Tin buồn

Tổng hợp thị trường cà phê tuần 6 (08/02/2021 – 13/02/2021)

Mặc dù thị trường tiên toán sẽ có lực bán ra khá mạnh từ Việt Nam do nhu cầu tài chính cho kỳ mừng lễ Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu và từ Brasil do đồng Reais suy yếu trở lại. Nhưng cả hai thị trường cà phê phái sinh thế giới vẫn còn sự hỗ trợ từ việc đáo hạn hợp đồng quyền chọn của kỳ hạn tháng 3 sắp cận kề.

Tính chung cả tuần 6, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 2 USD, tức tăng 0,15 %, lên 1.342 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 8 USD, tức tăng 0,59 %, lên 1.367 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Biểu đồ giá cà phê Robusta London T5/2021 tuần 5 (từ 08/02/2021 – 13/02/2021)

Trái lại, thị trường New York có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 3 giảm tất cả 3,35 cent, tức giảm 2,69 %, xuống 121,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 3,6 cent, tức giảm 2,84 %, còn 123,05 cent/lb, các mức giảm khá đáng kể. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình. 

Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên tăng nhẹ 0 – 100 đồng, lên dao động trong khung 31.600 – 32.100 đồng/kg.

Giá cà phê kỳ hạn biến động theo xu hướng trái chiều khi các giới đầu cơ đã quá mua trên sàn New York và quá bán trên sàn London cần phải điều chỉnh cân đối vị thế trước đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 3.

Giá cà phê Arabica vẫn còn tiêu cực do Cecafé Brasil báo cáo kết quả xuất khẩu tháng 1/2021, đã góp phần nâng kết quả xuất khẩu trong 7 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 lên tổng cộng 25,36 triệu bao cà phê nhân, tăng 23,59% so với cùng kỳ niên vụ trước. Trong khi đó, giá cà phê Robusta cũng còn trì trệ do thị trường tiên đoán sẽ có lực bán ra khá mạnh từ Việt Nam khi nhà nông cần có tiền mặt để chi tiêu cho kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán năm Tân Sửu.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng 1/2021 đạt 160.615 tấn, tương đương 2.676.917 bao, tăng 10,69 % so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sự gia tăng xuất khẩu trong tháng 1/2021 không gây ngạc nhiên cho thị trường do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày của các năm trước thường rơi vào tháng Giêng hơn là vào tháng Hai dương lịch như năm nay.

Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ ​​thị trường cà phê Arabica ở New York cho thấy, tính đến thứ Ba ngày 02/02, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã tăng vị thế mua ròng thêm 3,27% lên đăng ký mua ròng ở 22.827 lô, tương đương với 6.471.353 bao. Vị thế mua ròng này rất có thể đã tăng nhẹ thêm sau giai đoạn thương mại hỗn hợp nhưng có phần tích cực hơn kể từ sau đó.

Báo cáo CFTC mới nhất từ thị trường cà phê Robusta tại London cho thấy, tính đến cùng kỳ báo cáo, đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã tăng vị thế bán ròng thêm 20,64%, lên đăng ký bán ròng ở 17.613 lô, tương đương với 2.935.500 bao. Vị thế bán ròng này rất có thể vẫn được ổn định sau giai đoạn thương mại chủ yếu là đi ngang kể từ sau đó.

Tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 08/02 đã tăng thêm 820 tấn, tức tăng 0,58 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở 143.370 tấn (tương đương 2.389.500 bao, bao 60 kg).

>> Xem diễn biến của tuần trước (tuần 5)

Anh Văn (Giacaphe.com)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

73