Giá cà phê phiên qua đồng loạt giảm dưới sức ép của đồng USD mạnh, nhưng mức độ tương đối nhẹ.
Trên sàn giao dịch London, cà phê robusta giao tháng 5 và tháng 7 giảm lần lượt 11 và 12 USD, xuống 2.025 USD/tấn và 2.038 USD/tấn. Cà phê arabica trên sàn New York ở các kỳ hạn tương tự, giảm lần lượt 0,85 cent và 0,8 cent, còn 185,35 cent/lb và 188,05 cent/lb.
Thị trường phiên qua chịu tác động của đồng USD mạnh lên sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố biên bản cuộc họp tháng 3, trong đó không nhắc tới gói kích thích kinh tế mới nào, mà ghi nhận sự hồi phục, dù rằng thất nghiệp vẫn còn cao. USD mạnh thường làm cho hàng hóa trở nên đắt hơn với người giữ ngoại tệ khác, nên giá giảm.
Ở trong nước, giá cà phê nhân xô hạ 300 nghìn đồng/tấn so với hôm qua.
Thị trường hiện nay đang có nhiều kịch bản cho quý 2, trong đó robusta bị yếu thế. Theo báo cáo mới nhất của Volcafe, nông dân Việt Nam đã bán ra thị trường 70% sản lượng vụ này. Nguồn cung thời gian tới sẽ không có vấn đề nào xấu do Braxin và Indonesia sẽ thu hoạch từ tháng tới. Viện Nghiên cứu cà phê ca cao của Indonesia đưa ra báo cáo cho thấy Indo có thể tăng sản lượng tới 38% lên 11 triệu bao trong vụ tới.
Với cà phê arabica, một kịch bản nguồn cung chặt chẽ đang được dựng lên, với đủ các lý do, như thời tiết xấu và chương trình tạm trữ ở Braxin. Báo cáo từ các công ty nghiên cứu nội địa cho thấy Braxin sẽ thu hoạch 37,4 triệu bao arabica trong vụ bắt đầu thu hoạch từ tháng 7, giảm 11% so với chu kỳ sản lượng cao cách đây 2 năm. Chính phủ nước này cũng đang chuẩn bị một loạt các hành động như mua tạm trữ để hỗ trợ giá cho nông dân, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và tìm các thị trường xuất khẩu mới.
Hiện nay, dự trữ cà phê arabica tại các kho của sàn ICE tại New York đang ở mức thấp hơn 41% so với cách đây 2 năm, cho thấy tình hình sẽ càng khó khăn trong thời gian tới. Colombia thì dự kiến thu hoạch với sản lượng chưa đến 7,5 triệu bao trong vụ này – thấp nhất trong 36 năm.
Thông tin gần nhất dự kiến tác động lên giá cà phê các phiên tới là Bloomberg vừa đăng tải một số báo cáo cho thấy thời tiết tuần này ở Braxin sẽ cực kỳ khô hạn.
Nguyễn Hằng (giacaphe.com)
Hay thiệt ! tăng 12 $ thì cộng thêm được có 100đ , mà giảm 11 $ thì trừ tới 300đ . Nhưng giá thực ở ngoài đại lý họ mua còn thấp hơn ở trong bảng báo giá của Y5 từ 500-600đ lận. Bó tay …
Đại lý mua thấp hơn báo giá của Y5 là do họ xác định hướng giá đang giảm nên hạ giá mua để phòng ngừa rủi ro. Nếu đại lý xác định hướng giá đang tăng thì họ sẽ nâng giá cao hơn để thu hút được hàng về để kiếm lợi nhuận.
Đây là điều rất bình thường trong kinh doanh mà bạn !
BẠN NÓI RẤT ĐÚNG NHƯ VẬY THIỆT THÒI CHO NÔNG DÂN MÌNH QUÁ VÌ VẬY CHÚNG TA QUYẾT ĐINH KO BÁN NẾU CÀ DƯỚI 43TR CÁC BẠN NHÉ
Năm ngoái thời gian này cà phê giá 49tr đ/tấn, năm nay giá lè tè thế này muốn bán nhưng bán vẫn chưa yên lòng. Thôi đã lỡ rồi chờ đến khai mạc Euro bán luôn.
Cuộc chiến giá cả này đang ngày càng gay cấn đây. Nhưng hình như nhiều Bác đã bán hết rồi hay sao hàng ngày trên Y5k chỉ còn rất ít “tâm sự”?
Nếu từ nay đến cuối tháng 4 mà giá cứ lình xình kiểu này thì để gần thu vụ khác tính luôn một thể. Bữa nay không phải lo tưới nữa rồi. Phân cũng đã bón được hai lần. Từ từ hãy tính các Bác nhé!
Cà phê đang trở thành cà…chớn rồi! Nản kiểu làm ăn của mấy doanh nghiệp trong nước quá!
Cứ cố gắng chịu hạn đến kỳ hạn tháng 7/2012 đảm bảo các nhà xuất khẩu sẽ sốt vó đi tận từng nhà dân mà xin ký hợp đồng mua hàng cho các kỳ hạn. Mình tin sẽ có một vài DNNN sau này sẽ đi sâu vào từng hộ cá thể để đăng ký liên kết thu mua chứ cứ như năm nay bà con găm kỹ quá họ bị chết rất nhiều hợp đồng kỳ hạn rồi. Mình đến giờ này vẫn chưa mẻ hạt nào cũng mong nhiều bà con cùng tự tin như mình vậy. Khi nào giá lên 50/kg tớ mới bán.
Làm cà phê thành cà lăm luôn bà con ạ ! bao nhiêu công cán vật tư, nhiên liệu, và mọi thứ chi phí đều thi nhau lên … Còn giá cà vẫn nằm yên, buồn quá các bác nông dân ơi!
Bài viết có vấn đề. “Thị trường hiện nay đang có nhiều kịch bản cho quý 2, trong đó robusta bị yếu thế. Theo báo cáo mới nhất của Volcafe, nông dân Việt Nam đã bán ra thị trường 70% sản lượng vụ này. Nguồn cung thời gian tới sẽ không có vấn đề nào xấu do Braxin và Indonesia sẽ thu hoạch từ tháng tới” – Nguồn cung của Braxin chỉ là Arabica. Họ có được mùa đi chăng nữa thì lượng cà Rôbusta cũng không tăng nhưng theo bài viết thì sản lượng Arabica của Braxin giảm 11%.
Thật đáng buồn cho cung cách làm ăn của DN nội. Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT, Trung ương Hội Nông dân việt Nam và các ngành hữu quan có ý kiến đề nghị Chính phủ cho các DN nước ngoài vào trực tiếp thu mua cà phê, nếu để DN nội độc quyền thì họ còn ép nông dân làm cà phê ra bã.
Bạn Khiem nhầm rồi. Braxin có tới 30% là robusta, dự kiến vụ này là 16 triệu bao, gần bằng VN đấy.
Nói như bạn Hằng thì giá cà sẽ chắc xuống tai Braxin sắp vào vụ mùa mới, những ai mà chưa bán cà phê bây giờ mới chết khi nguồn cung dồi dào thì chắc chắn sẽ kéo giá xuống. Tôi cũng còn vài tấn giữ mãi không bán nên bây giờ không biết thế nào luôn.
Tôi đồng ý với bác Khiem nhưng Vol cafe dựa vào đâu mà đánh giá 70% sản lượng vụ này nông dân Việt Nam đã bán ra thị trường, như ở địa phương tôi khả năng cón lại cà trong dân khoảng 70%, các đại lý lớn nhỏ đều ko có cà như vậy thì nguồn cung thời gian tới sẽ không có vấn đề nào xấu do Braxin và Indonesia sẽ thu hoạch từ tháng tới là vô lý. Tôi nghĩ rằng thông tin chỉ mang tính tham khảo còn quyết định là của bản thân mình. Riêng bản thân tôi nghĩ cà sẽ lên 43tr.
Nói lung tung lan tan không trúng trật vào đâu cả.
Nếu tính riêng sản lượng cà phê Robusta thì Brazil xếp thứ 2 thế giới, hơn Indonesia khá nhiều. Năm nào Robusta của Indonesia được mùa, và ngược lại, thì may ra cũng gần xấp xỉ thôi. Chủ yếu Brazil để cà R tiêu thụ nội địa và chế biến cafe hòa tan.
*Theo báo cáo của USDA (8/2011), niên vụ 2010/2011 Indonesia sản xuất được 7,95 triệu bao R trong khi Brazil được 12,7 triệu bao R, VN được 18,15 triệu bao R và Ấn Độ chỉ 3,6 triệu bao R.
Gửi tất cả nông dân :
-Người nông dân hay chính phủ tích trữ cà phê cũng vậy mà thôi, chỉ tác động đến cung cầu trong ngắn hạn, và tác động đến giá cả không nhiều. Vì hàng bà con tích trữ trước sau gì cũng phải bán ra, chứ ko lẽ đem chôn? Các nhà rang xay còn phải cám ơn nông dân do đã làm giảm chi phí tồn kho của họ nữa.
Vậy là giá cả năm nay đã phản ánh đúng thực tế giá trị hạt cà phê hả bạn Thịnh Co.ltd?
Tôi ủng hộ ý kiến bạn Tài Thịnh, bà con ND không nên kỳ vọng vào tạm trữ, vấn đề này tôi đã có bài viết tại đây: https://giacaphe.com/6930/ca-phe-tam-tru-la-tu-tram/ mà theo đó, hành động “tạm trữ” là “tự trảm”.
Thấy giá cà phê đang xu hướng giảm nó sẽ đánh vào tâm lí người bán là những người dân… Nếu bây giờ giá sẽ giảm nữa thì người dân sẽ tính sao đây… Thấy thương người dân trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng không bao giờ giàu lên được, toàn làm giàu cho người khác.
Thật ra thì cà phê robusta tương đối sát giá với thị trường thế giới, chỉ có cà phê arabica là bị ép khủng nhất, có thể do người trồng arabica thiếu thông tin và không hiểu cách tính giá của thị trường thế giới. Đơn cử số liệu sau”
– Giá arabica lúc cao điểm tại Lâm đồng không vượt quá 80.000 đ/kg, trong khi giá thế giới cùng thời điểm đã vượt quá 290 cent/lb ( 1USD = 100 cent; 1 lb = 0.454 kg) tương đương hơn 6380 USD tức trên 130.000 đ/kg
– Tại thời điểm này giá arabica thế giới trên mức 180 cent/lb, xấp xỉ 4.000 USD/tấn tức trên 83.000 đ/kg, trong khi đó thị trường Lâm đồng chỉ quanh mức 45.000-47.000 đ/kg
Như vậy thu mua, chế biến Arabica quả là siêu lợi nhuận, lợi nhuận tạo ra ngay trên công sức của người nông dân, Ai? tổ chức nào? đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người nông dân đây?
Mong BBT giacaphe.com hãy dành một trang chuyên đề nói về cà phê Arabica, nhằm mục đích không bảo vệ được người nông dân thì cũng vạch mặt những DN làm ăn hiệu quả theo cơ chế thị trường định hướng XHCN bằng cách tạo ra lợi nhuận trên lưng người nông dân.
Trả lời Bạn Nguyên.
Bạn lưu ý rằng giá cà phê arabica tại Lâm đồng mà theo bạn nói không bao giờ vượt quá 80.000đ có thể vì những lý do sau đây:
– Có thể bạn chỉ biết giá cà phê vùng của bạn mà không biết vùng khác.
– Giá cà phê trồng vùng thấp không thể so sánh với vùng cao, nhất là vùng Cầu đất, Trạm hành
– Cà phê arabica mà chế biến khô thì giá chỉ bằng một nửa giá cà phê chế biến ướt thôi nhé, nếu biết chế biến arabica là siêu lợi nhuận thì sao ta không tự làm mà đi phê phán người làm là lấy mất quyền lợi công sức của Nông dân?
– Ai? Tổ chức nào muốn bảo vệ quyền lợi cho ND hay cho bất kỳ ai, muốn nhận được sự hưởng ứng thì cũng phải dựa trên sự bảo vệ hợp lý, hợp tình. Những DN hiện nay đầu tư vào thiết bị, mua cà phê của ND để chế biến ướt là người ta đang làm nốt một công đoạn còn thiếu mà bà con ND chưa làm hoặc chưa có điều kiện làm, sao đòi “vạch mặt” họ?
Tôi thấy hình như Bộ NN nước mình quên lãng người nông dân trồng cà fê rồi. Chứ người trồng lúa, người chăn nuôi… đều rất được quan tâm khi có sự cố về giá. Còn người trồng cà fê chẳng ai đề cập tới. Nản quá đi bà con ạ!
Đừng nản bà con ạ ! cứ chờ hết tháng 5 là biết ngay thôi. Nếu đến thời điểm đó mà giá cả vẫn cứ giẩm chân tại chổ như bây giờ thì bà con cứ kê cao kích bổng hàng lên và khóa chặt kho lại sang năm mở hoặc sang năm nữa nếu bà con bảo quản tốt. Tui thấy bạn tui có mấy người họ để càphê từ 2 – 3 năm họ mới bán mà chẳng sao cả (đó là những người có sức khỏe tài chính ổn định). Bà con ta ai có sức khỏe ổn định thì có thể áp dụng để có giá như mong muốn.
Không lẻ Braxin và Indo cũng chấp nhận mức giá thấp thế này sao? Chính phủ họ còn đang can thiệp vào việc để đẩy giá lên. Thêm vào đó dân ta cũng găm hàng. Vậy giá tất yếu sẽ lên.
Giá cà phê bấp bên kiểu này bán rẩy mà đi làm việc khác khỏe hơn bà con ơi. Tui ngán làm cà phê lắm rồi…
Đọc các bài thảo luận của các bạn tôi thấy rất nhiều bạn than ngắn thở dài thay cho người trồng cà phê VN. Nhưng tôi đây dám chắc với các bạn rằng, với giá cà như hiện nay người trồng cà phê đã có của ăn của để rồi, có người còn làm giàu lên nữa là khác. Những người trồng cà hiện nay còn cà trong kho đều là những hộ có tiềm lực tài chính ổn định, nếu không tin các bạn thử kiểm chứng hỏi một vài người ở hàng xóm hay bà con họ hàng thử coi có đúng vậy không.
Do vậy hiện giờ cà lên hay xuống họ cũng chẵn mấy quan tâm đợi khi nào tính được công việc trong nhà thì bán luôn thể. Chỉ tội nghiệp cho mấy anh, chị tích góp ít tiền có người còn vay Ngân hàng mua cà từ đầu vụ giá 39 – 40 để đầu cơ nhằm chờ giá lên như năm ngoái để kiếm chút lợi nhuận, nay giá cà như thế này thì than ngắn thở dài thay cho người trồng cà phê.
Vậy mới gọi “Thương trường là chiến trường” giá cà không năm nào giống năm nào cả, nó luôn tuân thủ theo quy luật hình Sin đấy các bạn ạ! Tôi là người gắn bó với cây cà phê gần 17 năm nay rồi nên tôi rất rõ những thời điểm thăng trầm của cây cà phê.
Nhân tiện qua đây tôi muốn gửi lời đến bà con trồng cà phê tham gia diễn đàn. Ở đất Tây nguyên này không có cây trồng gì làm giàu cho người nông dân bằng cây tiêu, cà phê, cao su cả. Vậy bà con ta cứ an tâm chăm sóc cà phê cho thật tốt, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác để đạt năng suất và chất lượng cao thì sẽ không lo nghèo đói chỉ có giàu trở lên.
Nói ra các bạn cho tôi là người khoe khoang, chứ nhà tôi đây cũng nhờ mấy mẫu rẫy cà mà bốn đứa con tôi học hành đầy đủ, nay có 2 đứa ra trường có công việc ổn định không lo đói nghèo. Còn tôi thì cũng có nhà xây khang trang, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ. Nếu trước kia tôi mà bán rẫy thì tôi và các con tôi nay sẽ đi làm thuê chứ là gì có được cơ ngơi như ngày hôm nay.
Thân!
Bạn nói cũng đúng, nhưng đâu phải ai làm cà phê đều có vài mẫu như bạn. Đa số bà con là chỉ dưới 1 ha thôi, chiếm 70% đó. Vì thế nên số này cũng bán hết để trang trải các thứ trong năm rồi.
Còn than thở trên đây đa phần là các nhà buôn, nhà đầu cơ nhỏ chứ nhà nông thì chấp nhận số phận rồi, than thở cũng chẳng được gì.
Chính phủ có chính sách để cho nông dân làm lúa ở đồng bằng Nam bộ có ít nhất 30% lợi nhuận. Cũng là nông dân cả mà sao nông dân làm cà phê không được Chính phủ quan tâm tạo điều kiện như nông dân làm lúa? Khi cà phê được giá thì có bị phụ thu còn khi cà phê mất giá thì chỉ hỗ trợ lãi suất cho các DN thu mua, xuất khẩu cà phê chứ nông dân làm cà phê thì có được hưởng gì đâu! Đâu rồi các ngành chức năng? soa không lên tiếng bảo vệ nông dân làm cà phê?
Nấy người thiệt là… tất cả phải chấp nhận hết, chẳng tổ chức cá nhân nào đứng ra làm cái gọi là quyền lợi đâu. Vì có làm cũng không được. Tôi thấy cứ buồn cười khi trách cứ doanh nghiệp và cơ chế.
Từ 3 tháng trước thì nhà nước đã quyết tâm nhảy vào can thiệp vào giá cả nông sản, tất tất cả những mặt hàng nông sản chủ lực, và ngân hàng cũng đã hưởng ứng vào cuộc. Theo quan điểm cá nhân thì họ nhảy vào cuộc chơi điều hành “con tàu chở đầy caphe Việt Nam” này 80% là thấy trước lợi nhuận. Còn vì nông dân caphe thì chưa chắc, chẳng ai có đủ năng lực.
Thấy Kinh Vu thảo luận mình thấy khó tiếp thu, và không có sức thuyết phục đối với cộng đồng Y5Cafe. Mình cũng là nd trồng cà phê catimo đó mà.