Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê thế giới tiếp tục biến động trái chiều. Giá Robusta tăng mạnh tại thị trường London và ngược lại giá Arabica giảm khá mạnh tại New York.
Thị trường London:
Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng vọt trong phiên giao dịch đầu tuần này bởi hoạt động mua bù bán của nhà đầu cơ.
Tình trạng đảo giá (giá kỳ hạn gần cao hơn kỳ hạn xa) diễn ra đã được 3 phiên vì nhu cầu lớn khi thời gian giao hàng đang đến gần.
Đóng cửa phiên giao dịch rạng sáng hôm nay, kỳ hạn tháng 3 tăng 80 USD, tức tăng 3,86%, lên 2.074 USD/tấn, trong khi kỳ hạn tháng 5 và tháng 7 chỉ tăng 10 USD, xấp xỉ tăng 0,5%, lên lần lượt 1.944 USD và 1.967 USD/tấn.
Mức 2.074 USD/tấn cũng là cao nhất kể từ ngày 22/9/2011.
Thị trường cà phê Robusta nóng lên kể từ tuần trước khi giá đã tăng tổng cộng 160 USD/tấn và có thêm 80 USD trong phiên rạng sáng hôm nay. Nhà đầu cơ đang đẩy tăng giá kỳ hạn gần để kiếm lời và sau đó mua lại các kỳ hạn xa với giá rẻ hơn nhiều, giữa lúc những người đã bán khống trước đây buộc phải mua hàng khi thời gian giao đã cận kề.
Thị trường New York:
Giá cà phê Arabica lại lún sâu vào cuối phiên khi USD bật tăng trở lại so với Euro vì nỗi lo châu Âu vẫn còn.
Đầu phiên, giá tăng cùng chiều các hàng hóa khác khi Hy Lạp quyết định thông qua biện pháp thắt lưng buộc bụng để có được gói cứu trợ quốc tế nhằm tránh vỡ nợ. Tuy nhiên, số phận của Athens còn phải chờ các nhà lãnh đạo châu Âu quyết định vào ngày thứ Tư tới.
Chốt phiên, kỳ hạn tháng 3 mất thêm 3,55 cent, tức mất 1,68%, xuống 211,75 cent/lb và kỳ hạn tháng 5 cũng mất 3,25 cent, tức mất 1,52%, xuống ở 214,15 cent/lb, mức giảm khá mạnh.
Trong nước:
Giá cà phê nhân xô hôm nay chỉ tăng 100 nghìn đồng so với hôm qua, lên 38.500 – 38.800 đồng/kg, dựa theo mức tăng của kỳ hạn tháng 5. Đây cũng là mức giá cao nhất kể từ ngày Noel vừa qua.
Các hãng tin nước ngoài cho rằng, lượng cà phê tồn kho trong tay nông dân Việt Nam vào khoảng 650-700 nghìn tấn, trong khi con số này hàng năm thường là 200-300 nghìn tấn.
Theo các chuyên gia quốc tế nhận định, chừng nào người trồng cà phê Việt Nam còn găm hàng thì giá còn cao. Tuy nhiên, thị trường cũng sẽ bớt nóng hơn từ tuần sau.
Anh Văn (giacaphe.com)
Cháu xin có nhận xét tí ti. Bản tin nào chị Hằng viết cũng có bao cà, còn chú Anh Văn viết hay có ly cà phê. Chắc là chú uống nhiều cà phê lắm nhỉ, hi hii. Mà sao bản tin ngày nay muộn vậy?
Cám ơn @Bù Na có nhận xét. Dân Việt mình ai cũng uống cà phê như chú thì chắc chắn… thế giới nhịn thèm !
*Giá cà phê nhân xô hôm nay chỉ tăng 100 nghìn đồng so với hôm qua, lên 38.500 – 38.800 đồng/kg, dựa theo mức tăng của kỳ hạn tháng 5. Đây cũng là mức giá cao nhất kể từ ngày Noel vừa qua.
Doanh nghiệp mà mua theo kiểu này thì bà con nông dân không bao giờ bán. Nhưng nếu vài phiên tới giá đảo ngược lại thì tính sao đây?
Giá đảo ngược thì chết người dân thôi, chứ có sao đâu… vấn đề này rất đơn giản mà… 1 bán nhà 2 bán rẫy cà phê, 3 bán xe …
Bà con hãy bình tâm , một vài triệu tấn cà phê cho cả thế giới có là bao . Việt Nam ta chỉ còn 600 đến 700 ngàn tấn thì lo gì , thiếu đâu bán đó . Đến hẹn lại lên , đến hạn giao không có cà là phải mua hết dù giá trên trời . Dân làm cà phê hãy biết tự cứu lấy mình trước khi trời cứu .
Giá chốt sáng nay thì cao… nhưng mà giá trong nước thì lại tăng thêm 100 đồng/1kg thì làm sao mà nông dân bán được. Công ty trong nước ép dân, thì chúng ta cứ cố gắng gim hàng lại… tới tháng ko có cafe đưa cho nước ngoài thì xem ai chết trước. Thiết nghĩ sớm muộn gì giá cafe cũng phải sớm cải thiện thôi.
Lại thêm một đợt “sốt co giật mới”!
Giá 2500USD/tấn đang trong tầm tay!
Bà con cứ bình tâm, tiếp tục găm hàng, vượt qua giai đoạn khó khăn này, phần thắng đang nghiêng về mình! Vì miếng cơm, manh áo, cố lên bà con ơi
Người Việt lại “trị” người Việt, thế này mà gọi là thị trường sao!
Sáng nay mình có phản hồi trong bài viết Nông Dân Đang Bị Vắt Giá. Có bạn bảo với mình là bây giờ thị trường trong nước đang thu mua với giá kỳ hạn tháng 5/2012? Vậy bà con nông dân đang bán hàng vào thời điểm tháng 2/2012 thì họ vẫn được hưởng lợi nhuận từ mức trên sàn giao dịch là tăng lên đến mức 2074 kỳ hạn tháng 3/2012 USD như ngày hôm nay chứ nhỉ? Thật là nực cười khi đưa ra lý lẽ mua theo kỳ hạn tháng 5/2012. Nếu thế thì để đến lúc đấy hẵng mua cho nông dân cho khỏi thắc mắc. Cà lên thì các nhà nông bị vắt giá- vắt sức cũng toi mà cà xuống thì các doanh nghiệp càng được lợi vì đã ký bán khống giá cao có xuống họ càng được lợi nhuận. Cho nên bà con ta không bán khi giá thu mua theo thời điểm kỳ hạn tháng 5/2012 là chính xác bởi họ đang cần hàng giao kỳ hạn tháng 3/2012 đang không có hàng thật trong kho. Mình tin chắc các bạn đọc đều hiểu điều này. Chúc cho BQT Y5 sẽ tìm kiếm một giải pháp để cộng đồng cà phê việt nam được hưởng lợi nhiều nhất. Thân
Giá tăng nhưng người nông dân không được hưởng lợi . Ban Biên tập và anh Kinh Vu và chị Nguyễn Hằng có thể cho chúng tôi biết vì sao mà giá lên đến 80đô/ tân mà giá nội địa chỉ có tăng 100đ/ kg không ? Khi doanh nghiệp nước ngoài thu mua thì họ kêu ca còn khi độc quyền thì họ ép dân ra bã? Bây giờ thì ai còn tin mấy ông doanh nghiệp nội nữa cứ đầ này thì giá có lên đến 2.300 đTấn thì người dân cung không bung hàng > Và có 1 điều chắc chắn là sẽ có nhiều ông kẹ nội chết trong giá ” Vắt ” này ! Lấy hàng đâu mà giao ? Bây giờ nông dân thời @ ai cũng biết xài In te nét rồi ?
Huỳnh Ngọc phúc nói đúng!
Doanh nghiệp trong nước ép giá nông dân Mua giá tháng 5 bán giá tháng 3 bà con hãy giữ lại đừng bán vội. Nếu giá có xuống chút xíu thì chúng ta lỗ một ít còn doanh nghiệp thiếu hàng giao sẽ phá sản sớm.
Bà con nông dân yên tâm vì lợi nhuận họ ép mình đủ đường. Hãy giữ lại thiếu đến đâu mới bán đến đó. Hiện tại nếu người dân tự điều tiết tài sản của mình thì các doanh nghiệp sẽ không đủ tiền trả lương một mớ nhân viên của họ đâu. Càng ép dân họ càng sớm phá sản (nếu dân đoàn kết) bởi họ sống được nhờ sản phẩm của người nông dân.
Tại sao giá tại Lon Don là 2074 usd , tương đương 43.000 đồng/kg , sao trong nước chỉ có khoảng 38.700 đồng/kg ?
Hy vọng cà phê còn lên nữa. Chúc bà con valentine hạnh phúc.
Tôi ở Di Linh Lâm Đồng thấy dân ở đây bán hết khoảng 50% lượng cà phê còn lại đang chờ vào giá lên mới bán ,các bạn cùng chờ nhé!
Bạn ở chỗ nào mình cũng ở Di linh nè.
Tất cả bà con nông dân điều biết, có khi nào tính kì hạn cà phê ngược như bây giờ không?
Nghe 2 từ “găm hàng” thấy oải quá !
Nếu là vốn tự có thì được , chứ mà đi vay mượn thì không nên đâu bà con !
Tôi xin các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê hãy xem xét lại giá cà phê trong nước chứ đừng ém giá bà con nông dân và đừng đổ lỗi cho bà con găm hàng không bán .
DN Việt Nam mua giá này cũng tốt, nhờ đó mà thời điểm hiện tại ít ai bán. Hàng thiếu giá lại càng lên thôi, vì nông dân mấy ai nắm được tình hình giá cả thế giới, cứ thấy lên trong nước lại bán.
Qua các bạn phản hồi mình thấy năm nay sao doanh nghiệp nước ngoài ko trưc tiếp thu mua như năm ngoái mà để doanh nghiệp trong nước ép dân như vậy?
Năm ngoái cafe mất mùa thì doanh nghiệp nước ngoài vào tranh mua, năm nay nông dân trúng hơn một chút thì lại bị rào cản. Doanh nghiệp nào trong nước mà chưa bị phá sản thì cứ tha hồ lộng hành. Thật tội nghiệp cho nông dân chúng mình.
Bà con cứ tự tin, lúc cafe 3800d còn sống được thì bây giờ cứ thế mà làm.
Tôi nhất trí với các thảo luận trên, bà con thiếu tới đâu giải quyết tới đấy, đừng để người ta đè quá. Hi vọng cà phê sẽ tiếp tục tăng giá.
Tôi đang có 20 tấn cà, hồi hộp quá ko biết đến bao giờ giá cà mới lên. Các chuyên gia đều nói cà thiếu trong khi bà con gim hàng ko bán, vậy mà ko hiểu sao đến giờ cà vẫn chưa lên.
Mình là đại diện DN XK cà phê, trao đổi với bà con để làm rõ một số vấn đề:
1/ Tại sao tính giá tháng 5
Giá tháng 3 áp dụng cho những hợp đồng giao tháng 1 và tháng 2. Khách hàng nước ngoài không bao giờ chờ đến ngày hôm nay 14/2 để mua hàng giao từ giờ đến 28/2. Hợp đồng giá tháng 3 giao hàng tháng 1 và 2 đều đã ký trước Tết. Các doanh nghiệp đã triển khai mua hàng ( thời gian từ khi mua cà phê xô đến khi container lên tàu phải là 15 ngày) và đã hạch toán vào giá thành để mua hàng cho bà con từ tháng 1 rồi. Nếu doanh nghiệp nào còn chưa mua thì họ có lợi thế nhưng thời gian cũng không còn dài, và vì vậy lượng hàng lấy giá tháng 3 để mua cũng không còn nhiều.
Vì vậy, mình xin khẳng định với bà con là hiện nay mua bán theo giá tháng 5
2/ Giá cả
Mình thấy nhiều bà con nói là DN XK ép bà con. Việc này hoàn toàn không có. Giá cả hình thành do quan hệ cung-cầu, thị trường cà phê là thị trường cạnh tranh hoàn toàn, không có độc quyền thao túng giá.
Vì vậy, mình sẽ công khai cách tính giá thành xuất khẩu để bà con nắm nhé:
Giá tháng 5 hiện tại: 1,952 USD
Giá trừ lùi: hiện cty mình đang có giá tốt ký từ trước là -20 USD
Phí đóng hàng tại kho riêng ở TPHCM, vận chuyển cont ra cảng: 10 USD
Phí giao nhận, chứng từ, THC : 15 USD
Từ ngày trả tiền cho bà con đến ngày tàu chạy, tiền khách hàng nước ngoài trả về đến tài khoản tính theo mức lý tưởng là 15 ngày: 8%/năm chia 365 x 15 ngày = 7 USD
Lãi tối thiểu của DN 10 USD
Tỷ giá hôm nay Ngân hàng Techcombank mua vào là 20.830
Cộng trừ nhân chia ra được giá mua vào (hàng xô, bao PP tương đương với loại 2, 5% đen vỡ là): 39.744 đ/kg
Hôm nay thị trường giao dịch cty mua vào giá hàng xô nằm từ 39.600-39.700 giao hàng tại TPHCM.
Bà con thấy có ép giá không ạ?
Vậy hả bạn. Vậy thì đợi tháng hết tháng 3 bán luôn, lúc này thế giới không có hàng giá tháng 5 lên bán luôn cho dễ. Như vậy anh Kinh Vu nói là bán tháng chẵn là không đúng rồi. Không biết sao nữa
Dạ, em cũng mong bà con đồng lòng. Kinh doanh mà thị trường giá tăng thì cả em và bà con đều vui đấy ạ.
thị trường là thế, bạn không hiểu rõ nguyên lý hoạt động của cái thị trường này thì không nên nói càn.
Thấy bạn Ban phân tích đọc rất dễ hiểu, cảm ơn bạn!
Bạn ban thân mến!
Hiện nay là 14/02/12 Giả sử giá thế giới tháng 5 là 2074 và giá tháng 3 là 1960 thì doanh nghiệp sẽ mua giá tháng nào? Nên nhớ là còn 45 ngày nữa mới hết tháng 3 đấy.
Bạn hãy chắc chắn cho tôi là từ ngày nào trong tháng thì chuyển giá mua? Bà con nông dân có thống kê những lần chuyển giá từ năm 2005 đến nay đấy.
Giao hàng tháng 1,2 (DN XK giao nhé, không phải bà con nông dân) -> chốt giá tháng 3
Giao hàng tháng 3,4 -> chốt giá tháng 5
Giờ mà bà con còn để cà phê trong nhà thì làm sao mà em mang về đóng vào cont đi kịp trước 28/2
Ý bác là sao… DN cầm chuôi a
Thật là vớ vẩn, cần gì phải đóng Cont, 31/03 chưa phải là tết đâu, lo gì ngày 28/02. Các DN mua ngay bán ngay được mà bán hàng thực không ai mua thì bán hàng giấy, lời hàng giấy thi lỗ hàng thực và ngược lại.
Cho mình hỏi cái này, nếu tính theo kì hạn tháng 5 thì tại sao kì hạn tháng 3 vẫn đang được giao dịch, phải chăng đây là cơ hội cho các nhà đâu cơ đẩy giá kì hạn tháng 3 tăng cao trên sàn London nhằm chuộc lợi sao? Bình thường các doanh nghiệp trong nước vẫn mua cà phê theo đúng kì hạn. Nhưng chưa hết kì hạn tháng 3 mà đã chuyển sang mua kì hạn tháng 5.=> năng lực của các DN trong nước kém quá không đủ sức cạnh tranh với nước ngoài hoặc là sự đầu cơ trong nước của 1 số đại gia góp phần tạo ra hiện tượng “vắt giá” như các phiên GD trước đây. Vậy thử hỏi người dân được lợi gì từ việc này hay chỉ là sự thiếu trách nhiệm của các DN trong nước trong khâu thu mua.
Dạ, không phải thưa bà con
Bình thường khách nước ngoài vẫn mua hàng tháng 3, nhưng từ khi giá vắt là ngay lập tức họ chuyển sang tháng 5. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn mà, làm sao mà người mua họ lại không hiểu biết mà đi chọn phương án mua giá cao của tháng 3.
Nếu DNXK VN muốn bán giá tháng 3 thì trong tháng 3 phải chở hàng đến các kho LIFFE để grading rồi lấy giấy chứng nhận mang lên sàn bán hàng thực (cái này khó à nha, nhiều thủ tục lắm và thường chỉ có các công ty nước ngoài làm được).
Cái sàn bây giờ là công cụ cho đầu cơ làm xiếc. Có lần mình nói ta có nên tẩy chay sàn hay ko thì các bạn cho ràng mình nói bừa. Mình biết khi nói vậy là các bạn chưa nghĩ kỹ càng đâu.
Về kỳ hạn tháng 3, vẫn còn giao dịch cho đến cuối tháng 3. Chỉ ngừng khi không còn ai giao dịch nữa, nên có thể kéo dài đến ngày 31/3. Lúc này được gọi là giao ngay. Hàng được lấy từ trong kho của sàn và người giao dịch là chủ số hàng đã nhập kho có chứng chỉ. Bạn nào muốn giao dịch trong giai đoạn này (hàng thực) cũng được với điều kiện phải có chứng chỉ kho.
Nói như thế có nghĩa là chỉ các nhà kinh doanh lớn trên thế giới mới có chứng chỉ gửi kho nằm chờ ở đó. Và lúc này là họ đảo giá và triệt hạ lẫn nhau, còn bà con mình là kẻ ngoài cuộc chơi. Tốt nhất là mình bán khi nào cảm thấy giá được, cần đâu bán đó. Ngày 15/2 là hạn chót quyền chọn chuyển tháng hàng giấy. Nếu không chuyển tháng thì phải giao hàng thực. Chuyện này nông dân mình biết để mà biết. Mình cũng biết vậy nên nói vậy để các bạn hiểu thêm về kỳ hạn.
Mình chỉ buồn là nhiều bạn không hiểu mà không chịu nghe lại cứ la ó loạn cả lên.
Những gì bạn ban nói theo mình đều đúng cả đấy.
Như vậy, có một số hợp đồng buộc phải giao nhận hàng thực, mà giá hàng thực thì đang ở trên trời.
À, Cafe con cho mình hỏi tí. “Ngày 15/2 là hạn chót quyền chọn chuyển tháng hàng giấy” –> đó là theo quy định của sở giao dịch (sàn)?
Quy định của LIFFE đối với cà phê R là ngày 15 của tháng trước, còn cà phê A thì ICE (NYSE) cũng quy định nhưng mình không rõ cụ thể !
Cám ơn Cafe con nhiều lắm, bạn có thể cho mình xin nguồn thông tin đó ko? Ví dụ đường link của LIFFE nói về quy định này chẳng hạn?
À, cho mình điều chỉnh 1 tí, ko phải là ICE (NYSE) mà là NYSE LIFFE. ICE thì liên quan đến NYBOT hơn.
Bạn có thể tham khảo thông tin sau về các sở giao dịch.
Tháng 1/2007, Sở giao dịch hàng hóa New York (New York Board of Trade – NYBOT) trở thành công ty con của Sở giao dịch Liên lục địa (Intercontinental Exchange – ICE) và hiện nay NYBOT được biết với tên gọi là ICE Futures U.S. Giao dịch cà phê Arabica (ký hiệu là KC).
Website: http://www.theice.com/
Sở giao dịch hàng hóa Luân Đôn (London International Financial Futures and Options Exchange – LIFFE), kể từ đầu năm 2002, là một phần của Tập đoàn Euronext, sau đó, Euronext hợp nhất với Tập đoàn NYSE vào tháng 4/2007 và hình thành nên công ty mà nay có tên gọi chung là NYSE Euronext. NYSE LIFFE là công ty kinh doanh sản phẩm phái sinh toàn cầu thuộc Tập đoàn NYSE Euronext. Giao dịch cà phê Robusta, ký hiệu là RC.
Website: http://www.euronext.com/
Mình nhớ rồi. Của ICE là ngày 10 và LIFFE là ngày 15 của tháng liền trước tháng kỳ hạn, do sở giao dịch hàng hóa qui định.
Đọc ở đâu cũng lâu rồi mà vì mình ko quan tâm về đề tài này lắm (quan điểm của mình là tẩy chay sàn này mà), bạn thông cảm.
Vui quá đang tháng 2/02012 mà đã có sự chuẩn bị thu mua cho giá tháng 5/2012 vậy là năm nay cà phê quá nhiều- dư cung rồi. Vậy bà con mình lo gói ghém xài ít lại để dành đến khi nào hàng thiếu thì bán chứ bây giờ các doanh nghiệp họ đã quá đủ hàng để giao kỳ hạn tháng 3/2012 rồi. Mình cứ ngỡ cà phê khan hiếm không ngờ các nhà rang xay đã có hàng chuẩn bị nên họ tiếp tục mua thêm cho giai đoạn tháng 5/2012 đấy. Tớ có 20 tấn đang cần bán giá giao kỳ hạn tháng 3/2012 được ký vào thời điểm cuối tháng 6/2011 năm ngoái. Lúc đó giá hợp đồng đang là 2487USD kia. Thân
đàm hưng nói rất đúng , bạn Ban nên xem lại cách lý giải của mình , xem cách tính giá để mua từ xưa đến giờ có đúng như bạn nói không?
Thấy bạn phân tích rõ ràng đúng là dân trong ngành xuất khẩu cà phê ,thật không chê vào đâu được chúc bạn làm việc tốt hơn nữa.
Bạn ban thân mến!
Bây giờ đã rõ là doanh nghiệp trong nước thiếu vốn rồi.
Cho mình hỏi bạn tí xíu:
Tại sao thủ tục giao hàng từ 15/3- 31/3 và bán giá tháng 3 nước ngoài làm được mà việt nam không làm được? Tại sao ta không giao hàng trước và trong tháng 1,2 rồi chờ tháng 3 mới bán? Hay doanh nghiệp thiếu vốn? (đừng nói dân không bán vì không bán lấy gì chi tiêu, đầu tư).
Nói thật với bạn nước ngoài họ biết doanh nghiệp mình thiếu vốn nên họ đẩy giá kỳ hạn gần lên cao và gí kỳ hạn xa xuống để trục lợi đấy bạn ạ.
Mặt khác cũng do thiếu vốn nên Doanh nghiệp trong nước mua và bán xa đạt được hai cái lợi cho doanh nghiệp:
– Một là có thời gian giao hàng nhiều lần nhằm quay vòng vốn
– Hai là mua rẻ được giá cà từ nông dân ở kỳ hạn xa.
Cũng có thể ( Xác suất thấp) doanh nghiệp đang giao dịch bán ở kỳ hạn tháng 3 nhưng mua ở kỳ hạn tháng 5 để tăng lợi nhuận và ép giá nông dân.
Việc bạn nói Doanh nghiệp nước ngoài họ cũng mua giá tháng 5 là đúng rồi, họ dại gì mua giá tháng 3 cho nông dân khi doanh nghiệp trong nước mua giá tháng 5 phải không bạn?
Gửi bạn Đàm Hưng,
Mình nói ở trên rồi chắc bạn chưa đọc kỹ.
Giao hàng từ ngày 1/3 đến 31/3 là giao hàng tại các kho chỉ định của LIFFE ở Châu Âu ví dụ như ở Trieste (Ý), Antwerp (Bỉ)… chứ không phải giao từ Việt Nam.
Bên Cty mình đã thử đi hàng sang đó 1 lần rồi. Phải nhận hàng ở Việt Nam, chuyển lên tàu, sang Singapore hoặc Malaysia chờ kết nối tàu mẹ (việc này khốn khổ và hên xui là vì VN ta nghèo không đi trực tiếp được), hàng sang đến Italy mất 20-25 ngày, rồi nhập kho, lấy mẫu và grading (thử nếm, phân loại xem hàng mình được loại mấy vì bên LIFFE họ tính quy cách khác Việt Nam mình), rồi nhận chứng thư, rồi mở tài khoản tại 1 công ty môi giới, rồi đưa lệnh bán hàng thực lên sàn (cái lệnh hàng thực phải thực hiện lệnh AA (against actual) nên phải chờ có lệnh mua mới ghép được lệnh bán.
Làm 1 lần rồi oải, đồng thời các công ty nước ngoài thấy cửa kiếm ăn của họ bị xâm nhập nên tập trung o bế, gây khó khăn.
Thế là giải tán, lại về quê làm lại như cũ – buồn.
Hay. Bạn Ban quả thực là người rất hiểu về ngành XK cà phê, đồng thời nghiệp vụ ngoại thương rất khá. Chúc mừng bạn vì tương lai ngành cà phê chúng ta rất cần những người như bạn. Có những người khác họ cũng biết và có thể biết nhiều hơn bạn nhưng họ không bao giờ chịu chia sẻ với bà con. Cảm ơn bạn Ban nhé.
Lừa ai chứ lừa nông dân thì khó lắm. Thời đại này mà phải giao hàng tận nơi thế hả? Các DN hiện nay phải mua giá tháng 3 mới đúng, không cần phải có hàng thực như bạn nói đâu. Bạn mua cà phê giá tháng 3 rồi tối về lên mạng bán hết số lượng mua ngay trong tháng 3 thế thì làm sao lỗ được? Khi nào có hàng thực thì mới chốt giá, nếu lỗ hàng thực thì lời hàng giấy và ngược lại. Có điều khi mua hàng thực bạn trừ thêm một ít lãi vay để duy trì hàng giấy.
Bạn cho mình hỏi xíu với, lệnh AA (against actual) là sao nhỉ?
Tôi thấy bạn Ban phân tích giờ tôi mới hiểu . Nhưng thưa bạn ! Các doanh nghiệp làm ăn như doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ khó mua cà phê dưới giá 40.000 đ/kg. đây là đòn mã hồi thương của các nhà đầu cơ nước ngoài đánh vào các doanh nghiệp như các bạn đấy . Một khi đã ký hợp đồng giao hàng với giá dưới 1.900 đô/tấn thì với mức giá này làm sao các doanh nghiệp nội thu mua hàng được . Là cư dân của diễn đàn này lâu năm tôi thấy các ông kẹ nội tuyên bố là hạn chế bán hàng giao xa , sao bây giờ vẫn sập bẫy vậy ? Với mức giá đè dân như kiểu hiện nay người dân có quyền được nói chính doanh nghiệp nội là những kẻ giết nhân dân ?
Thưa bạn Cẩn
Mình cũng là doanh nghiệp, nên phải có lợi nhuận mình mới làm ạ.
Không ai đi bỏ công sức tiền bạc làm ăn mà lại đi làm lỗ (em suy nghĩ vậy còn ai suy nghĩ khác em chịu). Em không biết nông dân sẽ chấp nhận bán giá nào. Nhưng em tin rằng Việt Nam phải xuất khẩu cà phê. Nông dân bán thì em mua để xuất khẩu và tất nhiên có lợi nhuận.
Em cũng mong cà phê hơn 40k vì lúc đó giá London cũng tăng hoặc trừ lùi cũng co lại em vẫn cân đối được. Bà con nông dân mình thì chỉ mong giá lên vì bà con có giá thành rồi. Còn doanh nghiệp như bọn em chỉ mong giá “cân” – tức là giá ngoại – giá nội có lãi thôi ạ.
Nói tóm lại:
Trong 2 giá: Giá hiện tại và giá tương lai, giá nào rẻ thì mua! đó là cách thế của “con buôn”!
Mọi giải thích đều ngụy biện! “con buôn” có quyền lực mua, nhưng người sản xuất có “quyền lực bán”. Trong nền kinh tế thị trường, bên nào mạnh bên đó thắng, thế thôi! không dài dòng.
Tôi thấy DNVN là những nhà xuất khẩu cừ khôi, hiểu việc làm lợi cho mình, biết cách chơi. Việc mua theo đúng quy luật thị trường, biết chia rủi ro cho người sản xuất chi li tới từng xu vậy mà thực tế nhiều đại lý xù nợ thế?
Hình như có 1 vài người không phải là người làm cà fê mà là bên Doanh nghiệp. Họ vào đây cố ý làm lung lay ý chí của người nông dân để họ bán rẻ cà fê. Con tên Ban nhất định không phải người tốt bà con đừng có tin nó.
Em cũng là một kênh thông tin để trao đổi thôi. Mong bà con tỉnh táo đọc và suy nghĩ, và ra quyết định đúng đắn nhất ạ.
Nông dân thời @ là nông dân trí thức, nông dân toàn cầu chứ không phải là cứ cái gì không đúng ý mình là chửi đổng đâu ạ
Tui thấy lạ quá sao lúc trước còn mấy ngày là hết tháng 1 mà vẫn mua giá tháng 1 mà bây giờ còn lâu mới hết tháng 3 vậy mà mua tháng 5 tui thấy có vấn đề khỏi bàn nhiều. Trước sao sau vậy sao bây giờ lại vậy không hiểu.
Anh Thịnh đã cho cái giá tháng 5 ra làm giá chính trên bảng giá rồi. Bà con ta cứ căn cứ giá tháng 5. Khi nào được giá, ưng cái bụng thì chúng ta bán. Không thì cứ để đó. Không thiệt ai cả. Chẳng cần quan tâm giá tháng 3 nó thế nào, giá tháng 5 nó ra sao. Thậm chí chẳng cần nhìn giá trên sàn cũng được. Giá bao nhiêu là ở bà con nữa. Thuận mua vừa bán thôi.
Tôi là nông đân thực thụ đọc nhiều nhưng hiểu ko nhiều. Càng đọc càng ưc chế vì thực tế khi giá lên 1000đ thì người dân chỉ được hưởng 500đ hoặc 200đ. Khi giá xuống 1000đ thì người dân lại mất 1000-1500đ, thậm chí mất đến 2000đ.
Vậy việc nầy thì cách tính thế nào?
Ý kiến của mình cho rằng vấn đề này là ở chỗ thị trường thu mua cà phê đang vận hành chưa hoàn hảo, bà con nông dân phải bán cà phê qua quá nhiều trung gian mới đến được DN XK, DN XK thì thiếu thốn về nguồn lực (địa bàn, con người, vốn) để tiếp cận nông dân.
Hy vọng khoảng cách này ngày càng được xóa bỏ và nông dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ giá thế giới
Nông dân lúc nào cũng ở thế… trên đe dưới búa. Dầu đểu, phân đểu, giá nông sản quá đểu luôn. Đồng ý là kinh doanh phải có lợi nhuận thì mới làm, nhưng cũng 1 vừa 2 phải thôi, ép người quá ức thật.
Tôi ở vùng sâu nên bị tư thương ép giá không thương tiếc. Họ mua rẻ mạt, nhưng bán cắt họng. Quả là khổ cho dân đen.
“Nông dân thời @ là nông dân trí thức, nông dân toàn cầu” câu nói này rất hay..
Mọi người đều biết nông dân mình cực khổ, mưa nắng dãi dầu, quanh năm suốt tháng mới làm ra được hạt cà phê, ước mong của người nông dân là công sức mình bỏ ra sẽ được thu về một cách thỏa đáng(…). Ở đây, trên diễn đàn này, người nông dân và các doanh nghiệp XNK trong nước cần chia sẻ thật vấn đề và cùng nhau hợp tác để đem lại lợi ích công bằng cho ngành cà phê Việt Nam. Với người nông dân @ bây giờ là những nông dân trí thức thì họ đều hiểu, đã làm ăn, buôn bán thì phải có lợi nhuận, nếu ko có lợi nhuận thì chắc chắn sẽ ko có ai làm, nhưng vấn đề là lợi nhuận đó phải được chia sẻ một cách công bằng. Người nông dân luôn là những người vất vả nhất làm ra hạt cà phê thì đáng ra họ phải là người được hưởng lợi nhiều nhất từ hạt cà phê. Nhưng ko, phần thiệt nhất bao giờ cũng là những người nông dân, năm ngoái mọi người còn nhớ, giá cà phê lên mức cao trên 50.000đ/kg, nhưng nhìn lại thì mấy ai được hưởng lợi với mức giá này. Nông dân bây giờ không phải là đã giàu, nhưng họ sẽ không bao giờ bán rẻ thành phẩm của mình để làm lợi cho một số ít người đâu…! Thị trường luôn có quy luật cung – cầu, hãy để nó thuận theo quy luật tự nhiên này, đừng lợi dụng sức mạnh của tài chính mà thao túng, bóp méo sự thật diễn biến cung cầu của thị trường. Người nông dân họ có đủ sự hiểu biết, thông tin và sự tỉnh táo để nắm bắt thị trường, vậy nên các doanh nghiệp XNK trong nước và các tổ chức quốc tế hãy hiểu cho điều đó. Mong muốn của nông dân là chính đáng, họ muốn được hưởng lợi từ thành phẩm mà họ làm ra một cách công bằng.
Ban nói đúng đấy, cũng như ở sàn BMT muốn bán bạn phải ký quĩ hàng thực thì bạn mới bán được. Theo tôi không nên găm hàng lâu quá, cần tiền tiêu thì nên bán. Tôi chỉ tham khảo thôi chúc bà con thành công.
Bạn BAN phân tích rất hay về cơ chế giá thu mua cà phê. Nông dân tui chỉ thắc mắc một điều nho nhỏ là : Giả sử giá tháng 5 là 2.110 usd/tấn (bằng giá tháng 3 trên thị trường hôm nay) và giá tháng 3 là 1.957 usd/tấn (bằng giá tháng 5 hiện nay) thì bạn Ban thân mến sẽ mua cà phê cho nông dân chúng tui theo giá tháng 3 hay tháng 5 ?
Em đã trả lời ở trên là mua tháng 5 rồi ạ. Vì hiện nay tất cả hợp đồng ngoại ký mới (trong vòng 1 tuần này) giao hàng 15/2-15/3 đều tính giá tháng 5 rồi ạ.
Về giá thì thông tin với bà con là cty em đã mua được hàng R2 bao PP giao kho ngoại quan BD giá 39.300 đ/kg
Bạn Ban có thể cho mình địa chỉ mail được không? mình có vài ý kiến về cà phê muốn trao đổi với bạn. Cảm ơn bạn trước nha
Trên Y5 báo giá 38.7 vậy mà chỗ tui Êa Kênh Krông Pắc đại lý mua có 38.2 thôi à.
Hi hi. Càng tranh luận càng thấy hay nhưng lại lộ ra một điều mà các doanh nghiệp muốn dấu.
Một là: Họ đã ký bán kỳ hạn tháng 3 với giá thấp nên bây giờ ép giá nông dân để gom hàng giá thấp nhằm giảm lỗ.
Hai là: Tận dụng kẻ hở cuả các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước để ép giá nông dân nhằm trục lợi. Điều đó thấy rõ ở chỗ tại sao đang giao dịch thực ở tháng 3 (đang cao) mà lại đi mua ở giá tháng 5 (đang thấp). (Nếu có quy tắc đó, bạn Ban có thể chỉ giúp mình quy định nào hay hướng dẫn nào nói về điều đó không).
Ba là: Giá cao hay thấp đều do doanh nghiệp quyết định hết vì Chính phủ đâu có cơ chế nào điều tiết giá cũng như là bảo vệ lợi ích của nông dân đâu (Nếu có xin chỉ giúp để mình mở rộng kiến thức. Cảm ơn).
Hy vọng khi giá kỳ hạn tháng 5 đang thấp các doanh nghiệp nói chung, bạn Ban nói riêng không ký bán cà phê với giá rẻ để rồi lại ép nông dân, lại tranh luận. Hi hi.
Bạn Ban thân mến
Bạn thật dũng cảm khi dám chia sẻ những thông tin trên và chịu nghe những lời lẽ không hay trên diễn đàn này.
Với kiểu comment trên diễn đàn này, còn lâu Việt Nam mới theo kịp thế giới, bởi tâm lý người ta chỉ muốn nghe điều hay, tốt cho mình… mà không muốn nghe lời chân thực, khách quan.
Tính cầu thị của mọi người thật yếu, lại còn gây mất đoàn kết giữa nông dân và DNXK nữa. Đúng là 1 truyền thồng chẳng hay ho gì : “MẤT ĐOÀN KẾT”.
Có người nói: 1 người VN bằng 3 người Nhật, nhưng 1 người Nhật thì hơn 3 người VN là vậy đó!
Thật buồn!
Theo hiểu biết của cá nhân tôi thì hiện tại thị trường xuất khẩu hàng thực lẫn thị trường kỳ hạn đều ko ai giao dịch giá tháng 3 nữa, tôi có theo dõi việc kinh doanh cà phê và đã chứng kiến không dưới hai lần thị trường đảo chiều thế này, và theo một số phân tích từ các “chiên da” hiểu rất rõ về cà phê thì đây là động tác thao túng giá của các quỹ đầu cơ, Theo họ thì vào thời điểm sắp hết hạn giao dịch của kỳ hạn tháng 3 này các quỹ đầu cơ tính toán được mình đang nắm giữ trạng thái mua trên kỳ hạn tháng 3, các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở vị thế bán và mấy phiên tăng giá giật cục vừa qua càng đổ xô bán thêm nhiều hy vọng lướt sóng nhanh nhưng ngược lại bị sa lầy, một hai phiên nữa các quỹ này sẽ đẩy giá táp vọt lên đốt sạch tất cả tài khoản bán trước. Nó sẽ nằm mãi khoảng giá này cho đến ngày giao dịch cuối cùng mới thôi.
Một kinh nghiệm sống còn giữa biên khơi là ko nên lướt sóng kỳ hạn gần.
Bà con mình cũng thôi bức xúc lên án người này người nọ, lúc nào cần thì ta bán. Cả thế giới như thế, có phải mỗi mình chịu đâu.
Hôm trước tôi bán tháng 3 trên London 2 lot, nằm mãi ko thể nào thoát được, tôi sắp cháy nhà rồi. Làm sao? làm sao?
Cố lên, cà phê đang đà lên đó bà con ạ.
Thật buồn cho bạn hồ điệp!
Y5 đưa ra cho bạn và bà con nông dân xem bảng giao dịch giá. Nông dân chúng tôi thấy khối lượng giao dịch tháng 3 là nhiều nhất mà bạn bảo không giao dịch nữa là sao? Tuy là nông dân nhưng chúng tôi cũng có biết chút xíu khi nhìn bảng giá giao dịch chứ ( nông dân tôi có ngu thì cũng ngu ít ít thôi bạn ạ).
Ý tôi là ko ai mở hợp đồng mua bán mới nữa, số đó chẳng qua là họ đã mua hoặc bán trước đây rồi giờ chỉ là đóng hợp đồng thôi. Tôi cũng làm trong ngành cà fê, việc ký hợp đồng xuất khẩu (hàng thực) bao giờ cũng thực hiện trước ít nhất là 2 tháng (thậm chí 5-6 tháng), trong 2 tháng đó lo mua hàng rồi chế biến rồi vận chuyển … Ngay như việc kiểm tra chất lượng cũng phải xếp hàng mà chờ cả hàng tuần, các bạn bảo DN XK hàng giao tháng 3 mà giờ mới mua thì như là chuyện lên trời. Giờ này họ đã ký HĐ bán đến tháng 7, tháng 9 rồi , HĐ tháng 5 cũng phải cân đối đủ đầu vào rồi. Bước sang tháng 2 thì hầu hết các nhà mua bán kỳ hạn thận trọng sẽ ko mua bán giá tháng 3 nữa, tương tự cho các tháng 5, 7…
Gửi bạn hồ điệp!
Cho tôi hỏi tý xíu:
Tại sao tháng 3 đã được mua hoặc bán trước rồi mà khối lượng giao dịch và giá cả tháng 3 hiện vẫn thay đổi từng ngày? Nếu đã bán rồi thì làm sao mà thay đổi giá cả hay khối lượng giao dịch phải không bạn? Bạn bảo không ai mở hợp đồng mua bán nữa vậy tại sao tháng 3 vẫn giao dịch? Chẵng lẽ đóng hàng vào cũng gọi là giao dịch hay sao?
Ngày giao dịch cuối cùng (Last trading day): là ngày cuối cùng có thể giao dịch hợp đồng kỳ hạn của tháng giao hàng hiện tại. Những hợp đồng nào vẫn còn chưa thực hiện vào ngày giao dịch cuối cùng sẽ phải thanh lý bằng cách giao nhận hàng thực hoặc bằng cách thanh toán khoản tiền chênh lệch. Mọi vị thế bán hợp đồng kỳ hạn đều phải thanh lý trước ngày này, nếu không sẽ chuyển thành giao hàng thật.
Theo quy định thì ngày giao dịch cuối cùng tại LIFFE và ICE như sau:
• LIFFE: vào lúc 12 giờ 30 của ngày làm việc cuối cùng của tháng giao hàng
• ICE: 1 ngày làm việc trước ngày thông báo cuối cùng (last notice day: 7 ngày làm việc trước ngày làm việc cuối cùng của tháng giao hàng).
Theo đó, mình nghĩ, những hợp đồng kỳ hạn với tháng giao hàng là tháng 3 vẫn còn được giao dịch cho đến 12 giờ 30 của ngày làm việc cuối cùng của tháng 3. Nhưng đó là những hợp đồng mở (open position) – nghĩa là vẫn chưa giao nhận hàng thực hoặc chưa thanh toán khoảng chênh lệch bằng tiền, chưa chấm dứt hợp đồng. Và do đó, mình có thể mua đi bán lại cái hợp đồng này (chứ ko phải là hợp đồng được “ký” mới).
Nhà mình ba mẹ trồng cà phê. Mấy hôm nay theo dõi bản tin cũng như giá cà phê trực tuyến thấy cà phê lên giá mình thật là vui. Hi vọng giá cà phê ngày càng lên nữa để ba mẹ cũng như những người nông dân làm cà phê có thêm nguồn thu nhập.