Nông sản Việt: Yếu ở thế mạnh

Nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là đối với cà phê và gạo là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực.

Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII, một lần nữa các đại biểu lại chỉ ra những điểm yếu của hai lĩnh vực thế mạnh này.

nong-san-viet-nam

Theo đại biểu Ya-Duck (Lâm Đồng): Hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng nông sản vừa xuất khẩu vừa là hàng chủ lực của nước ta, kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên, kim ngạch xuất khẩu cà phê VN từ năm 2001 cho đến nay tăng liên tục với mức 30%/ năm. Riêng 2 năm sau khi nước ta gia nhập WTO thì kim ngạch cà phê tăng 53% và đạt mức 2,3 tỷ USD trong năm 2008.

Như vậy VN trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, tình hình chế biến và sản xuất chưa bền vững, bấp bênh, đời sống của người trồng cà phê còn nhiều khó khăn, chất lượng cà phê chưa cao, trình độ sản xuất còn thấp, manh mún và có sự ganh kích giữa nhà sản xuất và đơn vị thu mua xuất khẩu và giữa các DN sản xuất có khi thay đổi bất lợi về giá cả thị trường thế giới thì nông dân thường bị thiệt. Cụ thể năm nay mặc dù giá cả vật tư đã được ổn định, dự kiến năng suất thu nhập đạt khoảng 23,7 tạ/1 ha. Nhưng do giá thị trường cà phê trên thị trường thế giới và nội địa giảm, thì giá cà phê theo thời kỳ, tức là giao trong tháng 10/2009 tại thị trường London chỉ còn 1.037 USD/tấn, thấp hơn giá trung bình của vụ trước là 500 USD/tấn.

Tương tự như vậy, đối với lúa gạo, năm 2009 chúng ta xuất khẩu gạo 6 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. đây là điều đáng mừng, nhất là nông dân tiêu thụ được sản phẩm làm ra, nhưng cần xem xét xuất khẩu 6 triệu tấn gạo thì giá trị đạt được như thế nào: các DN của Hiệp hội xuất khẩu gạo lãi được bao nhiêu, lợi tức cho người trồng lúa được bao nhiêu ?

Chính vì vậy, theo đại biểu Ya-Dack: Trong thời gian tới, chính phủ cần sớm bố trí ngân sách triển khai thực hiện nội dung của Đề án nâng cao sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của cà phê đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ở Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, nhằm hỗ trợ các chính sách phát triển bền vững diện tích trồng cà phê.

Hỗ trợ lãi suất cho các DN thu mua, chế biến, tiêu thụ cà phê để thu mua và dự trữ cà phê của nông dân nhằm bình ổn giá thu mua, bảo đảm người trồng cà phê còn lại ít nhất là 30% giá trị đầu tư. Tiếp tục hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn cho nông dân trồng cà phê để đầu tư thâm canh, tái tạo vườn cà phê bằng các giống cà phê ghép đầu dòng, mua sắm các máy móc, thiết bị để phục vụ sơ chế và bảo quản.

Đại biểu Trần Hồng Việt (Hậu Giang) cho rằng: Đối với lúa gạo bên cạnh việc đầu tư cho khoa học công nghệ nâng cao chất lượng và sản lượng lúa gạo cần có chính sách hỗ trợ người dân để họ tiếp cận đựcp nguồn vốn ưu đãi. Hiện đang tồn tại bất bình đẳng là doanh nghiệp xuất khẩu gạo mua lúa dự trữ với tín dụng ưu đãi lãi suất bằng 0, chờ giá gạo thế giới tăng thì bán thu lãi cao. Trong khi người nông dân thu hoạch xong vụ mùa thì buộc phải bán để trả nợ cho ngân hàng, vì nếu nợ quá hạn sẽ bị phạt. Chính phủ cần có chính sách điều tiết lợi nhuận giữa người xuất khẩu gạo và lợi tức của người trồng lúa để hài hòa lợi ích.

>> Dự báo xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. HùngVC

    Việt Nam mình lúc nào cũng:
    – Yếu ở thế mạnh
    – Thua ở thế thắng
    – Thất bại những vẫn ngẫng cao đầu
    – ………..

Tin đã đăng

Tin mới nhất

81