nghề nghiệp, ra Di Linh cuốc cỏ thuê cho Nông trường 19/8. Lúc đó rừng còn rất nhiều, thú rừng còn nhiều lắm nhất là chồn. Lúc ra Di Linh làm Bác tôi nói (Bác tôi vào Lâm Đồng năm 61, làm culi cho mấy đồn điền của Pháp vừa hoạt động CM) ra làm ngoài đó nhớ lượm cafê cứt chồn về tao rang uống cho biết cafê cứt chồn. Cà phê NT hồi đó công nhân hái ẩu lắm còn sót trên cây rất nhiều. Hồi đó tôi chưa biết nên nghĩ mà ghê, ai lại đi uống cứt chồn song vẫn cứ lượm về cho bác, lúc cầm ly cà phê uống vẫn chưa hết cảm giác ghê ghê sau vài lần uống đâm ghiền.
Vậy mà bây giờ đọc những bài viết của anh vẫn có những người cho là cafê chồn ko có thật. Bây giờ muốn thưởng thức lại nhưng giá cao quá những 3.000usd/kg=60.000.000VND, hết dám.
Tôi đang lên kế hoạch đưa sản phẩm cà phê chồn VN lên một đẳng cấp mới, thị trường tiêu thụ ở Châu Âu. Hiện nay tôi đang khan hiếm việc tìm kiếm cà phê chồn hoang dã đúng gốc, đúng nghĩa của nó. Tôi không cần lượng nhưng tôi cần chất.
Nếu còn một ai có kinh nghiệm đi nhặt phân cà phê chồn hoang, liên lạc với tôi để hợp tác: vyyenh@gmail.com
Cà phê Chồn thiên nhiên thì e rằng quá khó để tìm kiếm bạn à, ít quá thì cũng khó đưa vào kinh doanh được. Cà phê Chồn nuôi thực sự thì có đấy.