Giá cà phê tại thị trường nội địa sụt giảm mạnh hơn
Trên sàn ICE Europe – London, giá cà phê Robusta tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao tháng 5 giảm thêm 7 USD, xuống 2.164 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm thêm 6 USD, xuống 2.185 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch tăng lên mức trung bình.
Tương tự, trên sàn ICE US – New York, giá cà phê Arabica cũng cùng xu hướng. Kỳ hạn giao tháng 5 giảm thêm 3,05 cent, xuống 141,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 cũng giảm thêm 3,05 cent, còn 144,05 cent/lb, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm mạnh thêm 200 – 400 đồng xuống ở mức 45.900 – 46.500 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5 % đen vỡ, xuống ở mức 2.059 USD/tấn, FOB – HCM, duy trì mức chênh lệch trừ lùi 90 – 105 USD theo giá kỳ hạn tháng 5 tại London.
Ngay sau Fed tăng lãi suất thêm 0,25%, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã nâng lãi suất theo và tiếp tục bơm tiền để Nhân Dân tệ khỏi bị mất giá, theo các phân tích, khiến thị trường hàng hóa tiếp tục tiêu cực do Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng đầu.
Phiên bán đấu giá cà phê Brasil hôm qua đã không có lô hàng nào được mua dù giá khởi điểm không cao. Một nhà công nghiệp cà phê ở bang Sao Paulo cho rằng có thể do cà phê có chất lượng quá thấp. Được biết trong các lô hàng được đưa ra đấu giá lần này có cả cà phê rất cũ từ vụ mùa 2000/2011 còn phần lớn là của vụ mùa 2009/2010.
Theo một nhà cung ứng hàng xuất khẩu, sản lượng cà phê Việt Nam trong tay nông dân còn nắm giữ chỉ khoảng 30% của vụ thu vừa qua. Chất lượng cà phê cũng thấp khiến việc tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho các hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng gặp khó khăn hơn. Trong khi đó là một vụ thất thu ít nhất 30%, thấp nhất trong 3 năm qua, theo dánh giá của Vicofa tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần VI – 2017.
Mức trừ lùi cà phê Robussta Indonesia hiện cũng co lại, cho thấy khả năng Indo có thể bước vào vụ mới sớm hơn.
Anh Văn (giacaphe.com)
Vậy là có tới 70% cà phê đã nằm trong kho ngoại quan, trong tay DN – FDI hay các đại gia nắm hết.. tha hồ để các vị đẩy giá, mua bán lòng vòng kiếm lãi..
Cứ thế này thì Cafe Nha Trang của em chết mất thôi. Người buôn nhỏ biết làm sao!