Khắc phục tình trạng “cà phê Catimor năm được, năm mất”?

Xin chào bà con – Nông dân trồng cà phê!

Tôi là dân Cầu Đất – Đà lạt, nhà có làm 1hecta cà phê chè Catimor ; sau thời gian dài miệt mài làm , tôi có vài điều trăn trở:

– Đa số các vườn trồng cà phê giống Catimor vùng Cầu Đất đều gặp tình trạng ”năm được – năm mất” mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp thâm canh như bón phân đúng liều, đúng thời điểm và có sử dụng thêm thuốc BVTV,  phân bón lá thường xuyên. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi tình trạnh năm này được mùa – năm sau bị giảm sản lượng.

– Thổ nhưỡng – khí hậu nơi đây có thể nói là tuyệt vời nhất ở VN đối với cây cà phê chè, tuy sản lượng cà phê hiện nay là đạt nhưng tôi vẫn muốn tìm biện pháp áp dụng để duy trì sản lượng đều theo các năm, hạn chế thấp nhất việc “năm được – năm mất”.

Với phương châm: ”Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời”.

Rất mong bà con cùng chia sẻ !

Phạm Mạnh Hùng (0633971995) – Cầu Đất – Đà Lạt

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Lâm Quang Trường

    Nếu đã nêu các cách bón phân và chăm sóc như trên, ta cũng cần lưu ý tới việc làm cành chồi của cây cho hiệu quả, điển hình như tước bỏ hoặc cắt tỉa những cành tăm, xương cá không cần thiết để giảm hao hụt dưỡng chất khi cây hấp thu dinh dưỡng để nuôi cành chính và trái, thì năm sau sẽ hạn chế mất mùa tức năm được năm mất. Ví Dụ: 2 ha đất trồng catimor thì 1 năm thu là 15 tấn tươi, năm sau sẽ thu khoảng 12-13 tấn; năm sau nữa thì sẽ phục hồi và bù lại cho năm thu thứ 2 với sản lượng 18 tấn; như vậy bình quân trong 3 năm thì sản lượng sẽ chia đều cho 3 là 18 tấn cà phê catimor tươi trên 1 năm.
    Ngoài ra ta còn chú ý đến khoảng cách trồng của cây cách cây là 1m- 1.2m, hàng cách hàng là 2m-2.5m thì cây sẽ không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng mà ta còn có 1 cái nhìn đẹp hơn cho toàn diện tích vườn mà lại dễ chăm sóc hơn so với cách trồng của quý bà con hiện nay là quá dày đặc, lại có xu hướng bỏ thì theo kiểu “làm thật ăn cháo, làm láo ăn cơm”.

  2. Tú Nam

    Theo tôi thấy, ngoài việc chăm bón, tỉa cành, khoảng cách phù hợp thì việc tạo bóng mát cho cây là tương đối quan trọng. Cây cà phê chè không ưa nhiều nắng như cà vối, nên trồng 1 số cây chắn gió, chắn nắng cho vườn cà của bạn. Theo kinh nghiệm của tôi thì nên nuôi chồi luân phiên, chồi cà chè chỉ cần nuôi trước mùa tưới nước 6-8 tháng là cho thu hoạch vụ sau rồi. Và chồi này sẽ cho năng suất cao trong 2-3 vụ tiếp theo. Nuôi chồi luân phiên như vậy có thể giữ ổn định năng suất hơn. 1 cây duy trì từ 2-3 chồi nối tiếp nhau.
    Thêm vào đó, những năm gần đây sâu đục thân phát triển rất mạnh, phải diệt tận gốc (bắt bằng tay, thuốc sâu,…).
    Chúc bạn có những vụ mùa bội thu!

  3. Văn Lưu

    Tôi là một nông dân đến từ Sơn La. Qua nhiều năm trồng cà phê tôi thấy vườn cà phê của đa số bà con đều mắc phải vấn đề như vậy. Tuy nhiên, tôi cũng thấy một số vườn của vài hộ nông dân vẫn đảm bảo sản lượng ổn định qua từng năm, nếu giảm tôi thấy cũng chỉ giảm 80% thôi. Và những nông dân đó đã làm gì? Và tôi cũng nhận thấy sự khác biệt giữa vườn cà phê trồng xung quanh nhà với những vườn ở tít trên nương. Vườn xung quanh nhà hầu như năm nào cũng bội thu.
    Và tôi muốn chia sẻ thế này. Những vườn cà phê như thế phải bón phân hữu cơ nhiều, dễ thấy nếu vườn nào không bón phân hữu cơ thì sản lượng năm nay 3 tấn thì sang năm chỉ 1 tấn là tốt lắm rồi. Thứ hai, các vườn phải được chăm sóc tốt từ dịch bệnh đến tỉa cành tạo hình, trong đó tỉa cành rất quan trọng với Catimor, bản tính của nó là càng khoẻ càng mọc nhiều cành cấp 1 cấp 2 3, quan sát vườn có vấn đề thì xử lý ngay lập tức. Thứ 3 là nên trồng cây che bóng mát cho cây cà phê, nhưng chú ý không nên mật độ dày quá. Ở Sơn La thời tiết khá ẩm nên có hơi khác Tây Nguyên phải tưới nước nhiều, Sơn La không phải tưới nước cho cây.

    Chúc bác tìm được giải pháp thích hợp nhất cho vườn cà phê của mình!

  4. Ca Đắng

    Cà phê Catimor là cà phê mít mà bác Trường trồng dầy thế chỉ để làm đai rừng thôi. Mà bài báo này cũng lạ , hỏi về kỹ thuật cà mít mà hình minh họa lại là cà chè nên mọi người đều thảo luận theo cà Arabica không thấy ai đã động gì đến cà Catimor cả.

  5. Nguyễn Vịnh

    Cây cà phê chè ở nước ta hiện nay được bà con gọi tắt là Catimor.

    Cà phê Catimor là một giống lai giữa chủng Hybrid de Timor với chủng Caturra nên được gọi là Catimor, cây thấp, cành ngắn nên có thể trồng với mật độ dày (6.666 cây/ha = 1,5m x 1m hoặc 5.000 cây/ha = 2m x 1m). Nhập vào nước ta trồng thử nghiệm từ năm 1984, sau đó lấy giống từ Bồ Đào Nha năm 1990, trồng đại trà tại Khe Sanh-Quảng Trị và Sơn La. Ưu điểm là tính kháng bệnh rỉ sắt cao, tán lá dày che kín hạn chế sự phá hoại của sâu đục thân. Ở Colombia trên 60% diện tích là trồng giống này…

    Hiện tượng “năm được năm mất” là đặc tính sinh học tự nhiên của cây cà phê chè nên không thể điều chỉnh cho năng suất hàng năm bằng nhau được !

    Đọc thêm: https://giacaphe.com/7240/vn-da-co-ca-phe-chon-ki-5-cac-giong-ca-phe-chinh/

    1. hungpm

      Chào các Bác !
      Em sorry, sau khi đặt câu hỏi vì bận việc nên chưa ghé thăm diễn đàn được.
      – Điều đầu em rất đồng tình với nhóm ý kiến liên quan đến việc “làm cành, tỉa chồi”, việc này lâu này ở nước ta mới chỉ áp dụng với cá Rô thôi, riêng với catimor rất hiếm người làm đặc biệt dân Cầu Đất chúng em. Em cũng đã suy nghĩ đến việc này và đang áp dụng kể từ năm này hi vọng năm sau sẽ có kết quả.
      – Chế độ phân bón cũng rất quan trọng, nếu có phân hữu cơ (phân chuồng) 2 năm 1 lần thì thật tuyệt vời, em nghĩ 90% là OK. Tuy nhiên em cũng dự kiến thí điểm thêm phân NPK chậm tan, phân này tăng hiệu suất hấp thụ –> cây duy trì dinh dưỡng quanh năm –> sẽ giảm tình trạng “năm được, năm mất”. Còn 1 vấn đề nữa: Em nghĩ nếu có nước nên bón thêm đợt phân cuối vụ, đợt phân này rất quan trọng giúp quả to, chín đều, cây tiếp tục làm cành trong khi thu hoạch.
      – Nói như Bác Vịnh nói: ““năm được năm mất” là đặc tính sinh học tự nhiên của cây cà phê chè nên không thể điều chỉnh cho năng suất hàng năm bằng nhau được”, em nghĩ cũng đúng vì nhìn vào quy luật tăng giảm sản lượng của Brazin sẽ thấy ngay, tuy nhiên ở VN ta đa số dân làm cà phê quy mô gia đình nên công tác chăm sóc có điều kiện hơn Brazin – quy mô công nghiệp chiếm đa số, vấn đề mấu chốt là “cây cà phê là cây đa niên” nếu có điều kiện đầu tư tốt em nghĩ sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc “năm được, năm mất”.
      Rất mong bà con chia sẻ !

    2. Linhnguyen

      Xin chào bác Nguyễn Vịnh
      Em thấy bác là người có tầm hiểu biết sâu và rộng về nông nghiệp và về cây cà phê. Em muốn tim hiểu thêm về cây cà phê, bác giúp em với ạ. Bác cho em xin địa chi email của bác với. Em cảm ơn bác trước.

      1. Nguyễn Vịnh

        Chào @Linhnguyen.
        Rất sẵn sàng. Bạn có thể trao đổi qua phản hồi trên diễn đàn, hoặc trực tiếp qua YM nhanh chóng và thuận tiện hơn.
        Địa chỉ email: [email protected]

  6. Ngô Chí Hiếu

    Theo tôi bác nên xem lại cách để tán của mình. Mỗi một cành chúng ta chỉ nên thu hoạch từ 2-3 năm là cắt bỏ. Chúc bác thành công.

  7. Hồng Quang- Phú Yên

    Tôi ở H Sông Hinh – Phú Yên, đã trồng cà Catimor 15 năm rồi, theo kinh nghiệm thì muốn cho năng suất ổn định ( tương đối thôi từ 15- 18 tấn/ha) thì trước hết phải bón phân cân đối, việc tạo tỉa cành rất quan trọng, cành dự trữ không nên tận dụng để quá 3 năm, tốt nhất là năm một, trường hợp cành dự trữ quá nhiều mình nên tỉa bớt không nên để nhiều quá năng suất năm đó cao (trên 20 tân/ha) thì năm sau dễ bị mất mùa lắm, ngoài ra cần lưu ý bệnh rỉ sắt và nấm hồng để phòng trừ kịp thời như vậy sẽ khắc phục được tình trạng trên. Bạn nào có kinh nghiệm hay hơn chia sẻ để Hồng Quang xin học tập, cảm ơn !

  8. Linhnguyen

    Theo tôi thì caphe catimor bị như vậy 1phần là do sinh lý và 1phần là do dinh dưỡng. Qua quan sát tôi thấy nếu caphe được trồng ở những nơi mà đất có nhiều chất hữu cơ và được chăm sóc tốt thì sự chênh lệch giữa các năm sẽ không lớn và ngược lại. Biện pháp khắc phục theo tôi là bón nhiều phân hữu cơ và cắt tiả cành để đảm bảo caphe luôn có bộ cành khỏe mạnh.

  9. Linhnguyen

    Cảm ơn bác Nguyễn Vịnh rất nhiều ạ. Em nghĩ bác là quản trị web này phải không ạ? Cảm ơn bác đã lập nên diễn đàn để bà con cùng chia sẻ và học hỏi. Chúc bác luôn khoẻ mạnh và luôn luôn thành công.

  10. voquangson

    Bác Vịnh nói đặc tính cây cà phê chè năng suất năm được năm mất không thể điều chỉnh được tui không đồng ý. Nếu năng suất đều hàng năm khoảng 18 – 20 tấn quả tươi trên ha tui thấy rất nhiều người ở chỗ tui làm được. Thậm chí có thể có năm năng suất 45 tấn quả tươi trên ha, nhưng năm sau còn khoảng 15 tấn/ha.

    1. Nguyễn Vịnh

      … “có năm năng suất 45 quả tươi trên ha, nhưng năm sau còn khoảng 15 tấn/ha” là cả 2 năm đều được vì năm nào cũng có thu mà không mất chứ gì? cũng có lí.

  11. minhtrung

    Cộng đồng ơi cho con hỏi, caphê nhà con giờ đang tượng bông vậy con có thể xịt đồng đỏ để rửa cây được không ạh?con xin cám ơn rất nhiều.

    1. Nguyễn Vịnh

      Rửa cây bằng đồng đỏ được nhưng tốn nhiều tiền mua thuốc. Có thể pha dung dịch boocdo 1% để rửa sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

  12. lan

    Chào các bác. Cho cháu hỏi, cà phê nhà cháu mới thu hoạch vào năm thứ sáu, cà bỏ phân rất nhiều mà cà càng ngày càng vàng và giống như muốn chết. Bác nào có kinh nghiệm thì chỉ giùm cho cháu. Cháu cảm ơn các bác rất nhiều.

    1. Nguyễn Vịnh

      Theo chú, vườn cà phê nhà cháu có độ pH rất thấp do tích lũy hóa chất của phân thuốc quá nhiều năm mà chưa cải thiện. Đặc biệt đã không ít lần bón phân supe lân và phân vi sinh loại có độ pH quá thấp làm cho đất bị dư acid khiến cây không thể hấp thụ được dinh dưỡng. Ngoài ra không loại trừ vườn bị tuyến trùng nặng.
      Xử lý bằng cách.
      -Cung cấp dinh dưỡng cấp thời cho cây bằng phân bón lá loại đa thành phần như Biosol, xịt liên tiếp 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
      -Đổ thuốc trừ tuyến trùng như tervigo, map logic, marshal, khoảng 10 ngày sau rải thuốc bột basudin hay vifuran.
      -Đo độ pH của đất để điều chỉnh bằng vôi + lân Văn Điển.
      Tất cả đều cần xử lý trước khi tưới nước bung hoa vụ này.
      Khi tưới, kết hợp dùng phân Biogel đổ gốc để cây nhanh chóng hồi phục rễ.
      -Hàng năm, giảm lượng phân hóa học, tăng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh.
      Cần gì thêm cháu cứ hỏi trên diễn đàn hoặc có thể email cho chú. Chúc cháu thành công.

  13. nguyễn thanh thuận

    Chào mn. Nhà tôi có trồng 1 hec cafe catimo . Trên cây cafe catimor xuất hiện tình trạng héo rủ, kéo nhẹ thì bị gãy ngang chẻ ra thấy 5~6 con sâu màu trắng( con trưởng thành màu đen có cánh) mong mọi người tư vấn. Bị 100%

    1. Nguyễn Vịnh

      Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat)
      -Đặc điểm gây hại: Là 1 loại xén tóc nhỏ có màu xanh đen, com cái lớn hơn con đực. Sau khi giao phối, con cái đẻ trứng vào buổi chiều, đẻ trên đoạn cành hoặc thân có vết nứt, rải rác mỗi nơi từ 5 – 9 quả, trung bình 1 con cái đẻ từ 85 – 87 trứng. Sâu non nở ra được 1-2 ngày đục vào vỏ quả, sâu tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 đục sâu vào thân cây và cành, đến tuổi 5, tuổi 6 sâu đục 1 khoảng rộng trong phần gỗ của cây và hoá nhộng tại đó. Vòng đời từ trứng – sâu non – trưởng thành – đẻ trứng là 200 – 211 ngày trong vụ đông và 126 – 176 ngày đối với vụ hè. Sâu phá hại nặng trên giống Cà phê chè. Vườn cà phê càng nhiều nắng thì bị càng nặng.
      -Thời điểm gây hại:
      Sâu thường gây hại nặng vào tháng 1-2 và tháng 4-5
      – Thuốc phòng trừ:
      + Nitox 30EC ( Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%)
      + Nibas ( Fenobucarb 50%) sử dụng ở nồng độ 0,30% – 0,35%
      + Bini 58 ( Dimethoate 40%) sử dụng ở nồng độ 0,25% – 0,35%
      + Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): sử dụng ở nồng độ 0,2 – 0,25%
      Hoặc pha thuốc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

91