Đắk Lắk tăng diện tích cà phê sạch lên trên 7.000ha
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Đắk Lắk đã đưa diện tích sản xuất càphê sạch theo tiêu chuẩn UTZ Kapeh tăng trên 7.000ha và sản phẩm càphê nhân luôn được tiêu thụ mạnh, với giá bán cao hơn từ 40 USD/tấn trở lên so với càphê nhân cùng loại, nhưng chưa đạt tiêu chuẩn càphê sạch trên các sàn giao dịch thế giới.
Toàn bộ diện tích càphê sạch tập trung nhiều nhất ở 7 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê như Công ty càphê Ea Pốk, Buôn Hồ, Thắng Lợi, Phước An, Tháng 10, nằm trên địa bàn các huyện Cư M’Gar, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk, huyện Krông Pák…
Các doanh nghiệp này đã đầu tư đồng bộ theo quy trình khép kín từ trồng trọt, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến. Công ty càphê Thắng Lợi là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc xây dựng vùng sản xuất càphê sạch, an toàn cho trên toàn bộ diện tích vườn cây trên 1.200ha.
Công ty đã đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh cây càphê từ khâu trồng, chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm, tuyệt đối không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm. Đến vụ thu hoạch, Công ty chỉ thu hái khi vườn cây đạt tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên và chế biến theo quy trình công nghệ chế biến ướt.
Hiện nay, phần lớn sản phẩm càphê nhân của Công ty càphê Thắng Lợi đã được Hãng Mitsubishi của Nhật Bản bao tiêu, với giá từ 150-200 USD, cao hơn giá xuất khẩu trên thị trường.
Công ty càphê Phước An hàng năm cũng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản hơn 4.000 tấn càphê nhân đạt tiêu chí UTZ Kapeh.
Còn Công ty Cổ phần càphê An Giang cũng đã liên kết với trên 1.200 hộ đồng bào các dân tộc huyện Krông Năng sản xuất trên 1.800ha càphê theo tiêu chuẩn càphê sạch UTZ Kapeh. Niên vụ 2009-2010, các hộ gia đình đồng bào các dân tộc đã thu hoạch được trên 6.000 tấn càphê nhân đạt tiêu chuẩn càphê sạch.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình đồng bào các dân tộc từng bước tăng nhanh diện tích sản xuất càphê sạch nhằm vừa năng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho đồng bào vừa hạn chế tác động xấu đến môi trường sinh thái.
Sản xuất càphê theo tiêu chuẩn của UTZ Kapeh là sản xuất càphê sạch, không tác động xấu đến môi trường, không ảnh hưởng đến xã hội và sản xuất một cách chuyên nghiệp.
Đây là chương trình chứng nhận toàn cầu dành cho các hoạt động sản xuất, cung ứng càphê có trách nhiệm cao, thực hiện bởi một tổ chức phi chính phủ mang tên UTZ Kapeh, có trụ sở chính tại Amsterdam của Hà Lan.
Theo VietNam+
- Các bài đã đăng
- xem tất cả trong chuyên mục này
- Vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới (28/10/2019)
- Hạt cà phê nhỏ gây khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam (29/11/2018)
- Nhiều tổ chức, doanh nghiệp quốc tế dự “Ngày cà phê Việt Nam lần thứ hai” (25/11/2018)
- Nhuộm sỏi, phế phẩm cà phê bằng pin ở Đắk Nông là để trộn vào tiêu? (24/04/2018)
- TATA động thổ xây dựng nhà máy cà phê hòa tan tại Việt Nam (28/08/2017)
- Tin nóng trước giờ mở cửa 07/4/2017 – Mỹ phóng tên lửa vào Syria (07/04/2017)
Cà phê Việt Nam
Kon Tum: Nhộn nhịp “chợ lao động” hái cà phê, làm 1 tháng thoải mái tiền tiêu tết
Đăk Lăk : Giải pháp nào cho nhân công thu hoạch cà phê trong đại dịch?
Nông dân ‘khóc ròng’ vì cà phê… được mùa, được giá
Việt Nam: Thiếu container rỗng tiếp tục kìm hãm xuất khẩu cà phê
Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam