Nếu Châu Âu là nơi đầu tiên phát triển cà phê trở thành một thức uống rộng rãi thì Châu Á mới là nơi đầu tiên trồng những cây cà phê ngoài bản địa. Chính các thương nhân Hà Lan đã buôn hạt cà phê từ đế quốc Thổ về Châu Âu và cũng chính thực dân Hà Lan đẫ đưa cây cà phê đi trồng trên khắp các thuộc địa của mình ở xứ Đông Ấn.
Kỳ 3 : Cây cà phê với các vùng thuộc địa Châu Á.
> Kỳ 1: Truyền thuyết về cà phê
> Kỳ 2: Cà phê, một thức uống quý tộc.
Trước khi biết đến chuyện cây cà phê đã đến với người Việt Nam từ lúc nào. Xin hãy nhìn ra chung quanh với những điều lý thú làm ngạc nhiên nhiều người.
Cây cà phê đang phát triển tốt trên vùng đất mới
Điều lý thú đầu tiên làm ngạc nhiên cho nhiều người là Châu Á mới chính là nơi tiếp nhận cây cà phê đầu tiên ngoài quê hương bản địa Châu Phi. Nếu các thương nhân Hà Lan đầu tiên buôn hạt cà phê về Châu Âu làm thức uống thì thực dân Hà Lan là người đầu tiên đã cho trồng cây cà phê trên các vùng đất thuộc địa của mình ở xứ Đông Ấn. Khoảng đầu nửa sau thế kỷ XVII cây cà phê ngoài quê hương mới được trồng đầu tiên ở đảo Tích Lan và sau đó đến cuối thế kỷ XVII được trồng ở quần đảo Indonésia.
Và điều lý thú hơn nữa nếu biết thêm được rằng cây cà phê đầu tiên nảy mầm trên đất Châu Âu, là trong các vườn nghiên cứu sinh vật ở thủ đô Am-xtéc-đam của Hà Lan, là phải sang đầu thế kỷ XVIII.
Tất nhiên, trên quê hương mới, cây cà phê chưa phát triển được bao nhiêu vì chỉ là thời kỳ buổi đầu thì thực dân Hà Lan đã suy yếu. Lúc này những đoàn thuyền buồm lừng danh khắp đại dương trước đây của người Hà Lan đã phải nhường chỗ cho những đoàn thuyền chạy bằng máy hơi nước mạnh mẽ hơn của thực dân Anh và Pháp.
Cũng trong thời gian này, khi mom men đến Việt Nam để bảo hộ cho các nhà truyền giáo người Hà Lan ở phố Hiến và tìm kiếm thuộc địa mới, dựa theo lời mời của Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài trợ giúp để chống lại Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, hải đội hùng mạnh của thực dân Hà Lan đã bị chiến thuyền của Chúa Hiền-Nguyễn Phúc Tần đánh cho tan tác trên cửa biển Eo (cửa Thuận An -1643). Đây là một chiến công oanh liệt, rất đổi tự hào của dân tộc Việt Nam thời trung đại. Và vì thế, đạo Công giáo ở Việt Nam vào thời kỳ sơ khai còn được gọi là đạo Hà Lan, hay Hòa Lan và vùng đất của người Công giáo sinh sống cũng được đặt tên là Hà Lan.
Phải nói một cách công bằng là cây cà phê đã theo các đoàn giáo sĩ Châu Âu đi truyền đạo khắp nơi trên thế giới. Nhưng tiếp liền theo sau các giáo sĩ đi truyền đạo là thực dân phương Tây sang xâm chiếm các vùng thuộc địa màu mở ở Châu Á và Châu Mỹ La-tinh. Theo sự phân chia có tính mặc nhiên của Giáo hoàng Công giáo ở Rôma thì hành tinh này có hai hướng truyền giáo. Hướng đông đi qua xứ Đông Ấn và Trung Hoa là đoàn giáo sĩ người Bồ Đào Nha của dòng Tên. Hướng tây sang Mỹ La-tinh là các đoàn giáo sĩ người Tây Ban Nha thuộc dòng Đa Minh. Nhưng đi quá nửa vòng trái đất vô hình chung họ đã gặp nhau ở vùng Đông Nam Á. Tại đây họ gặp các giáo sĩ người Hà Lan từ trước và thêm các giáo sĩ dòng Thừa Sai người Ý mới đến. Vì sự tranh giành cực đoan về vùng truyền giáo ở Đông Nam Á mà Tòa Thánh La Mã đã buộc người Bồ và người Ý phải rút về để nhường cho dòng Thừa Sai người Pháp thay thế.
Do sự xâm lược của thực dân và chính sách khai thác thuộc địa đã biến nhiều vùng đất màu mở trên thế giới trở thành những đồn điền trồng các loại cây công nghiệp mới như cà phê, ca cao, cao su…Ở vùng Đông Nam Á có thể kể các nước có diện tích trồng cà phê khá nhiều như Indonésia, Ấn Độ, Việt Nam. Còn ở Lào, Cam-Bốt, Đông Ti-mo, Miến Điện, Mã Lai, Phi Luật Tân, Tích Lan cũng có sự xuất hiện của một số đồn điền cà phê nhưng diện tích chưa đáng kể.
Có kết quả khả quan như thế phải kể đến sự vận động của các giáo sĩ đạo Công giáo trong việc xây dựng đời sống vật chất cho giáo dân của mình trong các khu vực đồn điền không chỉ ở các nước vùng Đông Nam Á mà ở khắp các vùng thuộc địa trên thế giới nói chung.
Nhờ sự phát triển diện tích khắp nơi trên thế giới mà cà phê không còn là một thứ quý hiếm nữa. Và cũng từ đây những tầng lớp thấp trong xã hội mới biết đến thứ nước uống có tên là cà phê. Cà phê đã trở thành một thức uống rộng rãi của công chúng.
Châu Á, nhất là vùng Đông Nam Á vì thế, cũng có thể tự hào là một điểm nhấn trên bản đồ phân bổ cây cà phê của thế giới.
Còn ở Việt Nam phải đợi đến những năm cuối cùng của thế kỷ XIX cây cà phê mới xuất hiện.
Kỳ 4 : Cây cà phê ở Việt Nam.
Nguyễn Vịnh
Cư Kuin, Đak Lak
Mình có người bạn ở Hà Lan, Krông Buk học cùng lớp. Điều làm mình ngạc nhiên là ở vùng miền núi ấy lại có 1 địa danh rất “tây” như vậy. Thì ra…
Cám ơn tác giả loạt bài viết này đã cho mình biết thêm nhiều điều thú vị về lịch sử, văn hóa!
Có nghe các cụ kể lại cây cafe được các cha cố người Pháp đem qua trồng ở Ninh bình và ở Kẻ Bàng, Quảng Bình. Không biết về sau ra sao, có ai biết không ?
Tôi cũng có nghe kể. Hình như chỉ có trồng vài chục cây cà mít để làm cảnh là chính. Quả chín đầy cây mà chẳng có ai hái. Sau cũng chặt bỏ.
Chào mọi người, Chào anh Thịnh
Mình muốn mua 1 ít cà phê chồn để biếu, ai có thể cho biết địa chỉ mua được không?
hàng đúng, không bị pha trộn.
Xin hãy cho mình xin địa chỉ bán uy tín
cám ơn
Chào chị
Y5Cafe hiện đang cung cấp dòng cà phê chồn cao cấp. Cà phê chồn của Y5Cafe được sử dụng nguyên liệu là cà phê chồn tự nhiên. Hiện nay trên thị trường rất nhiều sản phẩm cà phê chồn được sử dụng nguyên liệu là cà phê ủ men sinh học để tạo hương chồn.
Y5Cafe hy vọng rằng mọi người được thưởng thức một ly cà phê chồn đúng nghĩa để có thể cảm nhận hết sự kết hợp tài tình của thiên nhiên.
Hiện Y5Cafe có 3 dòng sản phẩm chính:
– Cà phê chồn Robusta. Loại này phù hợp với khách hàng là người Châu Á
– Cà phê chồn Mix giữa Arabica và Robusta. Loại này phù hợp với khách hàng là người Châu Á.
– Cà Phê chồn Arabica ( Cầu Đất). Loại này phù hợp với khách hàng là người sành uống hoặc người Châu Âu.
Chị có thể liên hệ: Hương để biết thêm chi tiết.
Mobi: 0945 745 536
Thanks Chị.
Nguyên Hương