Tin buồn

Chiến lược để phát triển ngành cà phê Việt Nam

Cách đây chưa đầy một thập niên, trên bản đồ cà phê thế giới, Việt Nam là một cái tên xa lạ.

Thế nhưng vài năm trở lại dây, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Không những thế, với tổng kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1,5 tỉ USD/năm, cà phê Việt Nam đã trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn.

Vì vậy để cà phê Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa cần phải có chiến lược phát triển ngành cà phê Việt Nam…

Nâng cao chất lượng cà phê nhân:

Việc đầu tiên cần phải làm ngay là nâng cao chất lượng cà phê mà trước hết là cà phê nhân. Việc đưa các quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật vào thực tế cùng với xúc tiến thương mại, quảng bá chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuật, cà phê Việt Nam trên thế giới. Làm như vậy, Việt Nam có thể nâng giá bán cà phê lên 10-30% so với hiện nay, chúng ta không chỉ tránh được tình trạng trừ lùi so với giá chuẩn mà còn được cộng thêm.

Tiêu chuẩn thông quan cần được Nhà nước thực hiện triệt để và quyết liệt. Khoa học công nghệ được quan tâm một cách hệ thống từ chọn giống đến sau thu hoạch để người nông dân là người thực hiện hoàn hảo.

Xây dựng thương hiệu:

Cần thực hiện hỗn hợp nhiều nỗ lực nhưng một điều cần phải làm và thay đổi cách làm, cách tiếp cận khi xây dựng thương hiệu là chúng ta phải cung cấp các giá trị, các trải nghiệm mà thế giới đang cần chứ không phải là toàn bộ những gì chúng ta có. Một số đặc tính cần phải tạo ra cho thương hiệu cà phê Việt Nam như: chất lượng tốt, thân thiện với môi trường, phối hợp văn hoá Việt Nam với văn hoá tiêu dùng thế giới, tôn vinh và cổ vũ tinh thần sáng tạo, sử dụng công nghệ và năng lượng sạch…

Cần phải tạo ra một “điểm đến”, một chiến lược thương hiệu theo vùng lãnh thổ cho cà phê Việt Nam.

Nâng cao mức tiêu dùng trong nước:

Để đảm bảo tính ổn định cho giá cà phê trong nước nói riêng và cho ngành cà phê nói chung, phải nâng cao lượng tiêu dùng trong nước nhằm tạo hậu phương vững chắc trước những biến động lớn của thị trường xuất khẩu. Theo thống kê chưa đầy đủ, lượng cà phê tiêu thụ của người Việt Nam khoảng 0,5 kg/người/năm. Trong khi tại các nước trồng và xuất khẩu cà phê trung bình là 3 kg/người/năm. Vậy là chúng ta cần tăng lượng dùng gấp 6 lần nữa mới bằng mức trung bình các nước.

Kết nối cà phê toàn cầu:

Thành lập một cơ chế hiệp hội mạnh của các quốc gia xuất khẩu cà phê có thể so sánh đó như một OPEC của nền kinh tế tri thức. Để hình thành được liên kết này, các nước xuất khẩu cà phê liên kết với nhau như: Braxin, Việt Nam, Indonesia, Columbia… thì cần công nghệ và tài chính từ các quốc gia khác như: Nhật Bản, Israel, Singapore… cùng tham gia.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

77