Vụ vỡ nợ mới nhất liên quan đến ký gửi cà phê xảy ra ngày 1 và 2.4 tại Đắk Lắk cho thấy, hoạt động ký gửi cà phê đã biến tướng thành những kiểu huy động vốn rất phức tạp và kinh doanh cà phê ảo.
Xem thêm: Vì sao nông dân phải gửi cà phê cho đại lý?
Nhiều nạn nhân đã giao tiền mặt cho đại lý để quy đổi thành cà phê ký gửi với tham vọng vừa hưởng lãi suất cao, vừa kiếm chênh lệch khi cà phê lên giá. Thực chất, lợi nhuận “hai trong một” là miếng mồi do các đại lý giăng ra để huy động vốn rồi… xù nợ.
Từ 30.3, nhiều người dân ở xã Ea Đar, huyện Ea Kar phát hiện trụ sở Cty TNHH một thành viên An Tiến (cũng là nhà của ông Nguyễn Duy Nhâm – giám đốc công ty này) trống không. Vậy là trong ngày 1 và 2.4, hơn 50 người kéo đến UBND xã trình báo vụ việc, nhờ chính quyền can thiệp.
Thống kê chưa đầy đủ từ các giấy biên nhận, Cty An Tiến đã nhận ký gửi 160 tấn cà phê của người dân, trị giá gần 4 tỉ đồng. Đây là vụ vỡ nợ thứ ba ở Đắk Lắk kể từ đầu năm 2010 đến nay. Trước đó là các vụ đổ bể ở đại lý cà phê Tám Loan (xã Bình Thuận, Thị xã Buôn Hồ) những ngày áp Tết Canh Dần và đại lý cà phê Kim Hoa (xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc) vào ngày 9.3.
Ngoài việc nhận ký gửi hàng trăm tấn cà phê, các đại lý này còn huy động vốn từ vài trăm triệu đến hàng chục tỉ đồng với lãi suất có khi lên tới 2,5%/tháng. Khi nông dân đến chốt giá cà phê hoặc rút vốn thì chủ đại lý tuyên bố không (hoặc chưa) có khả năng trả nợ, nhưng trước đó họ đã chủ động tẩu tán tài sản…
Như vậy, hoạt động của các đại lý cà phê thực chất là huy động vốn. Một chủ đại lý cà phê ở thị trấn Phước An (huyện Krông Pắc) cho biết, sau khi nhận ký gửi cà phê của nông dân, họ bán ngay để lấy vốn đầu tư vào việc khác. Cũng có khi họ đem cà phê và tiền mặt huy động được ký gửi cho một đại lý khác có lãi suất cao hơn.
“Nói chung là chẳng ai thừa tiền xây kho để người khác gửi cà phê, lấy lãi, rồi chờ giá cao mới đến chốt bán. Chúng tôi phải dùng cà phê và tiền gửi của họ làm việc khác có khả năng sinh lãi, như thế mới gọi là đôi bên cùng có lợi” – chủ đại lý này nói. Do vậy, nếu hoạt động kinh doanh của đại lý thất bại, hoặc đại lý cấp trên vỡ nợ thì đương nhiên nông dân sẽ mất cả cà phê lẫn tiền gửi.
Điều hiếm thấy trong vụ vỡ nợ ở Cty TNHH một thành viên An Tiến là nhiều nạn nhân không có hạt cà phê nào, mà dùng tiền mặt quy đổi thành cà phê ký gửi, chờ giá cao mới chốt bán. Tham vọng “hai trong một” của những người kinh doanh cà phê ảo này là vừa hưởng lãi suất cao, vừa kiếm chênh lệch khi cà phê lên giá.
Tuy nhiên, rất ít đại lý kinh doanh tài giỏi tới mức trả được lãi cao cho người ký gửi mà vẫn không bị thiệt, đây chính là nguyên nhân dẫn tới vỡ nợ. Đó là chưa kể nhiều đại lý lừa đảo, khi “gom” đủ là tuyên bố vỡ nợ để chiếm đoạt tài sản.
Toi that xot xa khi doc nhung trang tin noi ve nhung nguoi nong dan bi cac dai ly “Tuyen bo vo no” Du la dai ly do vo no “that” hay “lua dao” cung la hinh thuc lam an hoan toan khong dung voi tai san ma nguoi dan gui vao cho dai ly .Vi sao: Vi khi nguoi dan gui caphe vao cho mot Dai ly caphe nao do muc dich la nho dai ly do giu gium so luong ca phe ay va dong thoi sau nay cung chi ban cho dai ly ma duoc nguoi dan gui vao .Neu xet dai ly ca phe “tuyen bo vo no” la su that trong truong hop co an trom 100% dot nhap vao dai ly ay lay cap tat ca so luong ca phe ma nguoi dan gui vao.Con ngoai ra theo toi la cac dai ly tuyen bo vo no la nhung nguoi lua dao .Theo toi thi cac bac nong dan nen dau tu cho minh mot cai kho that la chac va nhung chia khoa that tot thi tot hon!
cac dai ly co chu dinh tu truoc tai san deu chuyen nhuong cho con cai het mong sao nha nuoc vao cuoc cho nhan dan do kho?
ba con nong dan rut kinh nghiem khong nen ky goi cafe cho cac dai ly nua.
gia đình tôi là một trong nhưng nạn nhân của vụ việc trên. hầu hết người dân ở quê tôi khi thu hoạch cafe xong đều gửi vào đại lý rồi mỗi khi gia đình cần tiền lại tới đại lý bán môt số cafe nhất đinh mang tiên về chi tiêu trong gia đình,hay gửi tiền lên thành phố cho con ăn học.cứ như vậy trong suốt một năm. bây giờ các đại lý tuyên bố vỡ nợ một số gia đình không biết lấy đâu ra tiền mua lương thực sống qua ngày chứ đừng nới tiếp tục đầu tư cho cây cafe hay gửi tiền cho con ăn học. càng nói càng đau lòng.rất mong các ngành chức năng sớm có biện pháp giải quyết.