Ngay phiên đầu tiên khi thị trường cà phê thế giới chuyển qua giao dịch theo giờ mùa đông, giá cà phê thế giới đóng cửa trái chiều.
Trên sàn NYSE Liffe London, giá cà phê Robusta tiếp tục suy yếu khi kỳ hạn giao tháng 11 giảm 7 USD xuống 1.989 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2013 giảm 6 USD xuống 2.015 USD/tấn, mức giảm khá nhẹ.
Giá cà phê Robusta tiếp tục suy yếu do có thông tin đồn đoán sản lượng vụ mùa năm nay của Việt Nam “không thua kém vụ mùa năm ngoái”.
Đồng thời, hãng Bloomberg cũng đưa tin, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng này có thể ở mức 105.000 tấn, tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê ở Hà Nội cho biết.
Các thương nhân xuất khẩu thì cho rằng do áp lực vụ mùa và nhu cầu vốn vay nên giá cà phê Robusta giai đoạn này thường kéo giãn mức trừ lùi ra xa khiến cho giá giảm.
Tại New York, giá cà phê Arabica bật tăng trở lại. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng 3,8 cent lên mức 161,55 cent/lb và giao tháng 3/2013 tăng 3,55 cent lên mức 165,7 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể.
Giá cà phê Arabica bật tăng do ảnh hưởng của cơn bão Sandy đang đe dọa miền đông nam nước Mỹ và nhất là “không thể xuống thấp hơn nữa”, theo các nhà quan sát thị trường cho biết.
Giá tăng còn do tác động lạc quan của kinh tế Mỹ và cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang đến hồi quyết định.
Giá cà phê nhân xô trong nước giảm xuống còn 39.600-39.800 đồng/kg, là mức ở ngày cuối cùng của tháng Tư năm nay.
Anh Văn (giacaphe.com)
Biết làm sao hơn khi người trồng cà phê cần phải có tiền để trang trải các chi phí đầu tư và thanh toán tiền thuê mướn nhân công thu hái mỗi khi vụ mùa tới!
Riêng cái việc để nông dân thiếu vốn sản xuất là trách nhiệm của: Bộ Nông Nghiệp, Ngân Hàng Nông Nghiệp, và Ngân Hàng Chính Sách … Tiếc là chả giúp gì đc cho dân.
Năm nay cà phê thất khoảng 20% so với năm ngoái, làm gì có mà nhiều hơn.
Kiểu này chết nông dân thôi.
Báo ta cũng thế chứ đâu phải chỉ có báo tây. Mời các bạn xem >> http://baogialai.com.vn/channel/722/201210/Nien-vu-ca-phe-2012-2013-duoc-mua-duoc-gia-2196116/
Giá cafe ngày càng hạ thì chắc người dân phải chuyển đổi cây trồng. Vì chi phí cho chăm sóc tăng cao nhưng giá thì vẫn hạ.
Mình ở Bình Phước năm nay thất lắm, cà phê bị rung trái rất nhiều, tới lúc thu hoạch thì trái 1 nhân nhiều (ko đạt thành) lượng trái thì ít rõ rệt. Dân ở đây ai cũng vậy.
Hỏi bà con ở Dak Lak, Lâm Đồng Dak Nong cũng bị tương tự thế mà báo lại nói năng suất cao hơn. Làm đánh tụt giá của nông dân. Bà con bảo nhau đừng bán ra. Bán ít để chi tiêu thôi nha!
Báo chí bây giờ cũng không tin đc, lúc nói này lúc lại nói kiểu kia. Có hôm nói hàng tồn kho quá nhiều, rồi bài sau lại nói hàng tồn kho giảm không còn nhiều.
Đến giờ lại nói sản lượng năm nay không thua kém năm ngoái, cái kiểu này là tung tin ép người nông dân.
Bà con nông dân mình đừng nghe vì giờ mới bắt đầu thu hoạch thôi, vào giữa vụ hy vọng giá sẽ tăng thêm.
Năm nay ở nơi khác tôi không biết chứ ở Gia Lai chỗ vườn của tôi cà phê mất mùa lắm. Quả rất nhỏ nhà nào mất ít thì khoảng 20 % nhà nào nhiều thì mất 1/3. Theo ý kiến của tôi cà phê nằm trong tay mình được giá thì bán không được giá thì để đó, trừ người nào có nhu cầu thì chỉ bán để đủ chi tiêu thôi. Còn lại bà con ta nên tuyên truyền với nhau người này truyền tai người kia thống nhất giá khoảng bao nhiêu thì mới xuất hàng. Giống năm ngoái đó cứ dưới 40 ngàn là bà con ta không xuất hàng thế là bên mua lại vội nâng giá lên. Năm nay bà con ta thống nhất dưới 45 ngàn ta không xuất hàng xem người mua thắng hay ta thắng. Người uống thì không thể không uống đúng không các bác. Em không uóng cà phê nên không biết rõ. Em tham gia diễn đàn nhiều nhưng em chỉ dám đọc các ý kiến của các bác thôi, lần đầu tiên em dám có ý kiến. Nếu ý kiến của em sai thị mong các bác góp ý đừng ném đá em tội nghiệp. Tại vì em đã thành công ở việc cho thuê nhà, chỗ em cả cái nhà mà mọi người cho thuê chỉ 100 dên 200 ngàn tháng. Em cũng có nhà để trống nhưng em kiên quết dưới 500 là em không cho thuê. Thế là mọi người cũng theo ý em giờ giá thuê nhà đã hình thành mặt bằng mới. Hy vọng cũng cà phê cũng thế. Mọi người góp ý cho em nhé.
Mấy hôm nay bão Sandy nó đập tất cả các thị trường tài chính làm giá tất cả hàng hóa xuống cả. Mấy hôm nữa ổn ổn + bầu cử tổng thống Mỹ xong lại bơm QE4 nữa thì cà lên 2500-3000$/1ton là bình thường. Nông dân chẳng bao giờ chi phối đc giá (với tình hình lãi suất >15% như hiện nay, chưa kể là sâu bệnh, thời tiết, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, năng suất giảm khá mạnh => nguồn thu giảm mà chi phí cao, dân ko có dự trữ, vốn lưu động buộc phải vay nợ thì… bán mạnh!)
Nói chung là mỗi người đều có cách tính toán riêng. Hiện tại thì đã thu hoạch tương đối rồi, bà con cố gắng bán ra để trả nợ, phần còn lại từ từ tính, chứ găm hàng đầu cơ thì thua nặng đấy …
Hãy uống cà phê để ủng hộ chính mình. Làm cà mà ko uống cà phê thì làm sao mong giá tốt được chứ. Nó giống như cái còm của bạn đó. Từ hồi nào tới giờ chỉ đọc, bây giờ thì viết còm rồi, cũng hay đó chứ. Chúc bạn may mắn.
Nước ta đã thừa nhận và đi theo kinh tế thị trường hòa nhập với sân chơi chung đã lâu vậy mà nhà báo, nhà văn vẫn chưa thay đổi tư duy, có ít nhưng thích nói nhiều cho hay, cho oai! Hay đâu không biết nông dân khổ là điều trước nhất. Đủ thứ khổ: thời tiết, phân giả, vay lãi cao, đất càng ngày càng bạc màu, bán cà phê bị ép giá,… Trăm đường nhà báo ơi!
http://ndhmoney.vn/web/guest/s15/-/journal_content/bat-dong-san:-tang-bang-1-trieu-ti-dong
Cả 1 triệu tỉ đồng tồn kho bất động sản không chỉ là nguồn lực chết của ngân hàng, của các doanh nghiệp mà còn là nguồn lực của dân, nguồn kiều hối và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đến nay, quy mô tín dụng của nền kinh tế Việt Nam đã vượt ngưỡng 2 triệu tỉ đồng. Dư nợ cho vay BĐS chiếm đến 50% tổng dư nợ có nghĩa là thị trường này đang chôn vốn khoảng 1 triệu tỉ đồng và đây chính là hàng hóa tồn kho lớn nhất, gây trì trệ cho hoạt động của nhiều ngành sản xuất khác.
Ngân hàng hết tiền cho nông dân vay phần lớn là do thằng này !
Thống đốc: “Ngân hàng cần đảm bảo lợi nhuận để giải quyết nợ xấu”. Vậy là các ngân hàng TM sẽ tự động thanh lý tài sản cầm cố, các ông BĐS chết chắc nhưng ko biết NHTM có lấy đủ vốn hay ko đây. Dù sao phương án này cũng nhen lên chút hy vọng về nguồn tín dụng vốn lâu nay quá yếu.
Giá cà phê sẽ sớm tăng trở lại, nhiều khả năng sẽ lên vùng 2100-2200, khi đó bà con có thể cân nhắc bán ra, hiện nay nếu cần chi tiêu thì chỉ nên bán vừa đủ dùng. Bán nhiều là không cần thiết.
Tôi thì lại đi ngược với quan điểm của anh Hiển. Tôi không kỳ vọng nhiều vào việc tăng giá mạnh trở lại, ít nhất là hết năm nay giá cà phê vẫn sẽ ở mức thấp
Nhận định sản lượng năm 2012-2013 là chuyện của mọi người. Mình ko trông chờ vào việc SL thấp để mong giá tốt vì như vậy có khác gì “được mùa mất giá”. Hoang mang là sập bẫy bà con à. Cân nhắc bán đủ dùng tự điều tiết lượng hàng bán ra sẽ có lợi cho chính chúng ta.
Các bác nói đúng lắm, sản lượng năm nay thua xa với năm ngoái, ở Đakha năm nay nhà nào cũng giảm sản lượng khoảng 20%hoặc hơn nữa mà giá thế này thì tội bà con chúng ta quá.
Mọi người cố gắng chờ đợi… tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác NLConsumer
Cà Kon Tum cũng vậy cụ thể là Đắk Hà năm nay mất mùa, quả nhỏ, giá đầu tư thì cao mà giá cà thì thấy càng ngày càng giảm, chỉ tội người dân một nắng hai sương.
Đăk Hà trên này đông thế.
Chậm nhất tối thứ 6 cà lại bật tưng bừng nhen các bác.