Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm 400 đồng, xuống trở lại mức 37.500 – 38.600 đồng/kg.
Thị trường London:
-Phiên ngày 24/9: Trên sàn LIFFE, giá cà phê Robusta đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao tháng 11 tăng 36 USD, tương đương tăng 1,87 %, lên 1.965 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2015 cũng tăng 36 USD, tương đương tăng 1,85 %, lên 1.979 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch khá thấp.
-Phiên ngày 25/9: Giá cà phê Robusta đảo chiều giảm trở lại. Kỳ hạn giao tháng 11 giảm 21 USD, tương đương giảm 1,07 %, xuống 1.944 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2015 giảm 22 USD, tương đương giảm 1,11 %, còn 1.957 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Thị trường New York:
-Phiên ngày 24/9: Trên sàn ICE, giá cà phê Arabica tăng tiếp phiên thứ 3. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 8,2 cent, tức tăng 4,53 %, lên 189,1 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2015 cũng tăng 8,2 cent, tức tăng 4,43 %, lên 193,25 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
-Phiên ngày 25/9: Giá cà phê Arabica đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao tháng 12 giảm 6,8 cent, tức giảm 3,6 %, xuống 182,3 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2015 giảm 6,75 cent, tức giảm 3,49 %, còn 186,5 cent/lb, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Giá cà phê kỳ hạn thế giới có hai phiên liên tiếp biến động mạnh trái chiều, hiển thị sự chốt lời, tìm tòi xu hướng của nhà đầu tư và sự chu chuyển dòng vốn trên các kênh đầu tư.
Động thái giải cứu đồng Reais của chính phủ Brazil trong khi USD chững lại ở mức cao 4 năm đã làm giá cà phê tăng vọt. Brazil là quốc gia chi phối tuyệt đối thị trường cà phê toàn cầu khi nắm tới 36 % sản lượng và chiếm hơn 30 % nguồn cung cà phê cho thị trường tiêu dùng. Vì vậy, mọi biến động ở Brazil cũng dễ dàng làm cho giá cà phê thế giới chao đảo theo.
Somar, nhà Dịch vụ Dự báo Thời tiết của Brazil cho biết những cơn mưa vào đầu tháng Mười sẽ là “hợp lý và kịp thời” cho cây cà phê Brazil xây dựng tiềm năng sản lượng cho vụ năm 2015 và năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, Bà chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhắc nhở các nhà đầu tư chuẩn bị cho khả năng lãi suất sẽ được nâng lên sớm hơn dự kiến khiến cho giá cả trên hầu hết các thị trường hàng hóa tăng vọt một cách đột ngột.
Tuy nhiên, sự suy giảm có thể dẫn đến rạn nứt của khối Eurozone, sự bất ổn ở Ukraine và chiến sự Trung Đông lại khiến nhà đầu tư thay đổi dòng vốn, tìm đến các kênh đầu tư an toàn làm cho giá cả nhiều loại hàng hóa sụt giảm trở lại…
Anh Văn (giacaphe.com)
Sáng nay vào đọc bài https://giacaphe.com/42298/ban-tin-thi-truong-ca-phe-ngay-2324-9-2014/ ( Ngày hôm qua) thấy bạn @ Trúc Lam phản hồi hay quá! hay đến kinh ngạc! đại loại bạn ấy khuyên mọi người phải làm thế này, phải bán thế kia…và mình kinh ngạc nhất là câu này, xin trích lại ..
.”Tôi vẫn nhắc lại và sẽ luôn nhắc lại nguyên tắc “bán chậm, bán chừng mực khi thật sự cần thiết”. Hơn 20 năm trồng cà phê có thời kì gia đình có hơn 10 ha cà phê kinh doanh, nhưng tôi chưa từng bán cà phê dưới 2 USD/1kg. Xin chào và chúc bà con mạnh khoẻ, chủ động đón vụ mùa thắng lợi.”
Nói rõ hơn là trong 20 năm qua (Từ 1994 đến 2014) bạn ấy lúc nào cũng bán cà phê trên 2.000 USD/ tấn, Tôi liền thử kiểm tra lịch sử giá trong 20 qua xem sao và thật bất ngờ:
– Từ (1994-2014) không phải năm nào cũng có giá trên 2.000 USD/tấn, cụ thể từ (1999-2008) và (2009-2011) dữ liệu cho thấy giá không vượt qua nỗi 2.000USD/Tấn
– Đặc biệt trong những năm (2000-2006) giá chỉ loanh quanh ở mức 2.000USD/ 02 tấn, cá biệt có lúc giá chỉ 2.000USD/ 04 tấn.
Với dữ liệu như thế thử hỏi liệu có tin nỗi khả năng bán hàng của @Trúc Lam không nhỉ? và bình luận của @Trúc Lam có đúng tiêu chí xây dựng cộng đồng hay không?
Tôi thấy Truc Lam nói cũng có ý đúng và đồng quan điểm với tôi là không nên phụ thuộc tất cả nguồn chi tiêu vào cà phê. Tôi dự tính thu cà xong năm nay sẽ phá bớt 1,5 sào để trồng dâu nuôi tằm, sang năm trồng thêm măng cụt, bơ, sầu riêng để có thêm nguồn thu những ngày “3 tháng 8”. Chứ tình hình giá cà thế này làm chỉ đủ ăn mà quanh năm phải lăn lộn vất vả, đội mưa đội gió để bỏ phân nắng thì bục mặt làm cỏ, làm chồi, làm cành. Ấy là tôi không biết vườn các bác như thế nào chứ vườn ở khu vực tôi dốc thì cứ gọi là xe máy chạy không cũng phải đi bằng số 1. Nhiều lúc nghĩ cũng tiêu cực lắm các bác ạ. Chẳng lẽ lên đây than khóc đòi công bằng thì ai giải quyết cho? Thôi tự cứu lấy chính mình thôi.
Năm 2008 giá trên 2800usd/tấn, năm 2011, giá trên 2600usd/tấn, một số người bán được giá 52.000đ/kg. vậy mà @Nguyên Nguyễn nói “cụ thể từ (1999-2008) và (2009-2011) dữ liệu cho thấy giá không vượt qua nỗi 2.000USD/Tấn”, hay nhỉ?
-Ví dụ bản tin này nhé : https://giacaphe.com/14602/tong-hop-thi-truong-ca-phe-tuan-tu-30-5-4-6-2011/
Xin chào cả nhà. Bằng giờ năm ngoái tầm này nhà mình cũng hái được mấy tạ cà chín bói rồi, còn năm nay chưa được hạt nào cà mới chín lác đác đôi trái, nếu hái còn phải bù tiền công
Dù đúng hay sai thì động cơ của Trúc Lam là rất tốt, mang tính xây dựng cho cộng đồng cư dân cà phê.
Cũng đơn giản thôi, nhà có tiền cần gì phải bán, đợi giá lên cao rồi bán thì 20 năm giá trên 20đô/kg là xác thực. Đây là một trường hợp hiếm gặp thôi còn bà con ta đa số còn nghèo lắm. Năm nào phải tính năm đó để có tiền chi trả cho các thứ bỏ ra trong năm. Nếu ai cũng như bạn Trúc Lam thì chẳng có ai phải bán rẫy, bán cà khi giá thấp đâu.