Giữ tỷ giá VND không tăng: Thách thức lớn (mới cập nhật)
“Sau thông tin về việc Trung Quốc phá giá đồng tiền vào sáng 11-8, tỷ giá giữa tiền đồng và đô la Mỹ niêm yết tại các ngân hàng cũng bắt đầu tăng trở lại sau một thời gian dài neo ở mức 21.840. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn tiếp tục bán ra ngoại tệ can thiệp thị trường, nhưng để giữ tỷ giá không tăng đến cuối năm là một thách thức lớn cho cơ quan này.
Lãnh đạo một ngân hàng nói với TBKTSG online rằng “Năm nay cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt đến 3,9 tỉ đô la Mỹ trong 7 tháng. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến tỷ giá bị ảnh hưởng trong thời gian qua và sắp tới”.
Hai nguồn tin đến từ hai lãnh đạo ngân hàng có thế mạnh về ngoại tệ đều cho rằng NHNN nên tính toán phá giá tiền đồng thêm, hoặc nới biên độ tăng giảm so với tỷ giá liên ngân hàng lên mức 1,5 đến 2% thay vì 1% như hiện tại. Vì như vậy, dự trữ ngoại hối sẽ không phải dùng để can thiệp vào thị trường, trong khi cũng chưa biết sẽ phải can thiệp bao lâu và bao nhiêu, cũng là phù hợp với xu hướng mất giá chung của đồng tiền các nước.
Tuy vậy, cả hai vị này đều cho rằng đứng ở góc độ vĩ mô, NHNN có thể tính toán để chọn lựa thời điểm và cách điều hành phù hợp để tránh ảnh hưởng đến các yếu tố khác của nền kinh tế,” theo TBKTSG online.
Trung quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT)
Đồng USD mạnh trở lại, có lúc tăng bình quân 0.4% so với các đồng tiền trong rổ tiền tệ thế giới. Đợt tăng này xuất phát từ việc Ngân hàng Nhà nước Trung quốc quyết định phá giá đồng NDT. Có hiệu lực tức thì ngay ngày hôm nay 11-8, đồng NDT mất ngay 1,9%, là mức giảm giá lớn nhất từ trước đến nay. Đồng NDT mất giá, đẩy giá trị đồng USD lên và tăng mạnh so với nhiều đồng bản tệ khác.
Ngân hàng Nhà nước TQ quyết định chỉnh xuống tỷ giá lần này do từ lâu không làm và tỷ giá NDT so với các đồng tiền khác có vẻ mạnh hơn so với kỳ vọng của thị trường tiền tệ. Phá giá NDT lần này được xem để thu hẹp khoảng cách tỷ giá trong rổ tiền tệ thế giới, một quan chức tại Ngân hàng này cho biết.
Bắc kinh hy vọng đợt phá giá NDT lần này để giúp tăng cường định hướng thị trường hối đoái, giúp đồng NDT có giá linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, trên thị trường tài chính thế giới, nhiều người cho rằng phá giá NDT của TQ là để hỗ trợ xuất khẩu sau khi chỉ số doanh số bán hàng ra nước ngoài trong tháng 7-2015 của TQ giảm 8,3%, là tháng giảm mạnh nhất tính từ 4 tháng nay. TQ đã và đang hỗ trợ NDT nhằm ngăn chặn dòng vốn chảy ra ngoài và đang cổ xúy cho việc sử dụng NDT trên thị trường toàn cầu.
Báo chí kinh tế tài chính trong nước cũng như nước ngoài đang có những nhận định và dự báo khi TQ có quyết định được xem là mạnh bạo và bất ngờ.
Dẫn nguồn tin từ Bloomberg, TBKTSG online nhận định rằng: “Trung Quốc quyết tâm hỗ trợ xuất khẩu, và giới lãnh đạo nước này tin rằng, với dự trữ ngoại tệ hơn 3.690 tỉ USD, Bắc Kinh có thừa năng lực để duy trì sự ổn định của thị trường tài chính trong nước.”
Quyết định phá giá NDT là mạnh bạo và bất ngờ vì “Trung Quốc đã gây phản ứng dây chuyền ở các nền kinh tế khác. Nhiều nhà phân tích thừa nhận xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm mạnh trong thời gian gần đây, nhưng lý giải sự sút giảm đó là do nhu cầu của các thị trường nhập khẩu bị co lại, đặc biệt là châu Âu vẫn chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ. Từ suy nghĩ đó, nhiều người cảm thấy bất ngờ trước quyết định phá giá đồng NDT của NHNn TQ và lập tức phản ứng có phần thái quá.”
Một cuộc “chiến tranh tiền tệ” ở trước mặt vì “đến đầu giờ chiều nay 11-8, hầu hết các đồng tiền châu Á đều giảm so với đô la Mỹ; cụ thể đồng đô la Singapore giảm 1,3% (1 đô la Mỹ ăn 1,4 đô la Singapore); đồng Đài tệ của Đài Loan giảm 1,36% (1 đô la Mỹ ăn 32,07 Đài tệ), đồng won Hàn quốc giảm 1,36% (1 đô la Mỹ ăn 1.178,94 won) và đồng baht Thái Lan giảm 0,72%(1 đô la Mỹ ăn 35,344 baht Thái)… Hầu hết các nền kinh tế này đều có những mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc nên họ không thể ngồi yên khi Bắc Kinh phá giá đồng tiền để giành lợi thế cho hàng hóa của mình. Vào cuối buổi chiều, tỷ giá các đồng tiền kể trên có mạnh lên một chút so với đầu buổi chiều nhưng mức tăng không đáng kể,” tờ báo viết.
Dẫn tiếp lời Bloomberg, TBKTSG online cho rằng “liên quan tới điều chỉnh tỷ giá, đáng chú ý là hàng loạt cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài cũng giảm mạnh vì nhà đầu tư lo ngại khoản tiền nợ tính bằng đô la Mỹ mà các công ty này đã vay sẽ lớn thêm lên. Theo Bloomberg, việc điều chỉnh tỷ giá NDT sáng nay đã khiến nợ nước ngoài của các công ty Trung Quốc tăng thêm 10 tỉ đô la Mỹ.”
Các nhà phân tích dự báo, sau khi điều chỉnh tỷ giá, trong vài ngày tới NHNnTQ có thể sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, giảm lãi suất cơ bản lần thứ 5 trong năm nay để thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn nữa.
Bình luận về những biện pháp này, chuyên gia Stephen Roach, cựu chủ tịch Ngân hàng Morgan Stanley ở Á châu và hiện là nghiên cứu viên cao cấp của Đại học Yale cho rằng, những động thái trên của Trung Quốc có thể kích hoạt cuộc “chiến tranh tiền tệ” khi các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu khác cũng sẽ nỗ lực phá giá đồng tiền để không bị thua thiệt trước hàng hóa Trung Quốc. “Thật khó tin biện pháp phá giá đồng tiền là sự điều chỉnh một lần. Kinh tế toàn cầu đang yếu nên để thúc đẩy xuất khẩu đang suy giảm của Trung Quốc, việc phá giá đồng tiền 2% là chưa đủ. Điều đó sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ đụng độ nhỏ ngày càng mất ổn định trong cuộc chiến trang tiền tệ toàn cầu đang lan rộng”, tờ báo dẫn lời ông Roach trên Bloomberg.
Quan Di Sơn, theo báo chí trong và ngoài nước
Lý lẻ chưa đủ sức thuyết phục !
Tại sao Mỹ, Anh… không phá giá đồng bản tệ để gia tăng xuất khẩu? Ai trả lời giùm.
Chào TB Lộc !
Thông thường trong buôn bán QT ,nước nào phá giá đồng nội tệ thì hàng hoá của nước đó sẽ rẻ hơn trên thị trường QT ! Mấy năm trước , Mỹ , Anh gây sức ép với TQ buộc nước này phải giữ giá đồng NDT nhắm hạn chế sức cạnh tranh của hàng Tàu ! Việc Anh , Mỹ không phá giá vì muôn vàn lý do :
– Họ là chủ nợ
– Tư bản NH thường là người có quyền lực rất lớn ở cả Anh và Mỹ , vậy không lý gì họ làm giảm giá trị khoản tiền họ đang có !
Hai nguyên nhân mà các nước Tư bản như Anh, Mỹ không phá giá đồng tiền mà bạn Phan Thảo nêu trên là đúng rồi, nhưng còn một nguyên nhân quan trọng khác cần phải xét đến là những nước theo nền kinh tế thị trường, họ sẽ để cho sự điều tiết của thị trường tự cân đối các vấn đề, cho nên hiếm có cái ảo xảy ra (ví dụ như bong bóng nhà đất), nếu cần phải điều tiết nền kinh tế thì họ sẽ thông qua các chính sách hay thuế khóa.