Tin buồn

Xe hơi chạy bằng bã cà phê

Một người dẫn chương trình truyền hình tại Anh đã thiết kế thành công chiếc xe hơi sử dụng bã cà phê thay cho xăng.

Telegraph cho biết, Jem Stansfield, người dẫn chương trình Bang Goes The Theory của kênh BBC1, vừa phóng xe từ trung tâm truyền hình của BBC tại thủ đô London để tham dự Triển lãm Các nhà khoa học và kĩ sư Anh tại thành phố Manchester vào ngày 11/3. Quãng đường có chiều dài chừng 336 km. Phương tiện mà ông lái là một chiếc Volkswagen Sirocco đời 1988. Điểm đặc biệt của chiếc xe là động cơ của nó hoạt động bằng bã cà phê espresso.

Cà phê espresso được pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao (khoảng 9 đến 10 bar) qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Nó được pha chế bằng phương pháp này rất đậm và trên mặt có một lớp bọt màu nâu – thứ góp phần quan trọng trong việc tạo hương thơm cho cà phê.


Jem Stansfield ngồi trong chiếc Volkswagen Sirocco đời 1988
chạy bằng bã cà phê tại trung tâm truyền hình của BBC.

Stansfield thiết kế chiếc xe để chứng minh bã cà phê có thể trở thành một dạng nhiên liệu. Chiếc xe được trang bị một hệ thống biến bã cà phê thành những chất khí có khả năng cháy. Động cơ vận hành nhờ nhiệt mà những chất khí sinh ra trong quá trình cháy. Chiếc xe đạt tốc độ tối đa 96 km/h. Cứ sau 64 km nó cần được tiếp bã cà phê một lần.

Với phát minh này, Stansfield muốn khuyến khích giới trẻ tạo ra những sản phẩm có ích từ những thứ bỏ đi và các vật liệu mới.

“Mọi người đều nhận ra cà phê có thể khiến chúng ta làm việc hiệu quả hơn, song có lẽ nhiều người không nghĩ nó có thể cung cấp năng lượng cho động cơ xe hơi. Điều quan trọng là các bạn trẻ phải hiểu rằng năng lượng thay thế xăng không phải thứ gì đó xa vời hay bí hiểm”, ông nói.

Chiếc xe của Stansfield nhận được sự chào đón của người dân khi nó tới thành phố Manchester dù nó gặp sự cố tới 4 lần và phải dừng giữa đường khá lâu vì hết bã cà phê.

Minh Long – VNexpress

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Phạm đình thanh

    Giá cà phê xuống thấp dưới giá thành sản phẩm, trong khi đó lại mất mùa lớn trên diện rộng. Vụ cà phê 2009-2010 sản lượng mất tới 35% trở lên . Vậy nghịch lý giá lại thấp nhất kể từ 3 năm nay. Người trồng cà phê đang khốn khổ. Đặc biệt bà con các dân tộc tây nguyên đã chịu cực khổ bao năm nay bây gời lại càng khổ hơn. Vậy nguyên nhân do sao đề nghị các nhà chức trách sớm tìm ra và có biện pháp khẩn cấp ngay không thì dân sẽ phải từ bỏ cây cà phê để trồng cây khác thôi. Bởi cà phê đầu tư rất lớn. Đặc biệt tưới nước mùa khô. Sâu bệnh phá hoại và làm cà phê rất nặng nhọc độc hại khi phải phòng trừ sâu bệnh. Chính phủ phải có biện pháp khẩn cấp cứu người trồng cà phê. Trước mắt cho thu mua nâng đỡ giá cà phê lên để người dân yên tâm chăm sóc cà phê. Tiếp theo cho vay hỗ trợ vốn sản xuất để người dân có vốn sản xuất và giảm bớt bán cà phê non đầu vụ . Thật sự trong dân không còn nhiều cà phê như dự báo tới 500.000 tấn đâu. Theo tôi thì chỉ còn khoảng 300.000 tấn là tối đa kể cả các Công ty nhà doanh nghiệp tích trữ. Bởi cả nước khoảng 500.000ha. Vụ rồi mất mùa khá nặng, các diện tích của Công ty nhà nước cà phê đa số già cỗi đã phải nhổ bỏ nhiều rồi. Do các nhà xuất khẩu dự trù sai sản lượng. Lại ký hợp đồng giao xa số lượng khống nhiều nên nước ngoài ép giá đó thôi. Tôi nghĩ chính phủ cần có cơ chế quản lý chặt các doanh nghiệp xuất khẩu, có quy chế điều tiết ký kết hợp đồng, không để mạnh ai người đó làm, chung quy thua thiệt đều khổ đến người nông dân hai sương một nắng thôi. Nếu nhà xuất khẩu nào vi phạm thì kiên quyết rút giấy phép không cho xuất khẩu tiếp theo nữa. Có như vậy mới đưa hiệp hội xuất khẩu cà phê ngồi lại bàn bạc với nhau để có lợi cho nước nhà nhất. Ta là người sản xuất có hàng hóa lại không định đoạt được gái cả. Để nước ngoài giới tài phiệt thao túng. thật xấu hổ. Cần bắt tay ngay với In Đo xi a và Bra xin để điều tiết nâng giá cà phê nên.Mong các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến người dân. Dân có giàu nước mới mạnh được. Kinh tế có ổn định chính trị mới vững bền.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83