Lối thoát nào cho cây cà phê?

Giữa tháng 3 vừa rồi, tại Đà Lạt, IFC (Tổ chức Tài chính quốc tế tại Việt Nam – thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới) và Công ty Thương phẩm Atlantic Việt Nam đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thành lập một trung tâm đào tạo nông dân Việt Nam trong canh tác cây cà phê.

Trước đó, theo đề nghị của Hiệp hội Cà phê ca cao và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam thì trong thời gian gần nhất, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để thu mua tạm trữ cà phê nhằm tránh thiệt hại cho người sản xuất.

Theo IFC, từ trung tâm này, nông dân Việt Nam sau đào tạo sẽ sản xuất ra được sản phẩm cà phê đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn Utz, Rainforest, 4C… Trung tâm sẽ được thành lập trong tương lai gần này nằm trong gói thầu hợp tác đầu tư và tư vấn giữa IFC và Tập đoàn ECOM (trụ sở chính đóng tại Thụy Sỹ) nhằm thành lập một số trung tâm đào tạo nông dân canh tác nông nghiệp ở các nước đang phát triển; trong đó có khoản vay 55 triệu USD cho 6 quốc gia (có Việt Nam) đã được cam kết vào hồi tháng 6.2008. ECOM là một trong 5 hãng thu mua cà phê, bông vải và ca cao lớn nhất thế giới hiện nay.

Việc thành lập một trung tâm như trên có thể được xem là một trong những giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới nhưng đó chưa phải là giải pháp tích cực nhất nhằm làm chuyển biến ý thức của người nông dân trong canh tác cà phê. Mới đây, nội dung kiến nghị của Hiệp hội Cà phê ca cao và Tổng Công ty Cà phê VN trình lên Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp (vay vốn với lãi suất 0%) để mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê trong dân được xem là một trong những giải pháp tuy tạm thời nhưng rất tích cực.

Theo tính toán của nhà vườn, giá cà phê phải được thu mua ở mức 25.000 đồng trở lên thì may ra người trồng cà phê mới có lời và cũng may ra mới khuyến khích được nông dân. Trong khi đó, theo các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, giá cà phê trong vài tháng gần đây trên thị trường thế giới đang đi xuống một cách khó hiểu nên việc mua tạm trữ theo chương trình hỗ trợ vốn vay cũng là điều khó đoán định được trong kinh doanh. Bài học họ rút ra trong những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ trước hiện vẫn còn tươi rói: Cà phê nhân đang nằm ở giá trên 10.000 đồng/kg bỗng tăng vùn vụt lên 40.000 đồng và trên 40.000 đồng/kg.

Rồi, chỉ trong một thời gian không dài sau đó bỗng tụt dốc xuống còn dưới 10.000 đồng/kg. Hai năm gần đây, giá cà phê nhích dần lên trên 20.000 đồng, rồi đến trên 25.000 đồng, có lúc vươn đến 28.000 đồng; nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã tụt xuống dưới 25.000 đồng, và hiện đang dao động ở mức trên dưới 20.000 đồng/kg. Một lãnh đạo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết: “Giá cà phê hiện nay là mức giá nằm ngoài dự kiến của các nhá dự báo thị trường”. Có lẽ cũng vì nằm ngoài dự kiến như vậy và đồng thời lo sợ giá tiếp tục tụt xuống thấp hơn trong thời gian tới nên nhiều nông dân trồng cà phê và cả các đại lý thu mua cà phê ở khắp vùng Tây Nguyên đang bán tống bán tháo lượng cà phê tạm trữ trong nhà.

Tây Nguyên là vùng cà phê lớn nhất nước với diện tích khoảng 430.000ha – chiếm 80% diện tích cà phê Việt Nam. Với những biến động thất thường về giá cả như trong thời gian vừa qua thì việc thành lập một trung tâm đào tạo nông dân và hỗ trợ cho các doanh nghiệp mua cà phê tạm trữ như trên là cần thiết nhưng xem ra là chưa đủ.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. vương hồng tân

    sáu thua chỉ một thắng
    là một nông dân theo nghề trồng cà phê hơn 20 năm tôi nhận thấy
    – thua thứ nhất là thời tiết
    – thua thứ hai là nạn trộm cắp
    – thua thứ ba là giá cả phập phồng
    – thua thứ tư là không có chổ dựa lưng vá áo
    – thua thứ năm là kỷ xảo mua bán (phải qua nhiều giai đoạn)
    – thua thứ sáu là biết được cơ cấu đầu vào nhưng không quyết định được đầu ra (các công ty hoàn toàn quyền sinh sát , sống chết mặc bây ,tiền thầy bỏ túi )
    và chỉ một điều thắng duy nhất là có công ăn việc làm ổn định ,với giá công rẻ mạc

  2. kim oanh

    Cũng không đến nỗi bi quan qua đâu anh Tân à, làm cái gì cũng phải kiên nhẫn người ta nói có chí thì làm quan có gan thì làm giầu mà, biết đâu nay mai cà phê lại nhích lên đến 40 ngàn thì sao thời tiết bây giờ thất thường lắm chỉ trong chốc lát biết đâu bão tuyết lại xuất hiện ở Brasil thì sao, nhiều khi tối ngủ sáng dậy bỗng dưng mình trúng độc đắc cho nên cứ lạc quan đi anh 30 chưa phải là tết mà anh. Điều quan trọng là phải lạc quan yêu đời giá cả kệ mặc cho thị trường quyết định, nếu như cà phê xuống giá cứ thắt lựng buộc bụng mà sống và cầm cự chờ thời cơ thôi anh ơi biết sao đây mọi việc đều do ông trời quyết định thôi chứ sức người thì chẳng làm được việc gì đâu

  3. nguyen nhu khanh nhu

    gia ca phe thap lam cho nguoi yeu tui moi lan xin tien ba me phai coi gia rui moi giam xin the tham wa tat ca deu do gia ca phe gay ra

  4. huy hoang

    Tôi thấy rằng Chính phủ có chủ trương cho mua tạm trữ cafe là điều rất cần làm trong lúc này.Vấn đề là làm thế nào có hiệu quả (không khéo đục nước béo cò) .Bởi tiền nhà nước rót xuống theo gói hỗ trợ chỉ mới đến tay các doanh nghiệp,trong khi đó dân vẫn là người đang cần vốn lại không có ,Vậy theo tôi nhà nước nên có giải pháp quản lý và theo tôi có ý kiến: để giải pháp có hiệu quả thì các đơn vị được giao nhiệm vụ mua cafe, phối hợp với các địa phuong đặt điểm tại cơ sở cho dân ký gởi cafe và xác nhận số lượng , ngân hàng dựa trên cơ sở đó cho dân vay vốn theo gói hỗ trợ với bao nhiêu phần trăm số lượng cafe ký gởi . có xác nhận số tiền vay của ngân hàng Như vậy Nhà nước vừa nắm được sản lượng cafe vừa tiền đến tay người dân . Không nên để dân ký gởi các địa lý cafe rồi xảy ra vụ vỡ nợ như ở đắc lắc thì laị khổ cho nông dân

  5. huy hoang

    Tôi thấy rằng Chính phủ có chủ trương cho mua tạm trữ cafe là điều rất cần làm trong lúc này.Vấn đề là làm thế nào có hiệu quả (không khéo đục nước béo cò) .Bởi tiền nhà nước rót xuống theo gói hỗ trợ chỉ mới đến tay các doanh nghiệp,trong khi đó dân vẫn là người đang cần vốn lại không có ,Vậy theo tôi nhà nước nên có giải pháp quản lý và theo tôi có ý kiến: để giải pháp có hiệu quả thì các đơn vị được giao nhiệm vụ mua cafe, phối hợp với các địa phuong đặt điểm tại cơ sở cho dân ký gởi cafe và xác nhận số lượng , ngân hàng dựa trên cơ sở đó cho dân vay vốn theo gói hỗ trợ với bao nhiêu phần trăm số lượng cafe ký gởi . có xác nhận số tiền vay của ngân hàng Như vậy Nhà nước vừa nắm được sản lượng cafe vừa tiền đến tay người dân . Không nên để dân ký gởi các địa lý cafe rồi xảy ra vụ vỡ nợ như ở đắc lắc thì laị khổ cho nông dân

  6. Bùi Văn Bình

    Theo tôi tạm trữ cà phê ở các doanh nghiệp là việc không nên làm .bởi vì mục tiêu chính là Việt Nam phải duy trì cho được cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Làm được điều đó trước hết phải là người nông dân trực tiếp làm ra hạt cà phê. Vì vậy nếu nhà nước có chủ trương hỗ trợ cho nghành cà phê thì nên hỗ trợ cho người sản xuất thông qua hệ thống ngân hàng bằng cơ chế lãi xuất cho vay. Phương pháp làm trước hết xác định định mức cho vay trên một đơn vị diện tích, còn xác định diện tích cà phê được vay tôi nghĩ là dễ vì trên dưới 500 ngàn ha cà phê của cả nước đã được nhà nước quy hoạch và tất cả cà phê của doanh nghiệp cũng như của tư nhân đều đã có sổ đỏ.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83