Sáng nay (05/11), giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 400 – 500 đồng, lên ở mức 35.800 – 36.400 đồng/kg.
Thị trường London:
Trên sàn kỳ hạn ICE Europe, giá cà phê Robusta tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 20 USD, tương đương tăng 1,24 %, lên 1.628 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2016 tăng thêm 25 USD, tương đương tăng 1,52 %, lên 1.660 USD/tấn, và kỳ hạn giao tháng 3/2016 cũng tăng thêm 25 USD, tương đương tăng 1,51 %, lên 1.680 USD/tấn, các mức tăng khá đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Thị trường New York:
Trên sàn kỳ hạn ICE US, giá cà phê Arabica cũng điều chỉnh tăng. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 0,25 cent, tức tăng 0,21 %, lên 120,5 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 3/2016 tăng thêm 0,3 cent, tức tăng 0,24 %, lên 123,9 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2016 tăng thêm 0,25 cent, tức tăng 0,2 %, lên 125,95 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 400 – 500 đồng, lên ở mức 35.800 – 36.400 đồng/kg.
USD tiếp tục gia tăng trong rổ tiền tệ làm cho hàng hóa trao đổi bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ, trong khi đồng Peso Colombia và Reais Brasil tăng mạnh trở lại góp phần khiến giao dịch cà phê châu Mỹ bị chậm lại.
Tồn kho cà phê Robusta được Sàn London chứng nhận và cấp phát hôm thứ Hai, ngày 02/11, đã giảm thêm 380 tấn, xuống đăng ký ở 200.390 tấn.
Cho dù tình hình khô hạn ở vùng trồng Conilon Robusta chủ chốt ở bang phía đông nam Brasil không còn là mối lo của người trồng cà phê bởi những cơn mưa lớn cuối tuần trước và dự báo kéo dài đến cuối tuần này. Nhưng việc đẩy mạnh xuất khẩu loại cà phê hầu như trước đây chỉ để tiêu dùng nội địa và chế biến các loại cà phê giá trị gia tăng sẽ khiến người Brasil phải trả giá khi ngành công nghiệp phải đi nhập cà phê Robusta trở lại hoặc thay thế bằng cà phê Arabica giá rẻ do chính mình sản xuất.
Thị trường nội địa Việt Nam vẫn có giao dịch cà phê Robusta vụ cũ trong trạng thái chậm rải để chờ giá. Điều này góp phần khiến cho nhà xuất khẩu tại quốc gia sản xuất Robusta hàng đầu chưa dám mạnh tay ký bán hàng giao sau như các năm trước mặc dù vụ thu hoạch mới đã được tiến hành.
Các thương nhân quốc tế dự đoán Việt Nam sẽ xuất khẩu cà phê trong tháng 11 đạt khoảng 1,5 – 1,8 triệu bao, chủ yếu là cà phê Robusta vụ cũ, do giá cả có phần cải thiện và sẽ là tháng có khối lượng xuất khẩu cao.
Những cơn mưa liên tiếp mấy ngày vừa qua chỉ bổ sung lượng nước khá ít ỏi cho các hồ đập ở Tây nguyên, vùng trồng cà phê chính của nước ta hiện đang thiếu nước trầm trọng.
Anh Văn (giacaphe.com)
Ro sắp quá đát rồi , trong khi arabica tốt . Chiến lược : bán ro mua ara .
Chúc cả nhà may mắn .
@ manh tuân bóng đang trong chân của anh và anh đang nghe được hơi thở của thị trường mông anh bớt chút thời gian cho nhận định để bà con bớt khổ cảm ơn nhiều,,,,,
Em lên góp vui chút thôi anh ơi .
Theo một số bà con ở Dak Hà đã hái và cho biết cà quả nhỏ, nhẹ chỉ đạt từ 8- 12 tấn quả tươi /ha. Một năm mất mùa thấy rõ.
Tôi ở Gia Hiệp Di Linh. Năm nay do, mưa ít nên đa số quả nhỏ hơn năm ngoái. Hơn nữa cà phê năm nay chín sớm hơn năm ngoái nên không biết sản lượng sẽ ra sao đây nữa
Tôi ở Chư Sê-Gia Lai và hiện đang là cn cty CNHH một TV cà phê Gia Lai. Năm nay chi nhánh văn phòng 2 tại huyện Chư Sê ko có ai dám nhận thầu phơi và xay cà phê cho cty vì quả nhỏ chưa từng… Nếu công ty hoặc cá nhân nào có nhu cầu mua quả tươi công ty bán tại sân kho…. về phần nước tưới vụ tới thì cũng chưa từng có… Cứ như mọi năm thì tầm giờ máy bơm ko hết nước giếng thế nhưng năm nay bơm được 2 tiếng hết sạch phải chờ… Còn trận mưa ngày hôm qua tại huyện Chư Sê được 3 phân đất sau gần 1 tháng trời ko mưa. Hỏi rằng ko biết cà phê sẽ đi về đâu và người nong dân sẽ làm gì đây để sống với giá cả và thời tiết này.
Mấy tay cá mập ở châu Âu ép dân ta ra bã, họ thấy dân ta chưa bán cà lên dập nông dân ta tơi bời, họ đưa giá lên chưa kịp bán lại xuống sâu làm người nông dân không tài nào căn mà bán được, Hy vọng qua tết giá cà sẽ khá lên. Các đại lý thấy giá cà như vậy cũng tha hồ mà ép dân cà, vì họ nắm yếu điểm của đa số nông dân là cần tiền để trang trải, no toan mọi thứ nên họ dồi giá cà, đa phần dân ta chịu không nổi áp lực tài chính nên đành phải bán, Một chiến thuật vô cùng lợi hại, trong khi nhà nước lại không hỗ trợ cho nông dân trồng cà, giả sử cho vay với lãi suất ưu đãi, đàng này kệ nông dân vật lộn với muôn vàn khó khăn về tài chính, Chán quá cô bác ơi.